Thursday, January 25, 2024

Tướng Uyên - Gia Cát Lượng

 https://file.nhasachmienphi.com/pdf/nhasachmienphi-tuong-menh-khao-luan.pdf

Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách "Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: "Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”. Vì vậy, để giúp các bậc "chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là "Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết "chí hướng”.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết "biến thái”.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy "kiến thức”.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét "đức dũng”.
5. Cho họ uống rượu say để dò "tâm tính”.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng "liêm chính”.
7. Hẹn công việc với họ để đo "chữ tín”.

Tam hạ

https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0FmikJC6G9cCoBeALXtoojjdoXoZ5VvMfg4gRzbf64wYGoTc8tmbL1uHJGUEYKKtRl?__cft__[0]=AZWhZVM0-fIU_rnATPm_Ny4YQ-cOdGNOtoNW5O7Gt4N1Exs2TqDNG7k-Rh1N68HeEd_jq2hV6DyrRJjAkYejTP3P6h4SdYvyP1grHR8fX6OxGttH-gHsX-UbKCiCIkOTGPEwc2vNdH8qDJFNW2MZLoJk8eAuDkQOahvFcNkZhIvsug&__tn__=%2CO%2CP-R

Tam hạ 三夏: Chỉ mùa hạ. Người xưa gọi tháng 4 là “mạnh hạ” 孟夏, tháng 5 là “trọng hạ” 仲夏, tháng 6 là “quý hạ” 季夏, giản xưng là “tam hạ” 三夏

Phù dung 芙蓉: biệt xưng của hoa sen.
Thanh đình 蜻蜓: con chuồn chuồn.
Viễn quan 遠觀: chỉ có thể từ xa mà ngắm nhìn. Mượn từ bài “Ái liên thuyết” 愛蓮說của Chu Đôn Di 周敦頤đời Tống.
予獨愛蓮之出淤泥而不染, 濯清漣而不妖, 中通外直, 不蔓不枝, 香遠益清, 亭亭净植, 可遠觀而不可褻玩焉.
Dư độc ái liên chi xuất ứ nê nhi bất nhiễm, trạc thanh liên nhi bất yêu, trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi, hương viễn ích thanh, đình đình tịnh thực, khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên.
(Ta chỉ riêng yêu hoa sen mọc nơi bùn lầy mà không nhiễm, tắm gội trong sóng nước trong mà không có vẻ lả lơi. Trong rỗng, ngoài thẳng, không bò lan, không đâm cành, hương càng xa càng thanh khiết, từ dưới nước mọc lên dong dỏng cao, chỉ có thể từ xa mà ngắm nhìn, chứ không thể đến gần mà nâng niu sờ mó.)
Thanh oa 青蛙: con ếch.
Áp 鴨: con vịt.

Wednesday, January 24, 2024

Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu tuệ

 https://www.epochtimesviet.com/co-mot-loai-nguoi-khong-tu-khong-the-day_201342.html

Trong “Luận Ngữ. Vệ Linh Công”, Khổng Tử từng cảm thán rằng: “Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu tuệ, nan hĩ tai!” Dịch văn: Cả ngày chỉ tụ tập nói chuyện phiếm, không nói những lời nghiêm túc, lại thích giở trò khôn vặt thì rất khó có tương lai


Sunday, January 21, 2024

Hàn Tín báo ân

 https://www.facebook.com/photo/?fbid=805542754919998&set=a.202276085246671

Sau khi áo gấm hồi hương, Hàn Tín về nơi quê cũ, nơi ông sinh sống thuở còn cơ hàn.

Ông gặp lại Phiến Mẫu, người đàn bà sống bằng nghề giặt đồ thuê năm nào.

Trong những ngày tháng cơ cực, ôm chí lớn mà chưa gặp thời, Hàn Tín thường xuyên được người đàn bà này cho ăn. Ông đem lòng cảm kích nói: Sau này được làm quan lớn, sẽ báo đáp ân tình.

Không ngờ, đến khi gặp lại thì Phiến Mẫu không còn nhớ Hàn Tín là ai. Bà chỉ nói: những người năm đó tôi cho cơm rất nhiều, quả thực không nhớ ra.

Sau cùng, Hàn Tín cảm tạ người đàn bà và ban ngàn vàng, giúp người đàn bà cả quãng đời còn lại không phải lo lắng thêm điều gì.

Chuyện ân tình ở đời, nghĩa lý chính là: người cho không nhớ, người nhận không quên.

Làm được như Hàn Tín - Phiến Mẫu, thật hiếm người vậy.







Thursday, January 18, 2024

NGŨ HÀNH VÀ CÁC ĐẶC TÍNH

 https://phongthuyvuong.com/kien-thuc/ngu-hanh-va-cac-dac-tinh

Nắm chắc được Ngũ hành trên cơ thể nguời để hiểu được quy luật chế hóa của Ngũ hành trong các mối quan hệ tương sinh - tương khắc - tương hòa.

Bản tính của con người là nói phẩm chất bẩm sinh vốn có. Cái gọi là tính tình tức là chỉ sự mừng, giận, buồn , yêu, ghét và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín luôn có mối quan hệ gắn chặt với kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Tuy bản tính con người tuỳ theo ảnh hưởng của hậu thiên nhiên như hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục mà thay đổi, song căn cứ vào sự vượng suy và sinh khắc của âm dương, ngũ hành đã được thể hiện trong Tứ Trụ thì về căn bản, thiên tính của con người là không dễ thay đổi.

Những cái mà ngũ hành đại biểu như tính tình, màu sắc, mùi vị, nhân thể, bốn mùa, phương vị đều là những đặc tính căn bản. Ngũ hành trong Tứ trụ có mặt thiên lệch về vượng , lại cũng có mặt thiên lệch về nhược. Mặt vượng là chỉ những đặc tính lộ rõ, trội nổi ; mặt nhược chỉ là những tính chìm ẩn hoặc yếu hơn.

Những mặt thiếu khuyết trong Tứ trụ có thể được bổ sung tương ứng để hướng tới cái tốt, tránh được cái xấu. Ví dụ: người mộc vượng thông qua sự cân bằng tổng hợp của Tứ Trụ có thể thể hiện ra tính mộc. Nếu mộc không đủ hay khuyết mộc hoặc mộc bị khắc thì không những có thể thông qua vóc người, cá tính, tướng mạo, sức khoẻ để nhình thấy mà còn có thể đoán biết người đó hàng ngày ăn uống thường nghiện thức ăn chua. Thích chua chính là sự bổ sung bản năng về mặt sinh lý.

Như vậy ta có thể thông qua sự bổ sung lý tính hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, tiền đồ, hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khoẻ, nghề nghiệp để cân bằng tổng hợp cho Tứ Trụ. Tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại.

