Sunday, October 29, 2023

Thiện tai

 https://vtc.vn/thien-tai-co-nghia-la-gi-ar670939.html

Nguyên gốc từ tiếng Phạn là Sàdhu, phiên sang âm Hán là Sa độ, Tát. Nghĩa của nó là tốt, thiện, lành. 

Theo lý giải trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày xưa, ở Ấn Độ, trong hội nghị, khi biểu quyết một vấn đề gì, người ta đều dùng từ Sàdhu để bày tỏ sự tán thành. Đức Phật khi tán đồng ý kiến của đệ tử cũng hay nói "Thiện tai", chẳng hạn như kinh Vô lượng thọ quyển thượng ghi: "Phật nói: Thiện tai! A-nan, điều ông hỏi rất hay!".

Nhìn chung, thiện tai là một thán ngữ mà xa xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng để tán dương những việc thiện, có nghĩa là: "Lành thay". Lời này như một sự khen tặng, tán thưởng, chứng minh công đức dành cho phật tử hoặc đệ tử. 

Câu “Nam mô A Di Đà Phật” có ý nghĩa gì?

 Đây là câu niệm quen thuộc, phổ biến rộng rãi nhất trong giới Phật tử, thậm chí trở thành câu chào khi họ gặp nhau.

Hai chữ “nam mô” có các nghĩa sau: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. “A Di Đà Phật” là danh hiệu của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Trong đó, “a” là vô, không; “di đà” là lượng; “phật” có nghĩa là đấng giác ngộ.

Như vậy, câu “Nam mô A Di Đà Phật” có thể hiểu là “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hoặc “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”.

Kinh Thập lục quán dạy, chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Kinh sách cũng cho biết, Phật A Di Đà từng phát nguyện chúng sinh nào nhất tâm niệm danh hiệu ngài sẽ được ngài tiếp dẫn linh hồn cho vãng sinh về thế giới Tây phương cực lạc.  

Câu niệm Phật này hiện thường được các Phật tử dùng để chào nhau, hàm chứa sự nhắc nhở nhau hướng về sự giác ngộ, sống theo giáo lý Phật dạy.

Đức Phật A Di Đà là ai?Đây là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của ngài được hiểu là Vô lượng thọ, Vô lượng quang (hào quang trí tuệ chiếu khắp các thế giới), Vô lượng công đức. Ngài xuất hiện trước đức Thích Ca rất lâu.

Theo kinh Đại A Di Đà, thời rất xa xưa, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi xuất gia tu hành, lấy hiệu Pháp Tạng. Ông phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh, trong đó có đại nguyện rằng sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hoá một thế giới và biến nó thành một trong những vương quốc thanh tịnh và đẹp đẽ nhất, chúng sinh nào hướng niệm đến ngài sẽ được tiếp dẫn để vãng sinh ở đó. Sau này ngài hoàn thành đại nguyện và thành Phật A Di Đà. Thế giới tịnh hóa của ngài thường được Phật tử hình dung là chốn Tây phương cực lạc.

Trong các ngôi chùa, bạn có thể nhận ra tượng Phật A Di Đà qua các đặc điểm sau: Trên trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ.

Phật A Di Đà có thể ở tư thế đứng, tay phải đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Thursday, October 26, 2023

Công thành thân thoái, thiên chi đạo

 https://nguoitoicuumang.com/index.php?topic=50463.0

Lão Tử cùng thời với Khổng Tử, sống cách chúng ta 2.500 năm, được xem là vị sáng lập Đạo giáo. Người đời sau thần thánh hóa Lão Tử thành Thái Thượng Lão Quân. Tương truyền chính Khổng Tử rất nể trọng Lão Tử, gọi ông là con rồng, không dễ hiểu được.

“Đạo Đức Kinh” là trứ tác của Lão Tử để lại trước khi quy ẩn vỏn vẹn chỉ có 5.000 chữ nhưng suốt mấy trăm năm qua, đó là đề tài nghiên cứu cho biết bao nhieu học giả trên thế giới. Ít có tác phẩm nào giống như vậy, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Tôi thấy trong các bản dịch và chú giải ở nước ta, cuốn “Lão Tử-Đạo Đức Kinh” của Nguyễn Hiến Lê hay nhất vì ông giải thích cặn kẽ cho người đọc từ lịch sử hình thành đến ý nghĩa triết học của tác phẩm.

