Monday, October 31, 2022

Một vài người chỉ lướt qua để dạy cho bạn những bài học ở đời.

 1. I have a simple philosophy: Fill what’s empty. Empty what’s full. Scratch where it itches. – Alice Roosevelt

Tôi có một triết lý đơn giản đó là: lấp đầy những khoảng trống, làm trống những khoảng đầy và gãi những chỗ ngứa.

2. Don’t wait for the perfect moment, take the moment and make it perfect.

Đừng chờ đợi những khoảnh khắc tuyệt vời, hãy tự mình biến mọi khoảnh khắc trở nên tuyệt vời.

 

3. Life is 10% what happens to you and 90% how you respond to it. – Lou Holtz

Cuộc sống có 10% là những gì xảy đến với chúng ta và 90% là cách chúng ta đáp lại những điều đó.

4. There are two ways to get enough:

One is to continue to accumulate more and more,

The other to desire less. – G.K. Chesterton

Có 2 cách để bạn cảm thấy đủ đầy

Một là bạn cứ tiếp tục tích lũy nhiều và nhiều hơn nữa

Cách còn lại là ham muốn ít đi.

 

5. Nothing in life is to be feared, it is only to be understood. Now is the time to understand more, so that we may fear less. – Marie Curie

Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớt đi nỗi sợ hãi.

6. How wonderful life is, now you are in the world.

Điều tuyệt vời trong cuộc sống là bạn đã có mặt trên thế giới này.

 

7. What we think determines what happens to us, so if we want to change our lives, we need to stretch our minds. – Wayne Dyer

Những điều ta nghĩ quyết định điều gì xảy ra với chúng ta, vì thế nếu muốn thay đổi cuộc đời, ta cần phải động não suy nghĩ.

8. Life is a dream for the wise,

a game for the fool,

a comedy for the rich,

a tragedy for the poor. – Sholom Aleichem

Cuộc sống là một giấc mơ cho những người khôn ngoan, là trò chơi cho những kẻ khờ, một vở hài kịch cho những người giàu, và một bi kịch cho những người nghèo.

 

9. Not everyone is meant to be in your future. Some people are just passing through to teach you lessons in life.

Không phải ai cũng sẽ trở thành một phần quan trọng trong tương lai của bạn. Một vài người chỉ lướt qua để dạy cho bạn những bài học ở đời.

10. You’ll never be brave if you don’t get hurt.

You’ll never learn if you don’t make mistakes.

You’ll never be successful if you don’t encounter failure.

Bạn sẽ không bao giờ trở nên dũng cảm nếu bạn không bị tổn thương.

Bạn sẽ không bao giờ học hỏi được gì nếu bạn không mắc sai lầm.

Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu như bạn không gặp thất bại.

Tai thính thật sự thì có thể nghe được tiếng lòng, mắt sáng thật sự thì có thể nhìn thấu tâm linh

Thông minh không nhất định là có trí tuệ, thế nhưng trí tuệ thì nhất định bao quát thông minh.

Người thông minh tâm nặng chuyện được mất, người trí tuệ có thể dũng cảm xả bỏ.

Tai thính thật sự thì có thể nghe được tiếng lòng, mắt sáng thật sự thì có thể nhìn thấu tâm linh.

Xưng vị "tiên sinh"

 https://www.chuonghung.com/2022/10/dich-thuat-xung-vi-tien-sinh.html

 

XƯNG VỊ “TIÊN SINH”

          Cách xưng hô “tiên sinh” 先生có từ rất lâu. Nhưng ở những thời kì khác nhau, hàm nghĩa của từ “tiên sinh” là không hoàn toàn giống hết.

          Trong Luận ngữ - Vi chính 论语 - 为政có câu;

Hữu tửu thực, tiên sinh soạn

有酒食先生馔

Phần chú giải nói là:

Tiên sinh, phụ huynh dã

先生父兄也

(Tiên sinh cha và anh)

          Ý nghĩa là có rượu và thức ăn ngon là để hiếu kính cha và anh.

          Trong Mạnh Tử 孟子có câu:

Tiên sinh hà vị xuất thử ngôn dã

先生何为出此言也

(Tiên sinh vì lẽ gì mà nói những lời như thế)

“tiên sinh” ở đây chỉ người lớn tuổi có học vấn.

          Đến thời Chiến Quốc, trong Quốc sách 国策có câu:

Tiên sinh toạ, hà chí vu thử

先生坐何至于此

(Mời tiên sinh ngồi, có việc gì mà đến đây)

ở đây là xưng hô bậc trưởng bối có đức hạnh.

          Từ xưng hô “tiên sinh” đầu tiên dùng để chỉ thầy dạy, bắt đầu thấy ở trong Khúc lễ 曲礼:

Tùng vu tiên sinh, bất việt lễ nhi dữ nhân ngôn

从于先生不越礼而与人言

(Theo thầy, không vượt lễ khi nói với người khác)

          Đời Hán, có thêm chữ “lão” trước từ “tiên sinh”.