Chỉ riêng một chữ “bổ” được gợi ý từ sách vở cũng đã giúp cho ta một phương châm để điều chỉnh quy luật vận động sinh mệnh của cuộc sống. Chương 2 của cuốn sách này mọi nội dung đều xoay quanh “bổ”, coi đó là chìa khóa vàng cho Nhập Môn Dự Đoán Theo Tứ Trụ. Hy vọng những người mới học nắm vững được nó để mở được cánh cửa của kho báu về thuật số dịch học.

“Bổ” như thế nào ? Đó là bổ khí. Người ta thường nói: người sống nhờ thở khí. Học thuyết âm dương ngũ hành từ xưa đến nay đối với con người thở khí trời đất để sống mà nói đó chính là bổ khí: kim, mộc, thuỷ, hĩa, thổ. Khí của âm dương ngũ hành bao hàm khái niệm không gian và thời gian của vũ trụ. “Khí của trời đất” chính là khí trong đục của ngũ tinh vận động trong thiên thể mà người đó nhận được tại thời điểm và địa điểm lúc sinh ra.

Từ mệnh lý có thể đoán biết được bẩm tính của con người cũng như có thể đoán ra được diện mạo, vóc dáng, nói năng, cử chỉ, thiện ác.

Thông thường sự dự đoán cao cấp, nhiều tầng không thể chỉ dùng một Tứ Trụ mà phải dự đoán tổng hợp cả các mặt mệnh lý, diện tướng, cốt tướng, vân tay, trong đó lấy mệnh cục làm chủ, các tướng pháp làm bổ trợ, tham khảo, bổ sung.

Độ chính xác của cách dự đoán đó chắc chắn sẽ cao vì đã thốt ra khỏi cách dự đoán chỉ dựa vào một mình Tứ Trụ. Cách đoán đó đã tập hợp được các mặt lộ ra về âm đức, phong thuỷ, nhà cửa, di truyền, ngũ hành của người đó, tức là đã tổng hợp được các nhân tố khác nhau để rút ra kết luận dự đoán.

I. TÍNH TÍNH CON NGƯỜI ỨNG VỚI CÁC KHÍ CỦA NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ.

1. Mộc chủ về nhân, tính thẳng, ôn hoà.

Người mộc thịnh thì tầm vóc cao, chân tay dài, phong cách đẹp, khoé miệng tươi, sắc mặt trắng xanh. Có lòng bác ái thương người, thanh cao khảng khái, chất phác, không giả dối. Người mộc suy thì vóc người gầy, tóc thưa, tính cách hẹp hòi, đố kị, bất nhân. Người mà mộc khí tử tuyệt thì lông mày không ngay ngắn, cổ dài, yết hầu lồi, da thịt khô, hay lừa dối, biển lận.

2. Hoả chủ về lễ, tính nóng nhưng tình cảm lễ độ.

Người mà hoả thịnh thì đầu nhỏ chân dài, vóc người trên nhọn dưới nở, mày rậm, tai nhỏ, tinh thần hoạt bát , cung kính lễ độ với mọi người, tính nóng gấp. Người mà hoả suy thì dáng người góc nhọn gầy vàng, nói năng ề à, dối trá, cay độc, làm việc có đầu, không có đuôi…

3. Thổ chủ về tín, tính tình đôn hậu.

Người thổ thịnh thì thắt lưng tròn, mũi nở, lông mày thanh tú, mắt đẹp, tiếng nói vang và lưu loát, trung hiếu, chân thành, độ lượng, giữ lời hứa, hành động chắc chắn, kết quả. Người mà thổ mạnh quá thì đầu óc cứng nhắc, hiểu biết chậm, tính tình hướng nội, thích trầm tĩnh. Người mà thổ khí không đủ thì sắc mặt ủ rũ, mặt mỏng, mũi ngắn , lòng dạ ác độc, bất tín, vô tình.

4. Kim chủ về nghĩa, tính tình cương trực, mãnh liệt.

Người mà kim thịnh là người không béo không gầy, mặt trắng trẻo, lông mày cao, mắt sâu, sức khoẻ tốt, tinh thần minh mẫn, tác phong quyết đoán, trọng nghĩa khinh tài, tự trọng. Người mà kim mạnh quá thì hữu dũng vô mưu, tham muốn , bất nhân. Người mà kim không đủ thì vóc người gầy nhỏ, tư cách vô tình, có khi nham hiểm, ham dâm, háo sát, biển lận, tham lam.

5. Thuỷ chủ về trí, thông minh hiền lành.

Người mà thuỷ vượng sắc mặt hơi đen, nói năng nhẹ nhàng, rành rọt, hạy lo cho người khác, túc trí đa mưu, học nhanh hơn người. Người mà thuỷ mạnh qua thì hay cãi co,tịnh tình linh tinh. Người mà thuỷ không đủ thì vóc người thấp bé , tính tình bất thường, nhát gan, vô mưu hành động không có thứ tự

II. NGŨ HÀNH CỦA TỨ TRỤ HỢP VỚI NGÀNH NGHỀ VÀ PHƯƠNG VỊ.

1. Mộc

Hợp với phương Đông.

Có thể làm nghề mộc, nghề giấy, nghề trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây non hay các phẩm vật tế lễ, hương liệu hoặc các nghề kinh doanh về các mặt hàng đó.

2. Hỏa

Hợp với phương Nam.

Có thể làm các nghề chiếu sáng, quang học, nhiệt độ cao, các dung dịch nóng, các chất dễ cháy, các loại dầu, rượu, thực phẩm, thức ăn nóng, nghề cắt tóc hay các đồ hoá trang, đồ trang sức, công tác văn nghệ, văn học, văn phòng phẩm, văn hóa, văn nhân, nhà sáng tác, biên soạn, nghề giáo viên, thư ký, xuất bản, công vụ và công việc kinh doanh về những mặt đó.

3. Thổ

Hợp với vùng giữa, hay ở ngay vùng đó.

Có thể làm các nghề về thổ sản, đất đai, ở nông thôn, chăn nuôi các loại gia cầm, làm về vải vóc ,trang phục, thêu dết, về đá, về than, về vùng núi, về xi măng, kiến trúc, mua bán nhà ở, áo đi mưa, ô dù ; đắp đập, sản xuất các loại bình lọ, thùng chứa nước, làm người trung gian, môi giới, nghề luật sư, nghề quản lý nghĩa trang, tăng ni và những công việc, kinh doan liên quan đến các mặt đó.

4. Thủy

Hợp với phương Bắc.