Lời văn trong “Đạo Đức Kinh” quá súc tich, cô đọng, nhiều chỗ thực sự khó hiểu. Bù lại, ý nghĩa thực tiễn và lợi ích cũng xứng với công đọc nó. Nhiều câu đã trở thành thành ngữ. Trong bài này tôi mời các bạn xem lại một câu ngắn gọn, chỉ có 4 chữ mà ý nghĩa sâu xa: “công thành thân thoái” (xong việc rồi thì hãy rút lui). Câu này được xem là đạo của trời đất, nguyên văn cả đoạn như sau:

“Trì nhi doanh chi, bất như kì dĩ, suỷ nhi nhuệ chi, bất khả trường bảo. Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ. Phú quý nhi kiêu, tự di kì cữu. Công thành thân thoái, thiên chi đạo”

“Giữ chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi. Mài cho bén nhọn thì không bén lâu. Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi. Giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về, đó là đạo trời”. (Lời dịch của Nguyễn Hiến Lê)

Nhưng thành công đang tăng tiến thì thừa thắng xông lên chứ làm sao ngưng được? Quyền uy nắm trong tay, tiền bạc chảy vào như suối sao lại bảo phải rút lui? Trớ trêu thay, đó lại là sự thật đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử.

Thời Xuân Thu nước Việt và nước Ngô đánh nhau. Bên Việt có hai công thần là Văn Chủng và Phạm Lãi theo giúp Việt Vương Câu Tiễn. Nhờ hai vị danh tướng ấy mà Câu Tiễn rửa được cái nhục ở Cối Kê, đánh bại Phù Sai. Sau khi thành công, Phạm Lãi từ quan (nghe nói cùng với Tây Thi biệt tích giang hồ, nhưng thuyết này không vững. Theo Sử Ký thì sau khi bỏ đi ông trở thành thương gia giàu có, gọi là Đào Chu Công). Trước khi đi có để lại cho Văn Chủng lời nhắn “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; Cao điểu tận, lương cung tàng; Địch quốc phá, mưu thần vong” (Thỏ chết rồi thì chó săn bị luộc; chim không còn thì cung vứt vào xó; giặc đã tan thì mưu thần phải chết!). Văn Chủng tin lời nhưng đã muộn, dù cáo bệnh không tham gia chính sự triều đình vẫn bị Câu Tiễn giết.

Đến thời Hán Sở tranh hùng. Hạng Vũ là vua nước Sở đối đầu Lưu Bang là vua Hán tranh nhau thiên hạ. Xét về tài thì Hạng Vũ hơn hẳn Lưu Bang nhưng Lưu Bang nhờ có nhiều tướng giỏi, đặc biệt là Trương Lương và Hàn Tín nên cuối cùng diệt được Sở lập ra nhà Hán. Trương Lương học sách của Lão Tử, noi gương Phạm Lãi cáo bệnh về nơi hẻo lánh mà bảo toàn tính mạng còn Hàn Tín thì quá tự tin vào tài sức của mình nên sau cũng bị giết.

Ta nên biết Lão Tử viết câu này trước chuyện Việt Vương Câu Tiễn gần 100 năm, trước chuyện Lưu Bang hơn 300 năm. Quả là một triết lý phi phàm. Công thành thân thoái, xong việc lớn thì lui về để giữ trọn thanh danh là một lời khuyên ngắn ngủi mà khó theo. Khó theo vì không ai muốn từ bỏ thành công sau bao tháng ngày gian khổ. Có lẽ vì chúng ta chỉ là hạng thường nhân, không đủ ý chí để thắng bản thân dù từng thắng thiên hạ. Hóa ra nhận thức bản thân là việc khó hơn hết, như Socrates - nhà hiền triết Hy Lạp - đã nói: “Hỡi nhân loại, hãy học để tự biết mình!”, tự cổ chí kim mấy ai làm được việc đó.