          Đầu đời Thanh, xưng Tướng quốc là “lão tiên sinh” 老先生, đến sau đời Càn Long 乾隆, trong quan trường đã ít dùng cách xưng hô “lão tiên sinh” này.

          Sau cách mạng Tân Hợi, cách xưng hô “lão tiên sinh”  lại thịnh hành. Trong giao tiếp, hai bên gặp nhau, đối với bậc lão thành đêu nhất loạt xưng là “lão tiên sinh”.

          Hiện tại, người vợ đa phần xưng chồng của mình là “tiên sinh”, đối với chồng của những phụ nữ khác cũng xưng là “tiên sinh”.

          Có lúc, “tiên sinh” cũng không nhất định hoàn toàn chỉ nam sĩ, người nữ mà đức cao vọng trọng cũng được xưng là “tiên sinh”, ví dụ như “Tống Khánh Linh tiên sinh” 宋庆龄先生.

Chú của người dịch

1- Tống Khánh Linh 宋庆龄 (1893 – 1981): được tôn xưng là Tống nhị tiểu thư hoặc Tống Khánh Linh tiên sinh, người huyện Văn Xương 文昌 Quảng Đông  广东 (nay là huyện Văn Xương 文昌tỉnh Hải Nam 海南), lớn lên tại Thượng Hải và Mĩ quốc. Bà là vợ của Tôn trung Sơn 孙中山 - nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội, nhà cách mạng, Tổng lí Quốc Dân đảng Trung Quốc, Quốc phụ của Trung Hoa Dân Quốc.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng

                                                                    Quy Nhơn 30/10/2022

Wednesday, October 26, 2022

TRÍ TUỆ KHÔNG THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ ĐẠO ĐỨC

 “ĐẠO ĐỨC CÓ THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ TRÍ TUỆ, NHƯNG TRÍ TUỆ KHÔNG THỂ BÙ ĐẮP CHO SỰ THIẾU HỤT VỀ ĐẠO ĐỨC"

Chừa cho người chút ít

 1. Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, chừa cho mình chút khẩu đức.

2. Trách người không cần hà khắc đến tàn nhẫn, chừa cho họ chút mặt mũi, giữ cho mình chút độ lượng.
3. Tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, giữ sự sâu sắc cho mình.
4. Có công không nhận hết, chuyển cho người vài phần, lưu khiêm nhường cho mình.
5. Hiểu hết lý lẽ chẳng cần tranh cãi đến cùng, mở đường cho người khác, giữ khoan dung cho mình.
6. Được yêu quý chớ nên cậy hết vào, sẻ cho người chút ít, lưu cho mình đường lui.
7. Giàu sang chẳng nên hưởng hết, chia cho người chút ít, lấy chút phúc cho mình.

Monday, October 24, 2022

ĐUỐC HOA - ƯỚC MỘNG TÂN HÔN

 https://www.facebook.com/tamchuongtrichcu/posts/pfbid03BHTVhVsQSne6Q5Q8EEqttpqJwvEYsbtMUiQiAAYyxYhZuj81RH4PFQs6wXB2Ssul?__cft__[0]=AZWYIoLif2qkc1cBokqj5lfyZpdhsvC61r4iLYi2j7lH6Mh0OETxQEU8TtEoPSRnGVV3z5oV3gDpn96BjuRPIW8lXODT7sSkWEywC21gWPimVlH7x9hIyS5MCNAfcMS_fJnqHU3FE_nQib45j1fmZ_Fx5BFqyCF0sEVwVtUX4DTwrJipX5wtUkUMlu9PIkPJpdg&__tn__=%2CO%2CP-R

