Thursday, October 20, 2022

Xưng hô Tiếng Hán

 https://www.facebook.com/namquocsu/posts/pfbid02vp9e4prhci7GdUAFz5sYUYd3oZ7MswXwPp1xZm3CMQzxMv9tr7ozQVnZx57HGM7tl?__cft__[0]=AZUUFITx9pRaNedPdEePx2fiaj1p_ylhzE2-GUX9luNsU4LZBj2NFqs-v4Izj8woTcEhJGOPjbBgEP44Rzsv1b1-dinsqykY7nS3A2oh4xw65rxnjXrUEuAoe-4aqJywQ1qoHR5apu5nYz_XawDfqNNxIkkGKItbaFLMahAkUbQM6Ldmg82lDKaG94c79au1iRU&__tn__=%2CO%2CP-R

Tiếng Hán của người Hán vốn là một dân tộc sinh ra Nho giáo với nhiều nghi lễ phiền toái, lại chỉ có ba ngôi xưng hô thông dụng :
Ngôi thứ nhất: tôi / Ngã/我/I,
Ngôi thứ hai: bạn/ Nỉ/你/YOU và
Ngôi thứ ba: người ta, họ, cô ấy anh ây/ Tha/他/SHE,HE,IT
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt xưa do ảnh hưởng Nho-Hán, có rất nhiều đại từ dùng cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trong khi hầu hết các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng rất đơn giản,
Xưng hô xưa sở dĩ phức tạp do họ luôn để chữ "Kính" lên đầu trong Văn Hóa ứng xử
Nói về "Thi Lễ" thì tiếng Hán được coi là phức tạp bậc nhất, người ta phải tùy từng địa vị, quan hệ, hoàn cảnh mà ăn nói cho đúng phép – một thứ kính ngữ sâu sắc và lôi thôi chưa từng có luôn, thí dụ vài cái nghe chơi:
Khi hai kẻ sỹ gặp nhau, họ nói là Thưa túc hạ/足下 (tôi chỉ dám nói với cái chân của ngài),
Gặp quan trên, bề trên thì Thưa Các Hạ /閣下 (tôi chỉ dám nói với cái gác của ngài)
Gặp hoàng tử, thái tử thì nói Thưa Điện Hạ/殿下 (tôi chỉ dám nói với cung điện của ngài),
Yết kiến vua thì thưa Tâu Bệ Hạ/陛下 (tôi chỉ dám nói với cái bệ của nhà vua).
Rồi họ gọi nhau là
Đại nhân大人,
Tiên sinh先生,
Thượng quan上官,
Tướng công相公,
Đại phu大夫,
Tráng sỹ壯士 ,
Hiền sỹ 賢 賢,
Tướng quân. 将軍,
… tức là những chức tước cũng được dùng thành ngôi thứ hai ba để kính ái nhau.
Ngược lại kẻ làm vua trên ngôi cao ngất ngưỡng cũng lại xưng hô rất mực khiêm tốn, thí dụ xưng:
Cô/孤 (kẻ cô đơn này), ý nhún mình của các vua chư hầu xưa, hay là nói tự khiêm là kẻ bề dưới hoặc tự cảm thấy đức độ kém hơn kẻ đối diện. Đời sau gọi các vua là “xưng cô đạo quả” 稱孤道寡 là theo ý ấy, từ đó mà các ông vua ngày xưa hay tự xưng là "Quả nhân"
Quả nhân/寡人 (kẻ cô độc này), tiếng tự xưng khiêm nhường của kẻ làm vua, tự cho mình là người ít đức độ
Trẫm/朕 (kẻ ngu muội này)… từ này được các ông vua bắt đầu sử dụng từ đời Tần Thuỷ Hoàng [năm 221 trước CN]; trước đó thì nó chỉ là đại từ nhân xưng phổ thông ngôi thứ nhất mà thôi.
Mà hễ nếu bậc trưởng thượng đã cung kính khiêm nhường thân làm kẻ dân dã há lại quên cái Kính Lễ trong mình sao, bỡi vậy nên dân thời xưa hay tự xưng là thảo dân với Vua Quan, "Thảo dân/草民" (ý nói kẻ dân lành quê mùa hèn mọn) Thảo ý nói nhà quê, đồng ruộng, hoang dã. ◎Như: “thảo mãng” 草莽 vùng cỏ hoang, “thảo trạch” 草澤 nhà quê, thôn dã.
Người xưa đi đối thoại cũng không quên kèm theo lối ăn nói văn hoa, khen ngợi, xưng tụng, tâng bốc.
Thí dụ:
Nghe danh ngài như sấm dậy bên tai đã lâu, nay gặp mặt mới thỏa lòng mong ước
Tôi gặp ngài khác nào quạ dám sánh với phượng hoàng, ngựa hèn sánh với kỳ lân
Đức độ của ngài lan ra bốn bể, khắp hang cùng ngõ hẻm, ai ai cũng nghển cổ trông ngóng
Lời của ngài chúng tôi đã phải rửa tai chín lần để chờ đợi…
Bên cạnh đó là sự nhúng nhường khiêm tốn với người khác
Ở VN mình hễ lâu được khách tới nhà thăm thì hay dùng câu: “Hôm nay Rồng đến nhà Tôm.” Nhận mình là tôm tép và tôn vinh khách là rồng
Nhà mình thì kêu là tệ xá, 敝舎 : chỗ ở nghèo nàn của tôi , nước mình thì kêu là tệ quốc 敝國
Mặc dù kính ngữ phức tạp như vậy, nhưng trong khi nói chuyện, người ta chỉ cần thưa tôn kính lần đầu, còn những câu nói sau có thể quay lại Nhĩ/你 – Ngã/我 như bình thường.
Người xưa dầu là kẻ bề trên , dầu hai đàng ghét nhau không ưa nhau nhưng khi đối mặt giao tế cũng vẫn luôn giữ phép "Kính vi Thượng" , văn hóa ấy vẫn còn giữ được trong buổi giao thời hồi Pháp thuộc,
Ví như trong tiểu thuyết "Con Nhà Giàu" của Hồ Biểu Chánh, cậu Thượng Tứ tuy biết người bạn chí cốt là Thầy thông Hằng gạt lừa tiền mình nhưng khi gặp nhau vẫn giữ phép xưng tôi gọi Thầy trịnh trọng, khi thẩy tới nhà thăm (định lừa tiếp) cậu Tứ biết vậy nhưng cũng mời trà rượu đàng hoàng không một lời trách móc khiến cho thẩy ấy thấy vậy mà tự xấu hổ.
VN mình giao thoa giữa lễ nghĩa Á Đông Nho Giáo và sự tấn bộ của khoa học kỹ thuật Phương Tây cũng là một trong những nền tảng giúp con người phát triển hơn về tâm hồn và tri thức
Một câu nói rất hay của ngai6 Trương Vĩnh Ký tôi xin được trích:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.
孔 孟 綱 常 須 刻 骨 西 歐 科 學 要 銘 心.

No comments:

Post a Comment

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...