Wednesday, April 24, 2024

Nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ

 

*Thân bất do kỷ: Nguyên văn chữ Hán: "身不由己". Trong phim kiếm hiệp cứ hay nói nguyên câu thế này: "Nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ" = sống trong giang hồ, có nhiều khi mình không khống chế được những việc mà mình đang làm, có những chuyện mình không muốn làm mà vẫn phải làm để tồn tại với hoàn cảnh sống hiện tại của mình.


Đông Chu - Xuân Thu

 https://www.chuonghung.com/2024/04/dich-thuat-ong-chu-xuan-thu.html

 Đông Chu 东周là đối với Tây Chu 西周mà nói. Từ lúc vương thất nhà Chu dời đô đến Lạc Ấp 洛邑, mãi cho đến khi triều Chu diệt vong, giai đoạn lịch sử này được gọi là Đông Chu. Đông Chu tổng cộng truyền được 25 đời vương, trải qua 515 năm, cuối cùng bị Tần diệt. Đông Chu lại phân thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu từ năm 770 đến năm 476 trước công nguyên, chư hầu tranh nhau xưng bá, kéo dài đến hơn 200 năm, xưng là “Xuân Thu thời đại” 春秋时代; giai đoạn sau trên cơ sở chư hầu thôn tính lẫn nhau, còn lại 7 nước chư hầu lớn tiếp tục chinh phạt kiêm tính, xưng là “Chiến Quốc thời đại” 战国时代.

Monday, April 22, 2024

KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

 https://www.facebook.com/vuihocchuhan/posts/pfbid02iQ32J4fVobsHDMRTKtweY22kPh6zDuPvaQvjihPXCsNHkrR3FQekC7poowd2Tcpl?__cft__[0]=AZVs_ph2dvaRaj9LZGCgCxu-w-hjZLiG9rQu9LEtwgvIUZ6HYAZVbFBdlazrn_DtK93kU_V0ViAKC23bJ8A37Kkvw3U5YRVsthS6h_FasES9gdIKV8j74nwYPZHsO_XBRjWcjaMGcpPFnWP-AEbFLMxQ4c_flA_WQE5tn0eNiNle9H0utof8PuEldwbC75FkkrqRzwwQncMxgcaqz5pYmgZL&__tn__=%2CO%2CP-R

Nóng, rét đổi thay, ta gọi là KHÍ HẬU 氣候.
KHÍ và HẬU nguyên là hai chữ người Trung Hoa dùng để chia thời tiết trong một năm.
THỜI TIẾT 時節 ta hiểu là trời nóng hay lạnh, mưa hay gió, nghĩa đen là những đốt (Tiết là đốt tre) hay những khoảng để phân biệt bốn mùa (Thời là mùa) tức là những phân khoảng của khí hậu.
Sách Tố Vấn (thiên Lục tiết tàng lượng luận) chép rằng:
“Năm ngày gọi là HẬU, ba hậu là một KHÍ, sáu khí (lục khí) là một THỜI (mùa), bốn mùa là một năm”.
Sách Ngọc Hải cũng chép tương tự như vậy:
“Năm ngày gọi là HẬU, ba hậu là một KHÍ, nên một năm có 24 khí”.
Mỗi tháng có hai KHÍ, khí đầu tháng gọi là TIẾT KHÍ, giữa tháng thì gọi là TRUNG KHÍ.
Lịch Tàu hiện giờ có hai mươi bốn khí , cũng gọi là hai mươi bốn tiết. Tuy nhiên trước kia người ta lại chia làm tám tiết gọi là BÁT TIẾT là: Lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí.

Friday, April 19, 2024

Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà

 https://www.chuonghung.com/2024/04/dich-thuat-lai-lich-cau-thanh-da-tieu.html

Dịch thuật: Lai lịch câu "Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà"

 

LAI LỊCH CÂU THÀNH DÃ TIÊU HÀ, BẠI DÃ TIÊU HÀ

          “Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà” 成也萧何败也萧何tức thành công do Tiêu Hà, mà thất bại cũng do Tiêu Hà, ý nói việc sinh tử thành bại đều do một người. Câu này xuất xứ từ trong “Dung Trai tục bút – Tiêu Hà cấp Hàn Tín” 容斋续笔 - 萧何给韩信của Hồng Mại 洪迈triều Tống:

          Tín chi vi Đại tướng quân, thực Tiêu Hà sở tiến, kim kì tử dã, hựu xuất kì mưu. Cố lí ngữ hữu ngữ ‘Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà’ chi ngữ.