"Đuốc hoa thắp mộng vợ chồng
Mộng tàn, đuốc tắt, má hồng xám tro."
Đuốc hoa hay hoa chúc (花燭) chỉ ngọn nến đẹp thắp trong đêm tân hôn của đôi vợ chồng mới cưới. Đêm động phòng với ánh đuốc hoa le lói được người xưa xem là một trong bốn hạnh phúc hiếm có của đời người hữu hạn:
“Cửu hạn phùng cam vũ,
Tha hương ngộ cố tri.
Động phòng hoa chúc dạ,
Kim bảng đề danh thì.”
(Cửu hạn phùng cam vũ - Uông Thù)
Dịch nghĩa:
Hạn hán lâu ngày gặp được cơn mưa lành,
Ở nơi đất khách quê người gặp được bạn cũ.
Buổi tối tân hôn với ánh đuốc hoa động phòng,
Lúc tên được đề trên bảng vàng.”
Nguyên nghĩa của chữ “chúc” là bó đuốc. Vì thế, Nguyễn Du đã dịch sát nghĩa “hoa chúc” thành “đuốc hoa” trong “Đoạn trường tân thanh”. Sau cuộc gió mây của nàng Kiều và Mã Giám Sinh, tác giả diễn tả hành động cục súc, thô bỉ của hắn, rằng:
“Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã mở đường đi lối về!
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương,
Đêm xuân một giấc mơ màng
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.”
Sau những phút ân ái mặn nồng, hắn vô tâm “mặc nàng nằm trơ”. Ngọn đuốc hoa ấy dường như cũng giống như Kiều của hiện tại, bị người ta bỏ mặc, bơ vơ, lẻ loi trong đêm xuân tình. Hình ảnh sóng đôi “đuốc hoa” và “nàng” càng tăng thêm nỗi chua chát, xót xa cho thân phận người con gái vì chữ hiếu mà rơi vào tay kẻ đê hèn. Chính Kiều cũng đã đau đớn thốt lên:
“Phẩm tiên rơi đến tay hèn
Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai
Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.”
Sau mười lăm năm lưu lạc bốn phương, Kiều dùng chính ngọn đuốc hoa để từ chối se tơ kết tóc cùng Kim Trọng, rằng:
“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng,
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa!”
Ý rằng cho dù Kim Trọng và nàng vẫn còn nặng tình nặng nghĩa, nhưng mai sau khi thấy ngọn đuốc hoa, Kiều sẽ rơi vào hổ thẹn. Thứ ánh sáng mờ mờ tỏ tỏ ấy chứng kiến nàng thất thân với kẻ buôn thịt bán người, giờ đây sẽ chứng kiến phút giây thăng hoa của Kiều và Kim. Nàng thẹn với Kim Trọng, cũng là thẹn với mình, là tự xót thương cho thân phận chìm nổi ba đào của bản thân.
Một ngọn đuốc gắn với niềm hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu, giờ đây lại gắn nỗi đớn đau của một kiếp hồng nhan.
________________
Tài liệu tham khảo:
1. Cửu hạn phùng cam vũ, Uông Thù
2. Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du
3. Điển tích Truyện Kiều, NXB Đồng Tháp
_____________
Chấp bút: Hà Diệp
Thiết kế: Piru
Ảnh: Siri on pexel

Thursday, October 20, 2022

Xưng hô Tiếng Hán

 https://www.facebook.com/namquocsu/posts/pfbid02vp9e4prhci7GdUAFz5sYUYd3oZ7MswXwPp1xZm3CMQzxMv9tr7ozQVnZx57HGM7tl?__cft__[0]=AZUUFITx9pRaNedPdEePx2fiaj1p_ylhzE2-GUX9luNsU4LZBj2NFqs-v4Izj8woTcEhJGOPjbBgEP44Rzsv1b1-dinsqykY7nS3A2oh4xw65rxnjXrUEuAoe-4aqJywQ1qoHR5apu5nYz_XawDfqNNxIkkGKItbaFLMahAkUbQM6Ldmg82lDKaG94c79au1iRU&__tn__=%2CO%2CP-R