Có thể theo các nghề hàng hải, buôn bán những dung dịch không cháy , nước đá, các loại cá, thuỷ sản, thủy lợi, những đồ ướp lạnh, đánh lưới, chỗ nước chảy, cảng vịnh, bể bơi, ao hồ,bể tắm. Người đó thường hay phiêu bạt bôn ba, lưu thông, hay thay đổi. Tính thuỷ,thanh khiết, là những chất hóa học không bị bốc cháy, làm nghề trên biển, di động, có kỹ năng khéo léo, biết dẫn đạo, du lịch, đồ chơi, ảo thuật, là ký giả, trinh sát, du khách, là những công cụ dập tắt lửa, câu cá, nghề chữa bệnh hoặc kinh doanh dược liệu, làm thầy thuốc, y tá, nghề chiêm bốc.

5. Kim

Hợp với phương Tây. Có thể theo đuổi các nghề hoặc kinh doanh có liên quan với vật liệu kim loại, tính cách cứng rắn, quyết đoán, biết võ thuật, giám định, là quan thanh liêm, tổng quản ; làm các nghề ô tô, giao thông, kim hoàn, công trình, trồng cây ; khai thác mỏ, khai thác gỗ, nghề cơ khí.

III. NGŨ HÀNH SINH, KHẮC TRONG TỨ TRỤ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC BỘ PHẬN VÀ TẠNG PHỦ TRONG CƠ THỂ CẦN ĐƯỢC BỔ TRỢ.

 

1. Mộc

Mộc : tương ứng với gan và mật, gân cốt và tứ chi. Mộc quá vượng hay quá suy dễ mắc bệnh về gan, mật, cổ, tứ chi, khớp, gân, mắt, thần kinh.

2. Hỏa

Hỏa: tương ứng với các tạng phủ tim và ruột non. Thuộc mạch máu và các hệ thống tuần hoàn. Hỏa vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về ruột non, tim, vai, dịch máu, phần mặt, răng, bụng , lưỡi.

3. Thổ

Thổ: tương ứng với lá lách và dạ dày. Thuộc ruột và cả hệ thống tiêu hóa. Thổ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh lá lách, dạ dày, sườn, vùng bụng, lưng, ngực, phổi.

4. Kim

Kim: tương ứng với phổi và ruột già. Thuộc khí quản và cả hệ thống hô hấp. Kim quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về đại tràng, phổi, vùng rống, ho đờm, gan, da, trĩ, mũi, khí quản.

5. Thủy

Thuỷ: tương ứng với thận và bàng quang. Thuộc não và hệ thống tiết niệu. Thuỷ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về thận, bàng quang, bắp đùi, chân, đầu , gan, tiết niệu, âm bộ, phần thắt lưng, tai, tử cung.

Mộc Thuỷ Thổ Hoả Kim, Nhân Trí Tín Lễ Nghĩa

 http://tuvi.cohoc.net/co-ban-ngu-hanh-phan-2-nid-1549.html

Mộc chủ Nhân : Mộc là cây cối, cây cối có sinh có tử, giống như con người vậy, cho nên Mộc chủ về Nhân, con người sinh ra "nhân tri sơ tính bổ thiện", con người sinh ra cũng giống như mầm cây non, thể hiện cho cái khí sinh thành của trời đất. cho nên Mộc chủ Nhân.

🍀 BÍ MẬT NGƯỜI MỆNH MỘC 🍀
Các năm sinh thuộc mệnh mộc : 1988, 1989, 1980, 1981, 1972, 1973, 1950, 1951, 1958, 1959
☘ Một số ngành nghề có liên quan đến mộc như : làm vườn, trồng trọt, lâm nghiệp, đồ gỗ, dụng cụ bằng gỗ, nội thất bằng gỗ, may mặc, nghề giấy, sách báo, văn hoá giáo dục, thủ công mỹ nghệ, mây tre lá. Học thuật, văn hoá, giáo dục, từ thiện, tôn giáo, y tế trị liệu, nguyên liệu làm thuốc.
☘ Chữ "Nhân" tượng trưng cho người có năm sinh ngũ hành là mộc. Người hiền từ, nói năng nhẹ nhàng, từ tốn, có sức sống mãnh liệt , dễ được mọi người yêu mến .
☘ Nhân là mộc đại diện cho sự vươn lên, che chở. Thường liên quan đến ngành giáo dục hoặc những người thích nói chuyện về triết lý . Đặc biệt vì họ mang tính giáo dục nên sẽ không thích người khác nói đến họ , không thích ai dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho họ.
☘ Người mệnh mộc thường sẽ phòng thủ rất cao, tính đường ăn chắc mặc bền.
Vài Lời Chia Sẻ!

Thuỷ chủ Trí : Thuỷ có đặc tính nhẹ nhàng, nước chảy chổ trủng, luôn vận động linh hoạt thay đổi, bốc hơi tán thành mây mà mưa thì tụ lại, cũng giống như con người suy nghỉ, tư duy luôn linh hoạt tuỳ hoàn cảnh và đời sống mà uyển chuyển. cho nên Thuỷ chủ Trí

Thổ chủ Tín : Thuỷ nhờ có Thổ mà thành ao hồ, Mộc nhờ có Thổ bồi đắp mà sinh trưởng, kim nhờ có Thổ mà được sinh, Hoả nhờ có Thổ mà bớt phần mãnh liệt, Thổ làm tối hoả. cho nên Thổ là trung tâm của ngũ hành, ở ngôi trung chính, Thổ là đất, đất thì vững chãi, và rộng lớn, cũng giống như chữ Tín, không thay đổi.

Hoả chủ Lễ : Hoả được Mộc sinh, Mộc chủ về Nhân, con người khi lớn trước cần học lễ phép. mà Hoả thì bừng sáng, dáng dạ, toả ra như ánh mặt trời giống như một người hiểu Lễ, cung kính, sáng dạ hành lễ vậy.

Kim chủ Nghĩa : Kim có tính cương cường, cứng cáp, phát ra âm thanh vang vọng, giống như một người quân tử can trường bất khuất, có nghĩa khí, hào hùng, xem trọng chữ Nghĩa huynh đệ, cho nên Kim chủ Nghĩa


Ngũ hành tuân theo quy tắc của Dịch, cùng cực tất phản biến, Thái quá thì bất cập, trung hòa thuần túy mới là tốt.