Cái ta thiếu cũng quan trọng như cái chúng ta đang có

 https://nguoitoicuumang.com/index.php?topic=50463.0

Câu trên đây nếu người nói là người tích cực và khiêm nhường thì hết sức đúng đắn. Tôi xin ví dụ: ta thông minh nhưng nóng nảy vội vàng tức là đang thiếu sự trầm tĩnh. Trong nhiều hoàn cảnh, cái trầm tĩnh mà ta đang thiếu đó cũng quan trọng như cái thông minh mà ta đang có nếu không muốn nói là đôi khi còn quan trọng hơn.

Còn trường hợp người nói là một người tham lam vị kỷ thì câu này là một đòi hỏi hết sức... vô lý. Ví dụ: ta đã có trí tuệ và sức khỏe rồi vẫn còn muốn thêm nhiều thứ nữa như sắc đẹp hay quyền thế (mà mình đang thiếu) để rồi cảm thấy không hài lòng với hiện tại.

Dù trường hợp nào thì câu trên vẫn mang tính triết lý như bạn nhận xét.

Tuesday, October 24, 2023

Oán oán tương báo hà thời liễu?

 https://www.facebook.com/450155725178516/posts/1369019133292166/

Tục ngữ có câu: “Oán oán tương báo hà thời liễu?”, ý nói oan oan tương báo biết khi nào mới thôi? Nếu ác duyên không giải thì vĩnh viễn không cách nào kết thúc được, kết cục vẫn là chất chồng oán hận, tâm ý bất an, hại chính bản thân đau khổ. Phật gia có giảng: 'Mang oán giận trong tâm thì giống như tự mình uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết vậy!'.

Monday, October 23, 2023

Học Phật nhất niên

 https://chungtayantong.blogspot.com/2020/12/1-bat-vong-so-tam-phuong-ac-thuy-chung.html

Do đó, trong giới tu hành có câu: 

Học Phật nhất niên, 

Phật tại nhãn tiền; 

Học Phật lưỡng niên, 

Phật tại đại điện; 

Học Phật tam niên, 

Phật tại Tây thiên

(Học Phật một năm, Phật ở trước mắt; học Phật hai năm, Phật trong chánh điện; học Phật ba năm, Phật tại Tây phương.) Nghĩa là lúc mới nhập môn vào tu thì hăng hái siêng năng, lúc nào cũng thấy có Đức Chí Tôn ngay trước mặt. Dần dần chểnh mảng biếng lười, khi vào chánh điện cúng kiếng thì mới nhớ đến Thầy, giãi đãi riết rồi không còn nhớ đến Thầy đến Đạo nữa, Thầy ở xa tít trên chín tầng mây.

Trong thực tế, có nhiềug chương trình tu học lúc mới mở ra thì được nhiều đạo hữu đến tham dự, dần dà không biết học viên lặn đâu mất hết. Bởi vậy, có lần Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhắc nhở chúng ta cần lưu ý đến tình trạng các lớp học hữu thỉ vô chung (có mở đầu nhưng không có hậu).

BẤT VONG SƠ TÂM PHƯƠNG ĐẮC THỦY CHUNG

 https://chungtayantong.blogspot.com/2020/12/1-bat-vong-so-tam-phuong-ac-thuy-chung.html

Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung là lời dạy của cổ nhân, được Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh nhắc đến trong lời dạy của Ngài.

Bất: Trạng từ, dùng để phủ định, nghĩa là chẳng, không. Ví dụ: Bất an, bất công, bất hiếu, bất minh, bất trung...

Vong: Động từ, nghĩa là quên. Ví dụ: Vong ân, vong bản, vị quốc vong thân (vì nước quên mình)...

: Tính từ, nghĩa là ban đầu. Ví dụ: Sơ cấp (bậc đầu tiên), sơ thứ (lần đầu)…

Sơ tâm: Tâm nguyện lúc ban đầu.

Phương: Trạng từ, nghĩa là mới, rồi mới.