Tiếng Hán của người Hán vốn là một dân tộc sinh ra Nho giáo với nhiều nghi lễ phiền toái, lại chỉ có ba ngôi xưng hô thông dụng :
Ngôi thứ nhất: tôi / Ngã/我/I,
Ngôi thứ hai: bạn/ Nỉ/你/YOU và
Ngôi thứ ba: người ta, họ, cô ấy anh ây/ Tha/他/SHE,HE,IT
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt xưa do ảnh hưởng Nho-Hán, có rất nhiều đại từ dùng cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trong khi hầu hết các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng rất đơn giản,
Xưng hô xưa sở dĩ phức tạp do họ luôn để chữ "Kính" lên đầu trong Văn Hóa ứng xử
Nói về "Thi Lễ" thì tiếng Hán được coi là phức tạp bậc nhất, người ta phải tùy từng địa vị, quan hệ, hoàn cảnh mà ăn nói cho đúng phép – một thứ kính ngữ sâu sắc và lôi thôi chưa từng có luôn, thí dụ vài cái nghe chơi:
Khi hai kẻ sỹ gặp nhau, họ nói là Thưa túc hạ/足下 (tôi chỉ dám nói với cái chân của ngài),
Gặp quan trên, bề trên thì Thưa Các Hạ /閣下 (tôi chỉ dám nói với cái gác của ngài)
Gặp hoàng tử, thái tử thì nói Thưa Điện Hạ/殿下 (tôi chỉ dám nói với cung điện của ngài),
Yết kiến vua thì thưa Tâu Bệ Hạ/陛下 (tôi chỉ dám nói với cái bệ của nhà vua).
Rồi họ gọi nhau là
Đại nhân大人,
Tiên sinh先生,
Thượng quan上官,
Tướng công相公,
Đại phu大夫,
Tráng sỹ壯士 ,
Hiền sỹ 賢 賢,
Tướng quân. 将軍,
… tức là những chức tước cũng được dùng thành ngôi thứ hai ba để kính ái nhau.
Ngược lại kẻ làm vua trên ngôi cao ngất ngưỡng cũng lại xưng hô rất mực khiêm tốn, thí dụ xưng:
Cô/孤 (kẻ cô đơn này), ý nhún mình của các vua chư hầu xưa, hay là nói tự khiêm là kẻ bề dưới hoặc tự cảm thấy đức độ kém hơn kẻ đối diện. Đời sau gọi các vua là “xưng cô đạo quả” 稱孤道寡 là theo ý ấy, từ đó mà các ông vua ngày xưa hay tự xưng là "Quả nhân"
Quả nhân/寡人 (kẻ cô độc này), tiếng tự xưng khiêm nhường của kẻ làm vua, tự cho mình là người ít đức độ
Trẫm/朕 (kẻ ngu muội này)… từ này được các ông vua bắt đầu sử dụng từ đời Tần Thuỷ Hoàng [năm 221 trước CN]; trước đó thì nó chỉ là đại từ nhân xưng phổ thông ngôi thứ nhất mà thôi.
Mà hễ nếu bậc trưởng thượng đã cung kính khiêm nhường thân làm kẻ dân dã há lại quên cái Kính Lễ trong mình sao, bỡi vậy nên dân thời xưa hay tự xưng là thảo dân với Vua Quan, "Thảo dân/草民" (ý nói kẻ dân lành quê mùa hèn mọn) Thảo ý nói nhà quê, đồng ruộng, hoang dã. ◎Như: “thảo mãng” 草莽 vùng cỏ hoang, “thảo trạch” 草澤 nhà quê, thôn dã.
Người xưa đi đối thoại cũng không quên kèm theo lối ăn nói văn hoa, khen ngợi, xưng tụng, tâng bốc.
Thí dụ:
Nghe danh ngài như sấm dậy bên tai đã lâu, nay gặp mặt mới thỏa lòng mong ước
Tôi gặp ngài khác nào quạ dám sánh với phượng hoàng, ngựa hèn sánh với kỳ lân
Đức độ của ngài lan ra bốn bể, khắp hang cùng ngõ hẻm, ai ai cũng nghển cổ trông ngóng
Lời của ngài chúng tôi đã phải rửa tai chín lần để chờ đợi…
Bên cạnh đó là sự nhúng nhường khiêm tốn với người khác
Ở VN mình hễ lâu được khách tới nhà thăm thì hay dùng câu: “Hôm nay Rồng đến nhà Tôm.” Nhận mình là tôm tép và tôn vinh khách là rồng
Nhà mình thì kêu là tệ xá, 敝舎 : chỗ ở nghèo nàn của tôi , nước mình thì kêu là tệ quốc 敝國
Mặc dù kính ngữ phức tạp như vậy, nhưng trong khi nói chuyện, người ta chỉ cần thưa tôn kính lần đầu, còn những câu nói sau có thể quay lại Nhĩ/你 – Ngã/我 như bình thường.
Người xưa dầu là kẻ bề trên , dầu hai đàng ghét nhau không ưa nhau nhưng khi đối mặt giao tế cũng vẫn luôn giữ phép "Kính vi Thượng" , văn hóa ấy vẫn còn giữ được trong buổi giao thời hồi Pháp thuộc,
Ví như trong tiểu thuyết "Con Nhà Giàu" của Hồ Biểu Chánh, cậu Thượng Tứ tuy biết người bạn chí cốt là Thầy thông Hằng gạt lừa tiền mình nhưng khi gặp nhau vẫn giữ phép xưng tôi gọi Thầy trịnh trọng, khi thẩy tới nhà thăm (định lừa tiếp) cậu Tứ biết vậy nhưng cũng mời trà rượu đàng hoàng không một lời trách móc khiến cho thẩy ấy thấy vậy mà tự xấu hổ.
VN mình giao thoa giữa lễ nghĩa Á Đông Nho Giáo và sự tấn bộ của khoa học kỹ thuật Phương Tây cũng là một trong những nền tảng giúp con người phát triển hơn về tâm hồn và tri thức
Một câu nói rất hay của ngai6 Trương Vĩnh Ký tôi xin được trích:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.
孔 孟 綱 常 須 刻 骨 西 歐 科 學 要 銘 心.

Monday, October 17, 2022

Văn minh miền Nam

 





Thiểu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi

 

川东到海,何时复西归?少壮不努力,老大徒伤悲。(汉乐府《长歌行》

Xuyên đông đáo hải, hà thì phục tây quy? Thiểu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi. 