Kim nhờ Thổ sinh, Thổ nhiều thì Kim lại bị chôn vùi,

Thổ nhờ Hỏa sinh, Hỏa nhiều thì Thổ lại bị cháy khô khốc,

Hỏa nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều thì Hỏa quá mãnh liệt,

Mộc nhờ Thủy sinh, Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt,

Thủy nhờ Kim sinh, Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Kim có thể sinh Thủy, Thủy nhiều thì Kim bị chìm,

Thủy có thể sinh Mộc, Mộc nhiều thì Thủy bị cạn,

Mộc có thể sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt hết,

Hỏa có thể sinh Thổ, Thổ nhiều thì Hỏa u ám mờ mịt,

Thổ có thể sinh Kim, Kim nhiều thì Thổ biến thành cằn cỗi.

Kim có thể khắc Mộc, Mộc cứng thì Kim sứt mẻ,

Mộc có thể khắc Thổ, Thổ dày thì Mộc bị gãy,

Thổ có thể khắc Thủy, Thủy nhiều thì Thổ cuốn đổ,

Thủy có thể khắc Hỏa, Hỏa nhiều thì Thủy bị nóng bốc hơi,

Hỏa có thể khắc Kim, Kim nhiều thì Hỏa bị tắt.

Kim yếu gặp Hỏa, tất sẽ tan chảy

Hỏa yếu gặp Thủy, tất sẽ tắt ngấm

Thủy yếu gặp Thổ, tất bị tắc nghẽn

Thổ yếu gặp Mộc, tất sẽ sụt lở

Mộc yếu gặp Kim, tất bị chém đứt.

Cường Kim đắc Thủy, như mũi (gươm) cùn được mài sắc

Cường Thủy đắc Mộc, như được tiết bớt được khí

Cường Mộc đắc Hỏa, như dốt đặc được biến hóa thành sáng ra

Cường Hỏa đắc Thổ, như ngăn được cuồng nhiệt

Cường Thổ được Kim, như hạn chế được cái hại của nó.

Chú : Cường là mạnh mẽ, cứng cáp, cương mãnh. Cường Kim là Kim quá nhiều, cứng cáp, nhưng thô ráp, có Thủy mài cho thành binh khí sắc bén.

Cương Thủy như cơn lũ đầu nguồn, rất mạnh mẽ, cuốn trôi nhiều thứ, khí thế quá mạnh cho nên xấu. có Mộc hút bớt Thủy thì Thủy bị yếu đi không còn gây hại nữa, giống như Rừng đầu nguồn vậy.

Cường Mộc đắc Hỏa, giống như 1 đống củi vậy, khôn khan, như người dốt, có Hỏa thì phát sáng, phát sáng chủ trí tuệ, hay nói sáng trí, sáng da...đây gọi là Mộc Hỏa thông minh. 

Cường Hỏa đắc Thổ, Hỏa quá mãnh liệt thì hung tàn, giống như đám cháy rất mạnh, thiêu đốt mọi thứ. nếu có Thổ (Đất ướt) thì hỏa bớt cháy, và dần trở thành ngọn lửa nhỏ. 

Cường Thổ đắc Kim, Thổ quá vượng, không cứng thì vạn vật khó sống, lại khắc hại Thủy, hút hết Thủy. nếu có Kim thì Thổ sinh Kim mà tiết bớt cái vượng của nó làm cho Thổ trở nên ôn hòa hơn.

Thursday, January 11, 2024

Desmond Tutu

 https://www.oxfordreference.com/display/10.1093/acref/9780191843730.001.0001/q-oro-ed5-00016497

Desmond Tutu 1931– 
South African Anglican clergyman 

  1. If you are neutral in situations of injustice, you have chosen the side of the oppressor. If an elephant has its foot on the tail of a mouse and you say that you are neutral, the mouse will not appreciate your neutrality.
    attributed, said before 1986
  2. We may be surprised at the people we find in heaven. God has a soft spot for sinners. His standards are quite low.
    in Sunday Times 15 April 2001
  3. My father used to say: ‘Don't raise your voice, improve your argument’.
    address at the Nelson Mandela Foundation in Houghton, Johannesburg, 23 November 2004, in Africa News 24 November 2004

Hồi hương ngẫu thư

 https://www.thivien.net/H%E1%BA%A1-Tri-Ch%C6%B0%C6%A1ng/H%E1%BB%93i-h%C6%B0%C6%A1ng-ng%E1%BA%ABu-th%C6%B0-k%E1%BB%B3-1/poem-qUeDhQkM3oaUwa-3OBCcqw

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

 

Dịch nghĩa

Tuổi trẻ ra đi, già mới về,
Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết.
Trẻ con trong thấy, không nhận ra,
Cười hỏi, khách từ phương nào đến?


Hồi hương ngẫu thư kỳ 2

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa,
Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính hồ thuỷ,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.

 

Dịch nghĩa

Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng,
Gần đây xóm làng con người nửa đã thay đổi mất.
Duy chỉ có Kính hồ ở trước cửa,
Gió xuân về vẫn không thay đổi con sóng xưa.

Thursday, January 4, 2024

Vi Nhân Bất Phú, Vi Phú Bất Nhân

 https://www.facebook.com/groups/2375749905819336/?multi_permalinks=7014634298597517&hoisted_section_header_type=recently_seen&__cft__[0]=AZX7TMsI9iR8KCGaP9XeWO32g36ZPx-UgHgKDBjX4umanXwt3IqisX7oBe5nbds8CtvVSvJlhq4eujA9jlA-lRpxmhBK070_LUsupPyBZtYpebvPH1RlKXAH_lDTZIkuFn1lXtWCt3mGtzahNFGescX9vd75bsPSBTYJMHu2NIJCDKeuzGdIvM2ritQlPGenNKg&__tn__=%2CO%2CP-R

Vi Nhân Bất Phú
為 仁 不 富
Vi Phú Bất Nhân
為 富 不 仁
(theo ý hiểu của Phạm Cường)
A _ Nguồn gốc:
Trích nguyên văn từ từ điển
Hán Việt
Chỉ biết thu góp tiền của làm giàu mà chẳng bận tâm gì cả về nhân nghĩa đạo đức. ◇Mạnh Tử 孟子: Thị cố hiền quân tất cung kiệm lễ hạ, thủ ư dân hữu chế. Dương Hổ viết: 'Vi phú bất nhân hĩ, vi nhân bất phú hĩ' 是故賢君必恭儉禮下, 取於民有制. 陽虎曰: 為富不仁矣, 為仁不富矣 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Vậy nên bậc vua hiền thì giữ mình khiêm cung, ăn xài tiết kiệm, có lễ độ với kẻ bề tôi, và lấy thuế của dân có chừng mực. Dương Hổ nói rằng: 'Kẻ lo làm giàu thì chẳng có nhân, người làm nhân thì chẳng được giàu.'
B _ Nên hiểu:
Thường thì nội trong một sự việc nào đó thì khi con người ta:
Thiên (hướng) về Phú (lợi về vật chất) tức Phú 'Giàu' tăng lên
Thì Nhân [vấn đề vị tha (vì người khác) mà cụ thể là tính thương, yêu lòng bác ái] sút giảm.
Ngược lại thì tăng Nhân giảm Phú.
Ví dụ:
Ông A có tổng chi phí cho một sản phẩm là 100k.
Khi ông bán cho khách hàng:
-> Vì lòng thương người mua ông chỉ cộng thêm 10k tức bán cho khách 110k
-> Vì muốn được nhiều tiền hơn ông cộng thêm 30k tức bán cho khách 130k.
□○●■
Còn người ta đầu tư làm to thì thu nhập lớn
NÊN
=> không phải cứ:
Người Phú (Giàu có) là bất Nhân
hay ngược lại
(Người giàu lòng Nhân là không Giàu có)
C _ Lời kết:
Ở đời ta không nên chụp mũ cho một người nào đó, còn với một nhóm người thì không bao giờ có sự đồng nhất tuyệt đối nên kết luận điều gì đó trong bản chất có chăng cũng chỉ là
" đa số " mà thôi.