Đắc: Động từ, nghĩa là đạt được, lấy được, có được.

Thủy chung: Từ đầu tới cuối.

Vậy, câu này có nghĩa: Không quên cái tâm nguyện đã khởi phát lúc ban đầu thì mới thành tựu trọn vẹn được việc làm.

Trị được hay Chịu được

 


Thursday, October 19, 2023

THI PHẬT VƯƠNG DUY

 https://luukhamhung.blogspot.com/2023/10/thi-phat-vuong-duy-nhung-bi-kich-cuoc.html

Có người nói đời người có bốn niềm vui lớn: Hạn lâu ngày gặp mưa; tha hương gặp cố nhân; đêm động phòng hoa trúc; thời khắc thấy tên trên bảng vàng. Người ta cũng nói đời người có bốn bi kịch lớn: Tuổi thơ mất mẹ, tuổi trẻ mất cha, trung niên mất vợ, tuổi già mất con. Nhưng nếu ông Trời gửi cả bốn niềm vui và bốn nỗi buồn cho cùng một người thì người đó sẽ ra sao, xưa nay chưa có ai nói ra được.


Vương Duy tiễn biệt bạn và viết bài thơ "Tống biệt". Bức tranh "Tầm Dương tống biệt đồ" của Cừu Anh thời nhà Minh - miền công cộng.

Tuesday, October 17, 2023

Trị gia cách ngôn của Chu Tử

 

Mới đây, các chuyên gia đồ cổ ở Vinh vừa sưu tầm được chiếc đĩa cổ. Chiếc đĩa đẹp và trang trọng. Vẻ đẹp của nó không chỉ ở hình thức, kiểu dáng, độ trơn bóng mà còn ở màu men, chất sứ. Vẻ trang trọng không chỉ vì hai chữ “Ngoạn ngọc” (chơi ngọc) ở phía đáy đĩa, mà còn bởi những hàng chữ Nho, nét chân phương sắc sảo, được viết kín lòng đĩa. Đoạn văn như sau:

Phiên âm: “Lê minh tức khởi, sái tảo đình trừ, yếu nội ngoại chỉnh khiết; ký hôn tiện tức, quan toản môn hộ, tất tu thân tự kiểm điểm. Nhất chúc nhất phạn, đương tư lai xứ bất dị: bán ti bán lũ, hằng niệm vật lực duy nan...”

Dịch nghĩa: Sáng sớm tỉnh dậy, quét dọn sân xướng, cốt sao trong ngoài sạch sẽ gọn gàng; xẩm tối đi nghỉ, đóng cửa khóa cổng, cần phải đích thân xem xét kiểm tra. Ăn mỗi bát cơm bát cháo phải hiểu có được chẳng phải dễ dàng; mặc tấm áo mảnh chăn luôn nhớ công sức làm ra thật khó.

Đây là 2 câu mở đầu bài Trị gia cách ngôn của Chu Tử (1130-1200), một nhân vật tiêu biểu của Lý học đời Tống.

Trị gia cách ngôn gồm 31 câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm cổ nhân, bao gồm những bài học về nết ăn nết ở trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, những lời răn dạy con người về đạo đức của Nho gia.

Việc ghi lại những câu cách ngôn vào lòng chiếc đĩa không chỉ là một cách nhắc nhở về sinh hoạt hàng ngày, mà mỗi khi dùng đến, trông vào, lại một lần thức tỉnh việc tu thân tề gia. Sau đây chúng tôi xin công bố 29 câu còn lại trong Trị gia cách ngôn để bạn đọc cùng tham khảo.

1. Nghi vị vũ nhi trù mậu, vô lâm khát nhi quật tỉnh

(Nên thu xếp gọn khi chưa mưa; chớ để khát mới đào giếng)

Ý như ta thường nói: chớ để nước đến chân mới nhảy.

2. Tự phụng tất tu kiệm ước; yến khách thiết vật lưu liên.

(Việc dâng biếu nên tiết kiệm; chớ mở tiệc đón khách liên miên).