          信之为大将军实萧何所荐今其死也又出其谋故俚语有 ‘成也萧何败也萧何’ 之语.

          (Hàn Tín làm Đại tướng quân, là do Tiêu Hà tiến cử, nay bị xử chết, cũng xuất phát từ mưu của ông ta. Cho nên trong dân gian có câu ‘Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà’.)

          Tiêu Hà 萧何là Tể tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang 汉高祖刘邦, từng dưới trăng đuổi theo Hàn Tín 韩信, gầy dựng sự nghiệp cho Hàn Tín. Nhưng, cái chết của Hàn Tín cũng là do bởi mưu tính của Tiêu Hà, cho nên việc sinh tử thành bại của Đại tướng quân Hàn Tín hoàn toàn là do Tiêu Hà, cho nên có câu “Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà”.

          Hàn Tín lúc trẻ nhà nghèo, sau đến với Hạng Lương 项梁, chẳng có tiếng tăm gì; sau khi lệ thuộc Hạng Vũ 项羽, cũng chỉ làm tiểu Lang trung, từng nhiều lần dâng kế sách lên Hạng Vũ, nhưng đều chưa được tiếp nhận. Khi Lưu Bang vào đất Thục, Hàn Tín bỏ Sở đến Hán, cũng chỉ vất vả làm viên tiểu lại nghinh đón khách, nhân vì phạm pháp mà suýt bị chém đầu. Ông khẩu xuất cuồng ngôn, làm kinh động đến Đằng Công Hạ Hầu Anh 滕公夏侯婴, bị tiến cử làm Đô uý coi về thóc lúa. Tiêu Hà phát hiện Hàn Tín có kì tài, tiến cử lên Hán Vương, nhưng chưa được trọng dụng. Hàn Tín thấy không có triển vọng, bèn theo chúng tướng đào vong. Tiêu Hà chưa kịp thỉnh thị ý kiến, dưới trăng đuổi theo Hàn Tín. Về sau Hàn Tín được bái làm Đại tướng quân, đó chính là “thành dã Tiêu Hà”.

          Sau Hàn Tín và Hạng Vũ  cùng “trục lộc trung nguyên” 逐鹿中原, lập được chiến công hiển hách cho triều Hán, được phong đứng vào hàng vương hầu. Nhưng về sau có người vu cáo Hàn Tín mưu phản, Lưu Bang bèn tước bỏ binh quyền của ông. Trần Vương 陈王mưu phản, Hàn Tín ngầm liên lạc, nhưng bị gia thần cáo phát. Lữ Hậu 呂后muốn triệu kiến Hàn Tín, nhưng lại sợ ông ta không đến, thế là cùng Tiêu Hà thương nghị. Tiêu Hà mưu sâu kế hiểm, phái người truyền chỉ Hàn Tín, lên tiếng rằng Trần Vương đã bị bắt và giết chết, liệt hầu, quần thần đều vào cung chúc mừng. Tiêu Hà gạt Hàn Tín, nói rằng:

-Ông dù có bệnh trên người, cũng phải cố gắng vào cung chúc mừng, để tránh bị hoàng thượng sinh nghi.

          Hàn Tín nhất thời hồ đồ, tiến vào cung môn, lập tức bị tay đao phủ của Lữ Hậu mai phục bắt trói, sau đó bị giết ở cung Vị Ương 未央. Đó chính là “bại dã Tiêu Hà”.

          Tóm lại, trong cuộc đời của Hàn Tín, Tiêu Hà có một vai trò then chốt. Hàn Tín nhờ ông ta mà được trọng dụng, cuối cùng cũng do cơ mưu của ông ta mà chết, quả thực khiến người ta cảm thán.

          Hiện tại người ta dùng điển cố này để ví sự thành công hay thất bại của cá nhân đều do một người tạo nên.