Về ba vấn đề có liên quan đến chữ Phú:
01
"Phi sĩ bất Hưng
Phi nông bất Ổn
Phi công bất Phú
Phi thương bất Hoạt"
Tác giả của câu này là
Nhà bác học Lê Quý Đôn.
Theo đó như tôi hiểu thì với một Đất nước, Quốc gia mỗi hạng dân đóng góp một nhóm vai trò chính, trong đó nhóm công nghiệp là nhóm lòng cốt của Giàu có (Phú).
02
Xã hội xưa phân ra 4 hạng dân:
Sĩ, Nông, Công & Thương.
Và khoảng 1940 khi tiền thân của lá quốc kỳ hiện nay xuất hiện. Ngôi sao vàng 5 cách tượng trưng đại đoàn kết dân tộc với 5 thành phần xã hội
SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG & BINH.
03
Còn ở góc độ phổ thông dân gian người ta thường nói câu
" Phi thương bất Phú "
Câu này nhấn mạnh, đề cao vai trò của Thương mại trong việc làm giàu.
Nói chung tất cả các lĩnh vực ngành nghề thì (buôn) tức là (mua bán sản phẩm) hoặc (kinh doanh sức người, Nhân công lao động) thì thường là giàu có hơn những người công nhân nông dân lao động thuần túy.

Tuesday, January 2, 2024

Lục độ Ba-la-mật

 https://thuvienhoasen.org/a4719/luc-do-ba-la-mat

Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kiatức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiêný nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các Ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc.

Ba-la-mật cũng là mật hạnhđại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan thamtrì giới độ phá giới.... thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệtừ bi và hùng lực. Bằng trí tuệBồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cõi sáu đường. Có từ bi, các Ngài có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí.

Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánhrốt ráoMục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánhchân tâmbản lai diện mục... Nhận ra bản tâm là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với bản tâm là viên mãn Phật quả.

Lục độ Ba-la-mật gồm sáu phương tiện:

Bố thí Ba-la-mật

Trì giới Ba-la-mật

Nhẫn nhục Ba-la-mật

Tinh tấn Ba-la-mật

Thiền định Ba-la-mật

Trí huệ Ba-la-mật

1. Bố thí Ba-la-mật

Hiểu theo sự, bố thí là chia sẻ, ban chocung cấp; gồm 3 loại: tài thípháp thí và vô úy thíTài thí là bố thí tài sản vật chất (ngoại tài) hoặc công laothân mạng của chính mình (nội tài). Pháp thí là dùng lời khuyên răn về đạo đức làm người, khiến ngưới bỏ ác hướng thiện, hoặc dùng chánh pháp hướng dẫn người tu hành để được giác ngộ giải thoátTài thí giúp người đỡ phần khốn khó về thân trong một thời gian nhất định; trong khi tóm lược một pháp yếucon người có thể áp dụng suốt đời tu, nên pháp thí có thể mang đến sự bình ổn nội tâm trong thời gian lâu dài. Người bố thí tài chỉ có một khả năng nào đó để đáp ứng một phần nhu cầu của người nhận; còn người giảng được một đoạn kinh hay, thì dù số người nghe đông bao nhiêu cũng đều có phần lợi lạc. Lại nữa, tài thí chỉ có giá trị nhất thời, trong lúc pháp thí giúp vĩnh thoát sinh tử nên giá trị vô hạn. Như vậy, so với tài thí thì pháp thí thù thắng hơn rất nhiều, nhưng người bố thí phải có trình độ về đạo học và biết cách thu phục nhân tâm.

Vô úy thí là giúp người bớt sợ hãi bằng lời nói hay việc làm. Từ những điều sợ hãi nhỏ nhặt như sợ côn trùng, sợ bóng đen... Đến những nỗi khiếp đảm đối với thiên tai, chiến tranh, bịnh tật, chết chóc... những lời an ủi động viên hoặc hành động bảo bọc vỗ về sẽ làm con người cảm thấy bình an hơn. Thậm chí lúc sắp lâm chung, nếu được nghe kinh kệ, nghe niệm hồng danh chư Phật hoặc được hướng dẫn về những điều cần làm khi bước qua bên kia cửa tử, người sắp mất có thể yên tâm ra đi với một cận tử nghiệp thiện lành.

Hiểu theo lý, bố thí nghĩa là buông xả. Kinh Kim-Cang, Đức Phật dạy: “Bồ tát đối với pháp không nên có chỗ trụ mà làm việc bố thí... Nếu Bồ tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ bàn”. Khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi duyên mà tâm không dính mắc, không khởi niệm phân biệt phê phán, làm tất cả việc vì người khác mà không trụ tướng, đó là hoàn toàn buông xả phù hợp với ý nghĩa sâu xa của bố thí Ba-la-mật.

Như thế, bố thí Ba-la-mật vừa làm lợi cho mình vừa có ích cho người. Đối với người, đây là một nghệ thuật sống, giúp người bớt khốn khổ, bớt sợ hãi lo âu, đem đến niềm an ủi, sự ấm áp của tình người. Không chỉ có tài sản mới bố thí được, mà một lời nói hay, một việc làm nhỏ, một nụ cười vui… phát xuất từ tâm chân thành thiết tha đều mang nhiều lợi lạc. Mọi công đức đều xuất phát từ tâm ý, tâm càng thanh tịnh, càng bớt ngã chấp thì kết quả của việc làm càng lớn lao. Đối với mình, càng bố thí ta càng giảm được lòng tham, càng có niềm vui khi việc làm có ích cho cộng đồng. Tiến thêm một bước, thực hiện hạnh buông xả, ta có thể tự tại an nhiên trước mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc sống. Hình ảnh các thiền sư “đói đến thì ăn, mệt ngủ khò” và khi hết duyên, ngồi kiết già thị tịch trước các môn đệ, là những hình ảnh sáng ngời của sự tự tại đối với sinh và tử.