(Hán Nhạc Phủ-Trường hận ca)

Dòng sông chảy về đông ra biển, bao giờ quay trở lại phia tây? Lúc trai trẻ không cố gằng, đến khi lớn tuổi già rồi lại buồn đau

Sunday, October 16, 2022

BÁCH VIỆT CHI ĐỊA

https://www.chuonghung.com/2021/01/dich-thuat-bach-viet-chi-ia.html

 

BÁCH VIỆT CHI ĐỊA 

          Triều Tần bình định Bách Việt 百越 thực tế là tiếp tục sự thống nhất trung nguyên, trên cơ sở tổng hợp vận dụng các thủ đoạn như tấn công quân sự, thiết lập quận huyện và di dân ra vùng biên, đã thực hiện việc quản hạt có hiệu quả đối với khu vực Lĩnh Nam 岭南, từ đó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển khu vực Lĩnh Nam.

          Tộc Việt là dân tộc cổ xưa phân bố rộng rãi ở phương nam và đông nam thời cổ Trung Quốc. Nhân vì sự phân bố cực rộng, tộc thuộc lại nhiều, không lệ thuộc chi phối lẫn nhau, cho nên xưng là 百越 (Bách Việt), cũng viết là 百粤. Bách Việt lấy việc xăm mình, cắt tóc ngắn, vạt áo trước bên phải đè lên vạt bên trái làm đặc điểm, khu biệt rõ với văn hoá trung nguyên. Đối với tộc thuộc Bách Việt, sự phân bố cùng chi phái, các học giả vẫn chưa hình thành ý kiến thống nhất. Dựa vào địa vực phân bố, một số tộc thuộc lớn đại để có thể phân ra là: “Vu Việt” 于越 phân bố ở vùng Thiệu Hưng 绍兴 Chiết Giang 浙江 ngày nay; “Đông Việt” 东越 (còn gọi là “Đông Âu 东瓯) phân bố ở vùng Ôn Châu 温州 lưu vực Âu Giang 瓯江 phía nam Chiết Giang 浙江 ngày nay; “Mân Việt” 闽越 phân bố ở vùng Phúc Châu 福州 lưu vực Mân Giang 闽江 Phúc Kiến 福建 ngày nay; “Nam Việt” 南越phân bố ở Quảng Đông 广东 cùng phía nam Quảng Đông ngày nay; “Tây Âu” 西瓯 (cũng gọi là “Lạc Việt” 骆越) phân bố ở Quảng Tây 广西 cùng phía nam Quảng Tây ngày nay.

          Trong số các Việt, Vu Việt có quan hệ mật thiết với trung nguyên, trình độ chính trị, kinh tế cùng văn hoá cũng tiên tiến nhất. Nước Việt thời Xuân Thu là Vu Việt sáng lập. Thủ lĩnh nổi tiếng Việt Vương Câu Tiễn 越王勾践khống chế Vu Việt, Đông Việt, Mân Việt, cùng tranh hùng với nước Ngô hùng mạnh. Cây mâu của Ngô Vương Phù Sai 吴王夫差 và thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn còn bảo tồn đến hiện nay, tựa hồ hãy còn cho thấy đao quang ảnh kiếm năm nào. Câu Tiến nhẫn nỗi thống khổ mất nước chịu nhục hầu Ngô Vương Phù Sai, thậm chí bưng bô dọn phân, dọn nước tiểu cho Phù Sai. Câu Tiễn sau khi gạt để Phù Sai tín nhiệm, nằm gai nếm mật, “thập niên sinh tụ, thập niên giáo huấn” 十年生聚十年教训 (mười năm phồn thực nhân khẩu, tích trữ vật lực, mười năm giáo dục huấn luyện), nhất cử diệt Ngô. Văn học gia đời Thanh Bồ Tùng Linh 蒲松龄 đem Việt Vương Câu Tiễn sánh ngang với Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, nói rằng:

          Khổ tâm nhân, chung bất phụ, ngoạ tân thường đảm, tam thiên Việt giáp khả thôn Ngô. (1)

          苦心人终不负卧薪尝胆三千越甲可吞吴

          (Người khổ tâm chí, trời sẽ không phụ, như Câu Tiễn nằm gai nếm mật, chỉ với  ba ngàn binh mã mà diệt được nước Ngô)

Chính là nói đến điển cố này. Việt Vương Câu Tiễn còn có một dạo kiếm chỉ

Giang Hoài 江淮, hội minh chư hầu, tranh bá trung nguyên. Chỉ là đến năm 306 trước công nguyên, Sở diệt Việt, giết Việt Vương Vô Cường 越王无, “nhi Việt dĩ thử tán, chư tộc tử tranh lập, hoặc vi vương, hoặc vi quân, tân vu Giang Nam hải thượng, phục triều vu Sở” 而越以此散诸族子争立或为王或为君 滨于江南海上 (Nước Việt vì việc đó mà tan, các người con trong tộc tranh giành ngôi vị, có người làm vương, có người làm quân chủ, sống dựa vào vùng biển Giang Nam). Bắt đầu trung kì thời Chiến Quốc, Vu Việt, Đông Việt và Mân Việt đều nằm trong phạm vi thế lực của nước Sở.