3. Khí cụ chất nhi khiết, ngõa phữu năng kim ngọc; ẩm thực ước nhi tinh, viên sơ dũ trân cao.

(Đồ dùng bền mà sạch, sành gốm hơn vàng bạc; ăn uống nhẹ mà tinh, rau vườn hơn bánh quý).

4. Vật doanh hoa ốc, vật mưu lương điền.

(Chớ ham xây lầu đẹp, chớ mưu ruộng tốt).

5. Tam cô, lục bà thực dâm đạo chi môi

(Ba cô, sáu bà, kỳ thực là môi trường dẫn đến trộm cắp, dâm dật).

6. Thuyền mỹ vong kiều, phi khuê phòng chi phúc. Đồng bộc vật dụng tuấn mỹ, thê thiếp vật kỵ diễm trang.

(Nàng hầu đẹp không phải là phúc ở chốn khuê phòng. Kẻ ăn người ở không nên dùng người trẻ đẹp, vợ con kỵ dùng đồ trang sức đẹp).

7. Tổ tông tuy viễn, tế tự bất khả bất thành; Tử tôn tuy ngu, kinh thư bất khả bất độc.

(Tổ tông tuy xa, việc tế tự không thể không thành tâm; con cháu tuy kém thông minh kinh sách không thể không đọc được).

8. Cư thân vụ kỳ kiệm phác; giáo tử yếu hữu nghĩa phương.

(Đối với bản thân phải tiết kiệm, thật thà; dạy con phải đúng phép).

9. Mạc tham ý ngoại chi tài; mạc ẩm quá lượng chi tửu.

(Chớ tham của ngoài ý lực của mình: chớ uống rượu quá liều lượng).

10. Dữ kiên khiêu mậu dịch, vô chiếm tiện nghi.

(Cùng gánh vác công việc, chớ dành phần tiện lợi hơn).

11. Kiến cùng khổ thân lân, tu gia ôn tuất. Khắc bạc thành gia, lý vô cửu hưởng.

(Thấy thân thích xóm giềng cùng khổ, phải thương xót giúp đỡ. Cay nghiệt làm giàu, không hưởng được lâu).

12. Luân thường quai suyễn, lập kiến tiêu vong. Huynh đệ thúc điệt, phân đa nhuận quả. Trưởng ấu nội ngoại, nghi pháp túc từ nghiêm.

(Luân thường đảo ngược sẽ thấy tiêu vong ngay. Anh, em, chú, cháu, nên thương kẻ cô đơn. Già trẻ, nội ngoại nên phép chỉnh, lời nghiêm).

13. Thính phụ ngôn quai cốt nhục. Khởi thị trượng phu trọng hóa tài.

(Nghe lời vợ lìa tình cốt nhục - anh em. Trọng tiền của há phải trượng phu).

14. Bạc phụ mẫu bất thành nhân tử.

(Ăn ở bạc với cha mẹ, không thành người con).

15. Giá nữ trạch giai tế, vô sách trọng sính. Thú tức cầu thục nữ, vật kế hậu liêm.

(Gả con chọn rể tốt, chớ thách cưới nặng. Hỏi dâu tìm gái ngoan, chớ tính của hồi môn).

16. Kiến phú quí nhi sinh siểm dung giả, tối khả sỉ. Ngộ bần cùng nhi tác kiêu thái giả, tiện mạc thậm.

(Thấy giàu sang mà ra dáng siểm nịnh, rất đáng sỉ nhục. Gặp cùng khổ mà làm bộ kiêu ngạo, rất đáng khinh bỉ).

17. Cư gia giới tranh tụng, tụng tắc chung hung. Xử thế giới đa ngôn, ngôn đa tất thất.

(Việc cư xử trong nhà không nên tranh kiện, kiện tụng rốt cuộc là xấu. Đối xử với đời không nên lắm lời, lắm lời là hỏng việc).

18. Vật thị thế lực nhi lăng bức cô quả. Vô tham khẩu phúc nhi tư sát sinh cầm.

(Chớ cậy thế lực mà chèn ép kẻ cô quả. Không tham ăn uống mà giết hại sinh cầm).