2. Trì giới Ba-la-mật

Theo tinh thần Bồ tát Đại thừatrì giới có ba trình độNhiếp luật nghi giớiNhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới.

Nhiếp luật nghi giới là nghiêm trì giới luật, gìn giữ oai nghi, thu nhiếp thân tâm thì người khác dễ sinh lòng quí kính, từ đó dễ cảm hoá thu phục họ. Đây là các Bồ tát thuận hạnh, dùng thân giáo làm lợi ích cho người; nhưng nhờ giữ oai nghi tịnh hạnh mà chính mình cũng dễ thăng tiến trên đường tu.

Nhiếp thiện pháp giới là vận dụng nhiều phương tiện giúp đỡ người khốn khó nhằm chinh phục tâm lý người, sau đó giáo hoá người biết hướng tu hành.Việc làm này chủ yếu là lợi tha, đòi hỏi Bồ tát phải có nhiều khả năng và kiến thức trên nhiều phương diệnNgũ minh là một đòi hỏi đúng đắn để Bồ tát có nhiều cơ hội giúp đời giúp người, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay: Nội minh là giáo điển nhà Phật; Ngoại minh là kiến thức thế gianY Phương minh là hiểu biết về y khoa để bảo vệ sức khoẻ cho người; Công xảo minh là hiểu biết về các nghề nghiệp từ thủ công đến khoa hoc kỹ thuật; và Thanh minh là ngoại ngữ để dễ giao tiếp với người nước ngoài.

Đỉnh cao của hạnh Trì giới là Nhiêu ích hữu tình giớiBồ tát nguyện dùng chánh pháp hoá độ tất cả chúng sinh cùng khắp pháp giới. Bằng trí tuệBồ tát biết rõ mọi hàm linh đều có chủng tử giác ngộ. Đây là hạt giống có sẵn; nếu gặp điều kiện thuận lợihạt giống sẽ nảy mầm thành cây, đơm hoa kết quả. Nếu chưa đủ điều kiệnhạt giống ở dạng tiềm ẩn, nhưng chưa bao giờ mất. Đại nguyện của Bồ tát là khơi dậy những hạt giống đang ngủ ngầm và tạo điều kiện để chúng đâm chồi nảy lộc. Kinh thường diễn tả cảnh các vị Bồ tát đến nơi pháp hội của Đức Phật, vị nào cũng có quyến thuộc đi theoQuyến thuộc ấy là những chúng sinh hữu duyên được Bồ tát giáo hoá từ nhiều kiếp. Bồ tát hành hạnh nhiêu ích càng nhiều, quyến thuộc của Ngài càng đông đảo.

Để mang đầy đủ ý nghĩa Ba-la-mật, ba hình thức trì giới nói trên phải phù hợp tinh thần tam luân không tịchBồ tát làm lợi ích cho người nhưng không chấp ngã và chấp các pháp là thật có, nên không thấy thật có mình là người làm, thật có việc đang làm và thật có chúng sinh là đối tượng của việc làm ấy.

3. Nhẫn nhục Ba-la-mật

Theo nghĩa hẹpnhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trở sự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra) và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình).

Theo nghĩa rộng, nhẫn nhục là không sanh tâm khởi niệm khi tiếp duyên xúc cảnh, mà đỉnh cao là Vô sanh nhẫn hay Vô sanh pháp nhẫn. Trước tất cả pháp, dù thấy nghe hiểu biết mọi sự nhưng tâm Bồ tát không xao độngkhông chấp trước. Do tâm không, nên các pháp đều không, dù là pháp thế gian hay pháp xuất thế. Đây là ý nghĩa của Vô tâm trong nhà Thiền, nhẫn nhục xứng theo tự tánh nên phù hợp với Ba-la-mật.

Ngày xưa, các vị Tổ Sư thường tạo những nghịch duyên để thử thách một số môn đệ có khả năng đảm đương việc lớn. Ngài Linh Hựu lúc được thầy giao trọng trách về núi Qui để phát huy tông phong, không được Thầy cho một thứ tài sản vật chất gì, chỉ một thân một mình trên núi hoang đầy thú dữ. Hàng ngày Ngài chỉ uống nước suối ăn quả rừng, ròng rã suốt bảy năm, khi cơ duyên đến mới hoằng truyền chánh pháp, để sau này dưới pháp hội của ngài là cả ngàn môn đệ. Đây là ý nghĩa thâm trầm cùa sự tu hành không ngại khó khổ, nhẫn nhục trước mọi sóng gió gian lao. Cho nên, trong nhà Thiền thường có chủ trương hơi kỳ lạ: không sợ thất bại mà lại sợ thành công. Cây mọc nơi đất khô cằn, nếu lớn lên được thì có lõi rất cứng chắc. Cây mọc nơi đất đai phì nhiêu được vun bón tưới tẩm thường xuyên lại dễ ngã khi có giông bão. Cũng vậy, một người trải qua nhiều gian khổ thử thách mà vươn lên là người đáng tin cậy, có thể giao trọng trách; còn người nào muốn nương nhờ thầy thường ỷ lại, đến khi gặp một trở ngại nhỏ cũng có thể thối tâm bồ đề. Vả lại, khi có nhiều thuận duyên, người tu dễ có ảo tưởng là đường tu rất suông sẻ, tu là để thụ hưởngcuộc đời tu luôn luôn an vui đầy đủ, điều này có hại hơn có lợi cho công phu hành trì.

4. Tinh tấn Ba la mật

Tinh là chuyên ròng, không xen tạp; tấn là siêng năng tiến tới. Việc học và hành đạo của Bồ tát phải tinh chuyên và cần mẫn, đó là tinh tấn. Nhưng tinh tấn thế nào mới đúng với tinh thần Ba-la-mật?

Thiền sư Huyền Giác trong Chứnng Đạo Ca có câu: “Sá gì tinh tấn hướng ngoài khoe” như là lời nhắc nhở. Chúng ta tu trước tiên là cho bản thân, nhưng có tính cách âm thầm chứ không phải khoe khoang cho người khác thấy. Nếu nơi chỗ đông đảo ta làm vẻ tinh tấn tu hànhoai nghi phép tắc; khi không có ai lại chểnh mảng trong công phu, đó là chấp tướnggiả trang và đầy bản ngã, như thế chưa phải thật sự là tinh tấn.