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 19/4/2024

Nguyên tác Trung văn

Trong quyển

THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN

趣味文化知识大全

Thanh Thạch 青石 biên soạn

Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013

THƯ HÙNG, ANH HÙNG, ANH THƯ

 https://www.facebook.com/vuihocchuhan/posts/pfbid0uS5aWR3chbW4RisxiGLdnGCgAhoPQWyoUTjhrMkfBo2hN7haGegcFsZ1z9HGw9e5l?__cft__[0]=AZXAnBYq_5uexl3z5EZEqcg-u6Pwk9M-pAlXg6Ga2rdfYdhc_EKqFJYWDgT0UBsdbsatkgb5ylLnMCLTNbYHXsblyaDf34GYCDR_QVRaKkhkQ8O9kIK5TWEL0g2_bbfJjtaIwfXbdHGdj-6QsAbiKK6eF2m_cJPhdNH9XLBebM-Ma2dGSdAxAtKindNJ87IAaRJKbZnp0_tE9J0lRr1cX2Tv&__tn__=%2CO%2CP-R

THƯ HÙNG, ANH HÙNG, ANH THƯ
HÙNG (雄) là chim trống, là giống đực, là đàn ông, như trong từ “ANH HÙNG 英雄” tức là người NAM tài giỏi, vượt trội. HÙNG cũng được dùng để chỉ sự to lớn và mạnh mẽ như trong các từ “Hùng hậu”, “hùng vĩ”,...
Đối lại với HÙNG là THƯ 雌. THƯ 雌 nghĩa là con chim mái, là giống cái, là người nữ như trong từ “ANH THƯ” nghĩa là người phụ nữ tài hoa, xuất sắc.
THƯ là con chim MÁI, HÙNG là con chim TRỐNG, vậy THƯ HÙNG là TRỐNG MÁI, ở ta hay nói là SỐNG MÁI; cho nên khi nói “quyết một trận thư hùng” tức là “quyết một trận sống mái”, có nghĩa: đấu một trận cho rõ ràng trống ra trống mái ra mái, nhất định so tài hơn kém rõ rệt như trống với mái.

Tuesday, April 9, 2024

Đừng thích người đàn ông từng cai thuốc lá

 https://www.facebook.com/reel/781201740505699







nguồn gốc của điển tích “bát nước đổ đi”

 https://tinhhoa.net/khuong-tu-nha-va-nhung-thoi-diem-cung-cuc-nhat-trong-cuoc-doi.html

Trước khi Khương Tử Nha gặp Chu Văn Vương, ông từng chán nản buồn bã đến cực điểm. Gia thế của Khương Tử Nha vô cùng vinh hiển, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng tới đời ông thì gia cảnh lại khánh kiệt, nghèo nàn, khiến người đời xem như kẻ xuất thân thấp kém.


Tổ tiên của ông làm đến chức Tứ Nhạc, có công giúp vua Hạ Vũ trị thủy. Sử ký xác định tổ tiên của ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Nhưng khi Khương Tử Nha ra đời, gia cảnh nhà ông đã ở vào lúc suy tàn.

Khương Tử Nha từng đi ở rể gia đình nhà vợ, nhưng bởi vì ông không giỏi mưu sinh, làm việc gì kiếm sống cũng không được lâu dài nên sau này bị gia đình nhà vợ đuổi đi. Trong “Chiến quốc sách” – Chương Tần ngũ có ghi chép về điều này.

Trong sử sách cũng ghi chép rằng, Khương Tử Nha từng đi bán bột mì kiếm sống. Ông mua 30kg bột mì đem đến trấn Khẩu Tử bán. Ông cất tiếng rao hàng từ sáng sớm đến tận lúc mặt trời xuống núi mà không có một người nào hỏi mua. Khương Tử Nha thất vọng ngửa mặt lên trời thở dài một tiếng: “Trời ơi!”. Không ngờ, khi ông vừa ngửa mặt lên há miệng ra than trời thì bị phân chim rơi vào miệng.


Ông vội vàng tới bờ sông tìm nước rửa miệng thì bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, lật tung chiếc sọt đựng bột của ông. Tất cả 30 kg bột mì bị gió thổi bay biến không còn lại chút nào…Đây thực sự là đẩy người ta đến tình cảnh cùng cực, “kêu trời, chim thải phân; kêu đất, đất cuộn tung quầy hàng”.