19. Quái tích tự thị, hối ngộ tất đa. Đồi trụy tự cam, gia đạo nan thành.

(Xa lánh tự thị, phải luôn hối ngộ. Tự cam chịu sự đồi trụy, gia đạo khó thành).

20. Hiệp nặc ác thiểu, cửu tất thụ hữu lụy. Khuất chí lão thành, cấp tắc khả tương y.

(Quan nhờn tật xấu, dù nhỏ, lâu dần sẽ bị lụy. Chí khí kiên nghị, gặp việc khẩn dễ vượt qua).

21. Khinh thích phát ngôn, an tri phi nhân chi trấm tố. Đương nhẫn nại tam tư, nhân sự tương tranh, yên tri phi ngã chi bất túc.

(Phát ngôn bừa bãi, dễ gây vu vạ. Gặp sự tương tranh, phải nhẫn nại, suy nghĩ chín chắn mới biết được thiếu sót của mình).

22. Tu bình tâm ảm tưởng, thi huệ vô niệm, thụ ân mạc vong.

(Nên bình tâm suy nghĩ: làm ơn chớ nhắc, chịu ơn chớ quên).

23. Phàm sự đương dư địa, đắc ý, bất nghi tái vãng.

(Gặp nơi dễ đạt ý muốn, không nên thấy thế lui tới mãi).

24. Nhân hữu hỷ khánh, bất khả sinh đố tật tâm. Nhân hữu họa hoạn, bất khả sinh hỷ hạnh tâm.

(Người có việc vui mừng, không thể sinh lòng ghen ghét. Người có hoạn nạn, không thể mừng thầm).

25. Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện. Ác khủng nhân tri, tiện thị đại ác.

(Làm việc thiện muốn để cho người biết, chưa phải chân thiện; làm điều ác sợ người biết, thực là đại ác).

26. Kiến sắc nhi khởi dâm tâm, báo tại thê nữ. Nặc oán nhi dụng ám tiễn, họa diên tử tôn.

(Thấy sắc dấy lòng dâm, sẽ báo tại vợ con. Oán giận mà lén bắn trộm, họa mãi theo con cháu).

27. Gia môn hòa thuận, tuy ung xan bất kế, diệc hữu dư hoan;

Quốc khóa tảo hoàn, tức nang thác vô dư, tự đắc chí lạc.

(Cửa nhà hòa thuận, tuy bữa ăn không đủ, vẫn có niềm vui;

Học hành thi cử sớm đạt, dẫu của không dư dật, vẫn sướng).

28. Độc thư chí tại thánh hiền; vi quan tâm tồn quân quốc.

(Đọc sách phải tìm hiểu chí của thánh hiền; làm việc công phải để tâm vào đất nước).

29. Thủ phận an mệnh, thuận thời thính thiên. Vi nhân nhược thử, cơ hồ cận yên.

(Thủ phận an mệnh, vâng theo lệnh trời. Làm người thế đó, gần thôi, gần thôi).


Thursday, October 12, 2023

Mật phải lớn mà Tâm phải nhỏ,

 https://khaiminh.org/ngo_van_lai/minh_tam_bao_giam_08.htm

10A.

Nguyên văn:

孙思邈曰:胆欲大而心欲小,智欲圆而行欲方。念念有如临敌日,心心常似过桥时。

B.

Dịch nghĩa:

Tôn Tư Mạo (*) nói:  Mật phải muốn lớn mà Tâm phải muốn nhỏ, Trí phải muốn tròn mà Hạnh phải muốn vuông.  Ý  luôn luôn nghĩ như ngày gặp địch, Tâm  thường thấp thỏm như lúc qua cầu.
 

C.

Diễn ca:

Mật phải lớn mà Tâm phải nhỏ,
Trí phải tròn mà Hạnh phải vuông.
Lo như thấy giặc vào vườn,
Sợ như cầu khỉ ngày thường phải qua.
 

D.

Chú thích:

Tôn Tư Mạo:  danh y thông thái đời Ðường đồng thời là Ðạo gia tên tuổi, được suy tôn là Tôn chân nhân.