Các bậc Thanh VănDuyên Giác cũng tinh tấn công phu, nhưng đến quả vị ấy là xem như đạt mục đích. Thật sự, các vị chỉ mới ở Hóa thành chứ chưa phải là Bảo sở. Có thể nói, tinh tấn Ba-la-mật là ý nghĩa tu hành của một Bồ tát đang đi trên đường thành tựu Chánh đẳng Chánh giác.

Tinh tấn được ví như nhiên liệu của xe. Thân năm uẩn là chiếc xe, người tu dùng nó để đi đến đích. Nếu xe tốt, người lái giỏi mà không có nhiên liệu thì xe cũng không chạy được. Tinh tấn là điều kiện cần thiết hỗ trợ cho việc tu hànhTrong suốt cuộc đờichúng ta gặp biết bao nhiêu lần thất bại cũng như biết mấy lúc thành công? Nhưng nếu thành công ta không sanh tâm kiêu mạn, lúc thất bại ta không thối chí ngã lòng, thì dù nhanh hay chậm, ta đã có tiến bộ. Đọc lịch sử Đức Phật Thích Cachúng ta thấy rõ rằng, nhờ tinh tấn tu hành mà Ngài thành Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm măm; trong khi Đức Di Lặc tu đồng thời với Ngài, không tinh cần bằng Ngài nên bây giờ vẫn là Bồ tát ở cung trời Đâu Suất.

Mặt khác, tinh tấn phải thường xuyên. Nước mềm đá cứng, nhưng nước chảy thường xuyên sẽ làm đá mòn; giọt nước tinh tấn thường xuyên nhỏ trên tảng đá vô minh sẽ soi thủng được đá. Muốn có lửa phải cọ sát hai khúc cây liên tục, cây nóng dần mới phát tia lửa. Một Thiền sư có bài kệ:

Trong cây vốn có lửa

Tia lửa lại sáng lòa

Nếu bảo cây không lửa

Cọ sát sao lại ra?

Trong chúng ta vốn có lửa trí tuệ, phải tinh tấn cọ sát liên tục, lửa trí tuệ ấy mới phát sinh. Nếu có lúc quá ư siêng năng, nhưng có khi lại bê trễ, thì sự tu hành khó đạt kết quả mong muốn. Chúng ta không cần phải có hình thức sinh hoạt gì đặc biệt hoặc tỏ vẻ khác đời, chỉ cần sống và tu một cách bình thường, không biếng nhác lười mỏi trong công phuđều đặn ngày này qua ngày khác, như thế là hợp lẽ đạo.

Tinh tấn còn có nghĩa là năng lực của nội tâm và dùng năng lực ấy để phục vụ cho người khác. Thế nào là năng lực của nội tâm? - Khác với người thế gian cần cù làm ăn học hành nhưng có xu hướng theo ngoại dục và chú trọng đến nhu cầu vật chất; người tu, một mặt phải giữ gìn sức khỏe thể chất, nhưng quan trọng hơn là phải giữ sức khoẻ tinh thần, nghĩa là làm sao để tâm không bị quay cuồng theo ngũ dục, ngày càng có sự an lạc và tăng trưởng trí tuệ. Được như thế, người tu mới có thể giúp đỡ mọi người một cách tích cực và có hiệu quảÝ nghĩa của việc tu hành Bồ tát đạo là vừa làm lợi ích cho người, đồng thời cũng được lợi ích cho mình. Giữa Bồ tát và chúng sanh có sự liên hệ chặt chẽ và hai chiều: Nhờ Bồ tát mà chúng sanh bớt khổ, biết đường hướng tu hành; nhờ chúng sanh mà Bồ tát tự hoàn thiện mình khi làm việc phụng sự và giáo hóa.

Tinh tấn thường xuyên liên tục cần có sự hỗ trợ của ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Trên đường tu, không phải lúc nào mọi người cũng cư xử tốt đẹpmọi việc cũng êm xuôi như ý“Phật cao một thước, ma cao một trượng”. Khi mới sơ phát tâm, nội lực còn kém thì ít bị ma chướngChúng ta tu càng tiến thì ngũ dục lục trần càng công phá mãnh liệt, nghịch duyên càng kéo đến liên miênNếu không có ý chí kim cương và nghị lực vững mạnh, người tu khó có thể vượt qua những chướng ngại trùng điệp ấy. Đối với Bồ tát, chướng duyên là thắng duyên, vì chúng củng cố và phát triển nghị lực, hùng lực cho các Ngài, giúp các Ngài tiến nhanh hơn trên đường đạo. Đề-Bà-Đạt-Đa được Đức Phật gọi là Thiện hữu tri thức bậc nhất của Ngài, cũng chính vì lý do này.

5. Thiền định Ba-la-mật

Trong 49 ngày đêm ngồi dưới cội cây Tất-bát-la bên dòng sông Ni-liên-thuyền, Đức Phật nhờ thiền định mà dứt sạch mối manh sinh tửchứng quả Vô thượng Bồ Đề. Những vị đệ tử của Ngài cũng nhờ thiền định thành A-la-hán, không còn luân hồi trong ba cõiBồ tát thệ nguyện vĩnh kiếp ở trong trần lao giáo hóa chúng sanh, cũng phải nhờ thiền định để không bị nhiễm nhơ trần tục. Điều này cho thấy, thiền định là cốt lõi, là sức sống của Đạo Phật, là căn bản của công phu hành trì trong mọi tông phái.

Nội dung của thiền định là sự bình ổn nội tâm, không quay cuồng theo trần cảnhLục Tổ Huệ Năng trong kinh Pháp Bảo Đàn định nghĩa về thiền định như sau: “Ngoại ly tướng tức thiền, nội bất loạn tức định”. Thiền là bên ngoài không dính mắc vào các pháp, định là nội tâm không còn vọng tưởng lăng xăngThiền định không chỉ ở trong tư thế ngồi, mà ở bất cứ mọi nơi mọi lúc, nên là một thực tại bất ly thế gian. Trong thời đại văn minh khoa học mà tiện nghi vật chất được xem như nhu cầu thiết yếu, cuộc sống hối hả tranh đua làm con người ngày càng bị căng thẳng thần kinh, càng mất đi sự bình an cần thiết cho sức khỏe tinh thần. Bệnh tật của tinh thần kéo theo bệnh tật về thể chất, và thiền định chính là phương thuốc hữu hiệu có thể điều trị những bệnh về thân và tâm ấy.

Thiền định giữ tâm người tu bình thản an nhiên trước phong ba bão táp của cuộc đờiĐặc biệt đối với bát phong([i]) được xem như là thước đo định lực của người tu, nếu có thể bất động như gió thổi qua màn lưới thì mới là người đạt đạo. Cũng nhờ thiền định mà Bồ tát hững hờ với mọi cám dỗ lạc thú thế gian, nên làm tất cả phật sự mà không vướng vào danh lợi tài sắc. Từ đó, Bồ tát hít thở được không khí tự do đích thực phát xuất từ tâm thanh tịnh của chính mình.