          Nam Việt và Tây Âu ở vào phía nam Ngũ Lĩnh 五岭 (tức Đại Dữu lĩnh 大庾岭, Kị Điền lĩnh 骑田岭, Đô Bàng lĩnh 都庞岭, Manh Chử lĩnh 萌渚岭, Việt Thành lĩnh 越城岭), đầu đời Tần tuy ở vào giai đoạn bộ lạc nguyên thuỷ, cuộc sống qua một nửa đánh cá săn bắt, một nữa nông canh, nhưng từ lâu đã qua lại với trung nguyên, liên hệ mật thiết. Bước vào sau thời Xuân Thu, nước Sở hùng mạnh, một mặt tiến lên phương bắc dòm ngó trung nguyên, một mặt xuống phía nam khai phá. Sơ kì thời Chiến Quốc, Sở Điệu Vương 楚悼王kiên quyết biến pháp, quốc gia phú cường, thế là “Nam bình Bách Việt” 南平百越 (phía nam bình định Bách Việt), chiếm lĩnh vùng “Động Đình 洞庭, Thương Ngô” 苍梧, khu vực Lĩnh Nam cũng trở thành phạm vi thế lực của nước Sở.

          Có thể thấy, mối liên hệ mật thiết giữa chư Việt với Trung nguyên, lại được nước Sở trường kì kinh doanh. Trên cơ sở đó, Tần diệt sáu nước, thống nhất trung nguyên, chỉ huy quân đội tiến xuống phương nam, khai thác Lĩnh Nam 岭南 là thế lực tất nhiên.

Chú của người dịch

1- Để tán dương ý chí kiên nhẫn của Bồ Tùng Linh 蒲松龄, Nhan Mại 颜迈đã làm cặp đối tặng cho Bồ Tùng Linh. Câu trên là vế sau trong cặp đối đó:

Hữu chí giả, sự cánh thành, phá phủ trầm chu, bách nhị Tần quan chung thuộc Sở

          Khổ tâm nhân, thiên bất phụ, ngoạ tân thường đảm, tam thiên Việt giáp khả thôn Ngô.

          有志者事竟成破釜沉舟百二秦关终属楚

     苦心人天不负卧薪尝胆三千越甲可吞吴

          (Người có chí hướng, làm việc sẽ thành công, giống như Hạng Vũ cho đập nồi phá lủng thuyền, cuối cùng khiến cho Tần quan hiểm yếu quy về nước Sở.

          Người khổ tâm chí, trời sẽ không phụ, như Câu Tiễn nằm gai nếm mật, chỉ với ba ngàn binh mã mà diệt được nước Ngô)

https://zhidao.baidu.com/question/39816999.html

            Trong nguyên tác, là “chung bất phụ” 终不负 không phải “thiên bất phụ” 天不负.

                                                         Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 07/01/2021

Nguyên tác Trung văn

BÁCH VIỆT CHI ĐỊA

百越之地

Trong quyển

THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN

统一王朝的诞生 - 

Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”

Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006

Friday, October 14, 2022

Nhân bất khả hữu ngạo khí, đản bất khả vô ngạo cốt

 “Nhân bất khả hữu ngạo khí, đản bất khả vô ngạo cốt” 人不可有傲气, 但不可无傲骨 (làm người không nên có ngạo khí, nhưng không thể không có ngạo cốt) ..........

Ngạo cốt là hạng đại gia phong phạm, lên cao nhìn xa, tâm hồn cởi mở như trời cao đất rộng, có thể bao dung tất cả lại có thể nhã tục cùng thưởng thức, không phụ thanh cao, biết theo điều phải.
Ngạo khí là hạng tiểu gia bủn xỉn, tầm nhìn như ếch ngồi đáy giếng, thấy “trời đất chỉ lớn như thế”, chỉ biết có mình, cố ý làm ra vẻ cao thâm, khó dung người khác, phụ theo phong nhã nhưng rốt cuộc không thể nhã được..... (trích)
("Làm người không nên có ngạo khí, nhưng không thể không có ngạo cốt" - Bản dịch của Huỳnh Chương Hưng)
(13/10/2022)

SỰ BẤT TAM TƯ CHUNG HỮU HẬU HỐI

 Cuốn "Tỉnh thế hằng ngôn" từng nói: "Sự bất tam tư CHUNG hữu hối, nhân năng bách nhẫn tự vô ưu."

