https://www.chuonghung.com/2022/10/dich-thuat-xung-vi-tien-sinh.html
XƯNG VỊ “TIÊN SINH”
Cách xưng hô “tiên sinh” 先生có từ rất lâu. Nhưng ở những thời kì khác nhau, hàm nghĩa của từ “tiên sinh” là không hoàn toàn giống hết.
Trong Luận ngữ - Vi chính 论语 - 为政có câu;
Hữu tửu thực, tiên sinh soạn
有酒食, 先生馔
Phần chú giải nói là:
Tiên sinh, phụ huynh dã
先生, 父兄也
(Tiên sinh cha và anh)
Ý nghĩa là có rượu và thức ăn ngon là để hiếu kính cha và anh.
Trong Mạnh Tử 孟子có câu:
Tiên sinh hà vị xuất thử ngôn dã
先生何为出此言也
(Tiên sinh vì lẽ gì mà nói những lời như thế)
“tiên sinh” ở đây chỉ người lớn tuổi có học vấn.
Đến thời Chiến Quốc, trong Quốc sách 国策có câu:
Tiên sinh toạ, hà chí vu thử
先生坐, 何至于此
(Mời tiên sinh ngồi, có việc gì mà đến đây)
ở đây là xưng hô bậc trưởng bối có đức hạnh.
Từ xưng hô “tiên sinh” đầu tiên dùng để chỉ thầy dạy, bắt đầu thấy ở trong Khúc lễ 曲礼:
Tùng vu tiên sinh, bất việt lễ nhi dữ nhân ngôn
从于先生, 不越礼而与人言
(Theo thầy, không vượt lễ khi nói với người khác)
Đời Hán, có thêm chữ “lão” 老trước từ “tiên sinh”.
Đầu đời Thanh, xưng Tướng quốc là “lão tiên sinh” 老先生, đến sau đời Càn Long 乾隆, trong quan trường đã ít dùng cách xưng hô “lão tiên sinh” này.
Sau cách mạng Tân Hợi, cách xưng hô “lão tiên sinh” lại thịnh hành. Trong giao tiếp, hai bên gặp nhau, đối với bậc lão thành đêu nhất loạt xưng là “lão tiên sinh”.
Hiện tại, người vợ đa phần xưng chồng của mình là “tiên sinh”, đối với chồng của những phụ nữ khác cũng xưng là “tiên sinh”.
Có lúc, “tiên sinh” cũng không nhất định hoàn toàn chỉ nam sĩ, người nữ mà đức cao vọng trọng cũng được xưng là “tiên sinh”, ví dụ như “Tống Khánh Linh tiên sinh” 宋庆龄先生.
Chú của người dịch
1- Tống Khánh Linh 宋庆龄 (1893 – 1981): được tôn xưng là Tống nhị tiểu thư hoặc Tống Khánh Linh tiên sinh, người huyện Văn Xương 文昌 Quảng Đông 广东 (nay là huyện Văn Xương 文昌tỉnh Hải
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/10/2022
No comments:
Post a Comment