Bởi vì gia cảnh bần cùng nghèo khó, nên vợ ông là Mã Thị sinh lòng ghét bỏ, muốn đuổi ông ra khỏi nhà. Khương Tử Nha khuyên vợ rằng: “Ta chắc chắn sẽ có ngày được hưởng vinh hoa phú quý, nàng đừng làm như vậy!”. Mã Thị không nghe lời khuyên của chồng mà vẫn cương quyết rời bỏ ông.

Về sau, Khương Tử Nha trợ giúp Chu Văn Vương dựng lập nhà Chu, Mã Thị thấy ông có địa vị cao sang, tài phú của cải nhiều thì liền mong muốn cùng Khương Tử Nha “gương vỡ lại lành”.

Nhưng Khương Tử Nha sớm đã nhìn thấu lòng dạ người vợ cũ của mình. Ông đổ một bát nước lên mặt đất và bảo người vợ cũ của mình hốt lên. Mã Thị chỉ có thể bốc lên được một nắm bùn.


Lúc này Khương Tử Nha mới nói: “Nhược ngôn ly canh hợp, phúc thủy dĩ nan thu”, ý rằng một khi đã nói lời chia cắt thì khó hợp, giống như bát nước đã đổ đi thì khó hốt lại cho đầy. Đây cũng chính là nguồn gốc của điển tích “bát nước đổ đi”.

Dù cuộc sống cùng cực như vậy nhưng Khương Tử Nha lại là “người cùng, chí không cùng”. Cho dù buôn bán làm ăn kiếm sống, xem bói tạm kiếm cơm qua ngày cũng vậy, ông đều siêng năng học tập về thiên văn địa lý, quân sư mưu lược, nghiên cứu con đường “trị quốc an bang”.

Ông từng ở trên núi Côn Luân học đạo, sau này xuống núi trợ giúp Chu Văn Vương diệt nhà Thương, sau khi diệt nhà Thương xong ông lại được phong thần.

Tương truyền rằng, sau nhiều năm ngồi câu cá chờ thời cơ bên bờ sông Vị Thủy, đến năm 72 tuổi Khương Tử Nha mới gặp được Tây Bá Hầu Cơ Xương, tức Chu Văn Vương sau này. Cơ Xương cho rằng Khương Thái Công là bậc kỳ tài nên lập tức mời ông lên xe theo mình, đồng thời cũng bái ông làm thầy. Khương Tử Nha bấy giờ mới bắt đầu con đường “dựng Chu diệt Thương”

Wednesday, April 3, 2024

Tam Cương - Ngũ Luân - Ngũ Thường

 

Người đời có 5 mối quan hệ cơ bản [vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bè -bạn] gọi là "ngũ luân", (ngày nay hiểu theo nghĩa: vua là Tổ Quốc, Nhà Nước, tôi là công dân)


Trong đó, ba mối quan hệ [ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ] gọi là "tam cương", năm đức tính cơ bản của đạo làm người [nhân, nghĩa, lễ, trí, tín] gọi là "ngũ thường", làm người trước hết phải giữ trọn đạo "cương thường".

Tuesday, April 2, 2024

tam nam bất phú, Tứ nữ bất bần

"tam nam bất phú nghĩa là sinh 3 người con trai thì bố mẹ phải lo nhiều hơn, lo đất, lo nhà, lo con lo cháu nên sẽ tốn kém nhiều hơn nên bố mẹ khó khăn vất vả, khó tích cóp làm giàu hơn. ( chứ ko phải các con ko giàu nhé).

Tứ nữ bất bần nghĩa là: nhà có 4 cô con gái thì công việc nhà con gái có thể san sẻ với bố mẹ sớm hơn và nhiều hơn, bố mẹ có thời gian làm việc và kiếm tiền tích cóp sớm. Khi lớn đi lấy ck bố mẹ ko phải lo đất, lo nhà, cháu ngoại cũng ko phải chăm. ( chứ ko phải 4 cô con gái sẽ ko ai nghèo nhé)
Câu này nói cho đời bố mẹ, mà mọi người cứ áp vào những đứa con là sai ạ."
From: fb

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259