Ý muốn nói, làm việc, mà không suy nghĩ, có sự chuẩn bị trước sau, ắt sẽ hối hận, làm người, mà biết nhẫn ắt vô lo.

Thursday, October 13, 2022

BÌNH TĨNH MÀ SỐNG

 - Giàu sang chẳng nên hưởng hết, chia cho người chút ít, lấy chút phúc cho mình.

- Tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, giữ sự sâu sắc cho mình.
- Có công không nhận hết, chuyển cho người vài phần, lưu khiêm nhường cho mình.
- Được yêu quý chớ nên cậy hết vào, sẻ cho người chút ít, lưu cho mình đường lui.
- Hiểu hết lý lẽ chẳng cần tranh cãi đến cùng, mở đường cho người khác, giữ khoan dung cho mình.
- Trách người không cần hà khắc đến tàn nhẫn, chừa cho họ chút mặt mũi, giữ cho mình chút độ lượng.
- Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, chừa cho mình chút khẩu đức.
- Vì cuộc sống rất ngắn gủi hãy sống thật trọn vẹn, chân thành và tử tế.

Thursday, October 6, 2022

Xứng tầm tiến sĩ

 https://vnexpress.net/xung-tam-tien-si-4460916.html

Hai tiêu chuẩn quan trọng của một luận án cấp tiến sĩ là tính nguyên thủy (originality) và tầm quan trọngTính nguyên thủy đòi hỏi luận án phải có ít nhất một cái mới. Cái mới có thể là ý tưởng, hoặc cách tiếp cận vấn đề, hoặc phương pháp, hoặc dữ liệu, hoặc cách diễn giải dữ liệu. Trái với cách nhiều người mỉa mai, luận án tiến sĩ vẫn có thể là một nghiên cứu dạng "bình cũ, rượu mới" (hiểu theo nghĩa một ý tưởng cũ được làm mới bằng cách tiếp cận mới).

Tầm quan trọng có thể hiểu rằng kết quả nghiên cứu sản sinh ra tri thức khoa học, và tri thức đó có ảnh hưởng hay tác động trong và ngoài chuyên ngành khoa học, hay chính sách công, hay xã hội.

THỬ LÒNG NGƯỜI ĐỂ DÙNG NGƯỜI CỦA CỔ NHÂN

 1. Hỏi đúng sai, xem khát vọng

2. Tranh luận đến cùng, xem khả năng ứng biến

3. Hỏi mưu lược, xem tri thức

4. Dồn vào thế khó, xem sự dũng cảm

5. Mời rượu, xem ngôn từ và tính tình

Những người bình thường, sau khi uống rượu, thường sẽ nói năng tục tĩu, và thậm chí còn trở nên điên cuồng, mất lý trí, đi gây rắc rối. Còn những người biết kiềm chế bản thân, đôi khi vào những lúc như này sẽ bộc lộ cảm xúc từ sâu đấy lòng, hoặc là nói về lý tưởng, hoặc là nói về những khó khăn, trắc trở mà mình đã và đang phải trải qua.

6. Cho lợi ích, xem sự liêm khiết

7. Giao việc, xem chữ tín

Vì sao người tốt hay thất bại trong tình yêu?

 https://vnexpress.net/vi-sao-nguoi-tot-hay-that-bai-trong-tinh-yeu-4519913.html

Nhiều người quên mất rằng, đối tác không ngốc nghếch. Có những lý do đơn giản làm cho "người xấu" trông đáng giá, còn "người tốt" không có nhiều giá trị.

Nhiều người từng đặt câu hỏi tại sao mình làm mọi điều cho người kia nhưng vẫn bị đối xử tệ, bị bỏ rơi, tình yêu không được đền đáp?

Tiến sĩ tâm lý xã hội và nhân cách Jeremy Nicholson (Mỹ) tiết lộ rằng mình từng rơi vào tình cảnh đó. Ông làm tất cả những thứ mà xã hội và những bộ phim lãng mạn yêu cầu, mà không nhận được tình yêu. Ông làm những điều được cho là người bạn trai và người chồng tốt cần làm, đổi lại chỉ là sự vô ơn.

Để tìm câu trả lời tại sao lại bị đối xử như vậy, hãy tạm thời đặt những thất vọng và cay đắng của bạn qua một bên.

1. Người tử tế không làm đối phương đầu tư vào mối quan hệ

Khi làm những điều tốt cho người khác, nghĩa là ta đang đầu tư vào họ và mối quan hệ. Sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc có xu hướng tăng lên theo thời gian và làm chúng ta cảm thấy quý trọng mối quan hệ và người yêu của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào người nhận cũng yêu người cho. Trên thực tế, đối tác có thể cảm thấy bị thao túng, mắc nợ, tóm lại là không biết ơn. Tình yêu không thể mua hoặc kiếm được.