Hàm ý ở đây là:  Con người cần phải "lớn" mật để dám nghĩ, dám làm đại sự cho đời, cho mình, mới nuôi được chí lớn.  Cái Tâm phải "nhỏ" mới phát huy được lòng tử tế thực thụ (nghĩa gốc của Tử là bé bỏng, nhỏ nhắn, Tế là tinh tường, nhỏ nhoi).

Trí phải "tròn" thì mới lăn được khắp nơi, mới chu toàn, chu đáo mọi việc (nghĩa gốc: chu là vòng quanh, toàn là đầy đủ, đáo là đến).

Hạnh phải "vuông" thì mới ổn định, không lập lờ, xử sự mới dứt khoát bằng tinh thần "bánh chưng ra góc".


Câu nói “Trọng đức hữu hiệu hơn uống tiên đan” cũng bắt nguồn từ cuốn sách này. Tôn Tư Mạc nói: “Trăm điều đức hạnh đều chu toàn, dẫu không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ. Đức hạnh không đủ, dẫu uống canh ngọc tiên đan, chưa hẳn đã có thể trường sinh.” (Thiên kim yếu phương – Dưỡng sinh tự).


Dĩ trung hiếu di tử tôn giả xương, dĩ trí thuật di tử tôn giả vong. Dĩ khiêm tiếp vật giả cường, dĩ thiện tự vệ giả lương

 Lấy trung hiếu để lại cho con cháu thì con cháu hưng thịnh; lấy trí thuật để lại cho con cháu thì con cháu suy vong; lấy sự khiêm nhượng để giao tiếp với người thì mạnh; lấy điều thiện để giữ mình thì lành.

以忠孝遺子孫者昌,以智術遺子孫者亡。以謙接物者強,以善自衛者良。
Dĩ trung hiếu di tử tôn giả xương, dĩ trí thuật di tử tôn giả vong. Dĩ khiêm tiếp vật giả cường, dĩ thiện tự vệ giả lương.


Lấy sự giàu sang để lại cho con cháu thì mười phần hư chín chỉ còn lại một mà thôi. Làm điều thiện có lợi cho người khác, sau này con cháu được phúc lành. Làm điều có lợi cho người, cũng là có lợi cho mình. Ngày ngày đều làm điều tốt, thì có thiện tâm. Phải hết sức hết lòng làm điều lợi cho người. Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa đi đầu; trên trời dưới đất, làm điều tốt là thứ nhất.

為子孫作富貴計者,十敗其九。為人行善方便者,其後受惠。與人方便,自己方便。日日行方便,時時發善心。力到處,行方便。千經萬典,孝義為先;天上人間,方便第一。
Vi tử tôn tác phú quý kế giả, thập bại kì cửu. Vi nhân hành thiện phương tiện giả, kì hậu thụ huệ. Dữ nhân phương tiện, tự kỷ phương tiện. Nhật nhật hành phương tiện, thì thì phát thiện tâm. Lực đáo xử, hành phương tiện. Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên; thiên thượng nhân gian, phương tiện đệ nhất.



Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/dn/itemid/19553 © TuDienDanhNgon.vn

Cảnh Hành Lục



Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/dn/itemid/17653 © TuDienDanhNgon.vn

Khách lai chủ bất cố, ưng khủng thị si nhân

 

Khách vào chủ chả ngó ngàng, e là kẻ đó thuộc hàng ngây ngô.

Khách đến nhà mà chủ nhân không tiếp đãi, khả năng chủ nhân là kẻ ngốc không am hiểu thế sự.

客來主不顧,應恐是痴人。
Khách lai chủ bất cố, ưng khủng thị si nhân.


Ở nhà khách khứa chẳng mời, ra ngoài mới biết ít người mời ta.

在家不會迎賓客,出外方知少主人。
Tại gia bất hội nghinh tân khách, xuất ngoại phương tri thiểu chủ nhân.