Bất kỳ ai đầu tư sẽ cảm thấy yêu, nhưng bất kỳ ai đang nhận được có thể không cảm giác gì cả. Rõ ràng người tốt đang bị thua trong mối quan hệ này. Họ cho đi, chờ đợi được đáp lại, nhưng đối tác của họ không đầu tư một chút gì. Ngược lại những anh chàng hoặc cô nàng "người xấu" luôn đưa ra yêu cầu đối với đối tác. Họ đòi được chiều chuộng, dỗ dành. Họ đã làm cho đối tác của mình đầu tư.

Bài học rút ra ở đây là đừng tử tế và làm tất cả. Hãy khiến đối phương đầu tư vào bạn và mối quan hệ. Khi họ làm điều gì đó vì bạn, đó là khi họ bắt đầu yêu. Nếu họ từ chối đầu tư vào mối quan hệ, có thể không bao giờ yêu lại bạn.

Trong tình yêu hãy biến mình trở nên khan hiếm, sẽ giúp bạn nắm bắt được đối tác dễ dàng hơn. Ảnh: Nextluxury

Trong tình yêu hãy biến mình trở nên khan hiếm, sẽ giúp bạn nắm bắt được đối tác dễ dàng hơn. Ảnh: Nextluxury

2. Người tử tế tiếp tay cho hành vi xấu

Con người học hỏi từ hậu quả hành vi của mình. Khi họ thực hiện một hành động và được thưởng, họ có xu hướng lặp lại điều tương tự. Ngược lại, lúc thực hiện một hành động và bị trừng phạt, họ có xu hướng tránh lặp lại.

Những người tử tế đối xử rất tốt với người yêu của mình. Bất kể bị đối xử tệ thế nào, họ vẫn tiếp tục tử tế. Họ thường nghĩ rằng mình cứ hy sinh, một ngày nào đó đối tác sẽ nhận ra và sẽ được đền đáp. Nhưng người tốt không nhận ra rằng chính họ đang dạy người kia cách đối xử tệ với mình. Ví dụ bạn vẫn nấu cơm giặt giũ lúc họ không tôn trọng bạn, nghĩa là bạn đang thưởng cho hành vi đó và khuyến khích hành vi xấu tiếp tục.

Những người không quá tử tế có những ranh giới tốt hơn. Họ chỉ thưởng khi đối tác kiếm được những phần thưởng đó. Họ cũng phớt lờ nếu người kia không tôn trọng họ. Điều này dạy cho đối tác những gì họ sẽ chịu đừng và không chịu đựng. Lời khuyên cho bạn là hãy giữ bớt lại phần thưởng để được tôn trọng và đối xử tốt hơn.

3. Những người tử tế quá sẵn sàng

Nhìn chung, chúng ta tin rằng bất kỳ điều gì khan hiếm hoặc đòi hỏi nỗ lực để đạt được thì đáng quý. Bất kỳ điều gì dễ dàng đạt được, hoặc phổ biến thì ít giá trị.

Không may cho "người tốt", họ làm bất kỳ điều gì, trừ sự khan hiếm. Họ hăm hở làm hài lòng, lúc nào cũng sẵn sàng xếp cuộc sống của mình sau nhu cầu của đối tác. Bằng cách hy sinh bản thân, họ hy vọng sẽ làm tình yêu thêm cao cả. Nhưng thực sự, tất cả những hành động này làm họ có vẻ ít giá trị.

Ngược lại, những anh chàng và cô nàng "người xấu", lúc nào cũng khó để có được. Họ có nguyên tắc của mình, cuộc sống của mình, chứ không phải chạy theo người khác. Họ không làm gì cả, ngoại trừ việc phớt lờ và làm phiền người yêu của họ. Nhưng người yêu lại thấy họ quyến rũ. Ở đây những anh chàng và cô nàng "người xấu" tỏ ra khan hiếm, chính điều này làm họ trở nên quý giá. Theo đó, nếu người tử tế trở nên "khó đạt được" một chút, đối tác sẽ cảm thấy họ đáng giá hơn.

Một lần nữa, người bạn đời của bạn không ngu ngốc. Nhưng những chức năng tâm lý của họ làm họ xử lý mọi việc khác với những gì một người tử tế hy vọng.

Vậy có phải bạn nên trở thành trai/gái "hư "để tìm thấy tình yêu? Không. Nó có nghĩa là bạn cần lựa chọn đối với thời gian, sự chú ý và sự tử tế của mình.

Đơn giản là hãy làm cho đối tác đầu tư lại cho bạn, chỉ thưởng khi họ xứng đáng. Bằng cách nâng cao sự tự trọng, tự tin, bạn đang khiến mình trở nên đáng giá và sẽ nhận lại được tình yêu.

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...