Tăng Quảng Hiền Văn


Wednesday, October 11, 2023

Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân

 https://www.chuonghung.com/2022/11/dich-thuat-ban-cu-nao-thi-vo-nhan-van.html

Tuy “Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân” 贫居闹市无人问富在深山有远亲không phải là một hành vi đáng để mọi người bắt chước, nhưng lại là một sự thực không cần tranh cãi. Chạy đến với cái lợi tránh xa cái hại là thường tình của con người, anh không thể trách người ta nhân tình ấm lạnh, thế thái viêm lương, không phải mỗi cá nhân bình thường đều có thể đạt đến cảnh giới vô tư cao thượng. Nhân đó, bất luận anh là người nghèo khó sống giữa chợ ồn ào náo nhiệt mà chẳng có ai để ý đến, hay anh là một phú ông sống nơi núi sâu yên tĩnh, chỉ cần giữ được tâm thái bình tĩnh, thể tất lượng thứ, thì đại để cũng có thể hưởng thụ sự thanh tĩnh nơi chợ ồn ào và hưởng thụ sự phồn hoa chốn núi sâu yên tĩnh.

Nhân tình thế thái đã như thế, thì hà tất phải lao tâm khổ tứ? Không cần phải canh cánh trong lòng, cứ thuận theo tự nhiên là tốt.

Thursday, October 5, 2023

khi những người xấu gặp vấn đề, họ sẽ làm những điều xấu

 https://tuoitre.vn/ong-biden-goi-trung-quoc-la-qua-bom-hen-gio-20230811084235132.htm

Điều này không tốt bởi vì khi những người xấu gặp vấn đề, họ sẽ làm những điều xấu

Wednesday, October 4, 2023

Quân tử diệc hữu ưu hồ?

 https://www.chuonghung.com/2023/10/dich-thuat-quan-tu-diec-huu-uu-ho-khong.html

子路问于孔子曰: “君子亦有忧乎?”子曰:“无也.君子之修行也,其未得之,则乐其意,既得之,又乐其治.是以有终身之乐,无一日之忧.小人则不然,其未得也,患弗得之既得之,又恐失之是以有终身之忧无一日之乐也.”

                                                                      (孔子家語  在厄第二十)

Phiên âm

          Tử Lộ vấn vu Khổng Tử viết: “Quân tử diệc hữu ưu hồ?” Tử viết: “Vô dã. Quân tử chi tu hạnh dã, kì vị đắc, tắc lạc kì ý, kí đắc chi, hựu lạc kì trị. Thị dĩ hữu chung thân chi lạc, vô nhất nhật chi ưu. Tiểu nhân tắc bất nhiên, kì vị đắc dã, hoạn phất đắc chi, kí đắc chi, hựu khủng thất chi. Thị dĩ hữu chung thân chi ưu, vô nhất nhật chi lạc.”

                                              (Khổng Tử gia ngữ - Tại ách đệ nhị thập)

Dịch nghĩa

          Tử Lộ hỏi Khổng Tử rằng:

          Quân tử cũng có lúc ưu sầu lo lắng chằng?

Khổng Tử đáp rằng:

Không có đâu. Quân tử luôn bồi dưỡng đức hạnh, lúc bồi dưỡng mà chưa có được phẩm đức tốt, thì vui với ý tưởng của mình, sau khi bồi dưỡng có được đức hạnh tốt, thì sẽ vui với sự thành công của mình. Cho nên quân tử cả đời chỉ có niềm vui, mà không có một ngày ưu sầu lo lắng. Tiểu nhân thì không như thế, khi chưa có được thứ mình mong muốn. thì lúc nào cũng lo không có được, khi đã có, lại lo mất nó. Cho nên tiểu nhân cả đời chỉ có lo lắng ưu sầu, mà không có lấy một ngày vui vẻ.”

Chú của người dịch

Khổng Tử gia ngữ 孔子家语: còn gọi là Khổng thị gia ngữ 孔氏家语, nói tắt là Gia ngữ 家语. Đây là bộ trứ tác của Nho gia, nguyên bản có 27 quyển, bản hiện nay có 10 quyển, tổng cộng 44 thiên. Khổng Tử gia ngữ ghi lại tư tưởng cùng ngôn hành của Khổng Tử và môn đệ của Khổng Tử.

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259