Tiến thêm một bước, thiền định là phương tiện cho trí tuệ vô thượng phát sinh. Có những lúc toạ thiền, tâm hoàn toàn rỗng rang vắng lặng, người tu nhận ra từ trong cõi miền sâu xa của tâm thức, có một năng lực vận hành. Đây là cái BIẾT một cách trực tiếp và thấu thể về tất cả các pháp, biết không qua ý thức phân biệt nhị nguyên, khởi nguồn của TRÍ VÔ SƯ, đỉnh cao của cuộc đời tu hành. Tất cả giáo pháp của Đức Phật đều lưu xuất từ trí tuệ này, nên khi Bồ tát có một trình độ tâm linh khả dĩ, thì sự giáo hóa của các Ngài sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho quần sanh. Nhưng thiền định như thế nào mới khế hợp với tinh thần Ba-la-mật?

Thiền định Ba-la-mật là Bồ tát không chấp vào cảnh giới chứng ngộ. Nhà Thiền có câu “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma” để nhắc nhở người tu không được chấp trước, trú trước và nhiễm trước vào những cảnh giới sở chứng, vì đó chỉ là do tâm biến hiện. Bồ tát luôn học và tu theo tinh thần vô sở cầu vô sở đắc, nên không có niệm ưa thích niết bàn hay chán ghét địa ngục, nhờ vậy mới hoàn thành hạnh nguyện độ sanh.

6. Trí huệ Ba-la-mật

Đạo Phật là đạo giác ngộĐức Phật là bậc giác ngộ vô thượng, nên tất cả những người con Phật đều xem giác ngộ là sự nghiệp chung thân. Dù đang công phu theo pháp môn nào, người tu cũng đặt trí tuệ lên hàng đầu. Bồ tát tu theo Lục độ thì chi phần thứ sáu tức Trí huệ Ba-la-mật cũng là chỗ y cứ của năm chi phần trên.

Trí huệ Ba-la-mật, còn gọi là Bát nhã Ba-la-mật, là trí huệ của một bậc Bồ tát đã quán triệt chân tướng của vạn pháp. Nhờ trí huệ cứu cánh cùng tột này, Bồ tát thiết lập nhiều phương tiện, tuỳ căn cơ trình độ và sở thích của chúng sanh để giáo hóa họ một cách hiệu quả.

Có ba cấp độ Bát nhã:

1. Văn tự Bát nhãĐây là giai đoạn đầu dành cho người sơ cơ, nhưng rất cần thiết và được xem là bước căn bảnChúng ta học trên kinh sách, hiểu lời Phật dạy, sau đó suy gẫm và đối chiếu từ bản thân ta đến các pháp bên ngoài. Trí huệ phát sinh từ đọc và nghe giảng (văn huệ) sau đó phân tích suy luận để hiểu thấu vấn đề (tư huệ) là vốn liếng đầu tiên của một Bồ tát trên bước đường hoằng hóa lợi sanh sau này. Do vậy, trong Tứ hoằng thệ nguyện có câu “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” là ý nghĩa thu gom kiến thức, để tự hoàn thiện mình và để tự có khả năng giúp đỡ giáo dục cho người.

2. Quán chiếu Bát nhãBồ tát Quán Tự Tại khi hành sâu Bát nhã Ba-la-mật, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ nạnChúng ta tu theo Ngài, gia công quán chiếu để thấy rõ thân tâm này do các duyên hợp lại. Đủ duyên thì thành, hết duyên lại trả về không, nên nó không có thực thể. Như vậy, tự tánh của thân tâm ta là không, nhờ duyên hợp nên tạm có. Thân ta như vậy, thân người khác cũng như vậy; cho đến tất cả cáp pháp thế gian và xuất thếtự tánh đều là KHÔNG. Vào giai đoạn này, vẫn còn phân biệt tâm năng quán và cảnh sở quán, nên chưa phải là rốt ráo.

3. Thực tướng Bát nhãBồ tát quán triệt tự tánh Không của tất cả pháp không phải bằng ý thức tư duy suy luận, mà do trí huệ bát nhã thấu rõ đương thể tức không. Ở đây không còn phân biệt Ta-Người năng sởmà cả hai đều hòa nhập, viên dung trong trạng thái nhất nhưBồ tát thâm nhập chân lý tuyệt đối, không phải ở một thế giới nào đó xa xôi, ở một thời khắc nào đó của tương lai không với tới, mà ngay thế giới trần tục. Ngay mảnh đất thực tại nhận chân được thực tướng của vũ trụ vạn pháp. Đây chính là trí huệ Ba-la-mật.

Kinh Pháp Hoa có bài kệ:

Chư Pháp tùng bổn lai

Thường tự tịch diệt tướng

Phật tử hành đạo dĩ

Lai thế đắc tác Phật.([ii])

Bằng trí huệ thực chứng Pháp thân, Bồ tát thấy rõ tất cả các pháp xưa nay, tướng của chúng thường tự vắng lặng. Tướng ở đây là thực tướng vô tướng, vì khi tiếp duyên xúc cảnhBồ tát không khởi niệm phân biệt chia chẻ, chủ thể và đối tượng nhận thức không hai. Mọi cảnh vẫn sống động vẫn lưu chuyển, nhưng tâm hoàn toàn thanh tịnh nên tất cả pháp đều là Phật pháp. Bằng trí giác, Bồ tát nhận ra thực tại nhiệm mầu nghìn đời cũng chỉ trong một sát natại đây và bây giờ. Lìa sóng không thể có nước, lìa bỏ trần tục không thể thấy được niết bànTư tưởng vút cao của Bồ tát Đại thừa là tinh thần bất nhị, đem đến sinh khí cho cuộc đời, vì Bồ tát không hề xa lánh cõi trần để tìm cầu giải thoátBồ tát nguyện vĩnh kiếp hòa quang đồng trần để tự thanh lọc mình và để cứu độ chúng sanh. Vẫn biết có lúc Bồ tát phải ở yên một nơi vắng vẻ, nhưng đó là thời gian củng cố và phát triển đạo lực, trang bị những khả năng cần thiết cho công việc giáo hóa sau này. Khi đã đủ nhân duyênBồ tát vận dụng trí huệ Ba-la-mật làm mọi Phật sựtrí huệ Ba-la-mật soi rọi bản thân để hoàn thành sự nghiệp tự lợi- lợi thacuối cùng viên mãn Phật quả.

* *

*

Lục độ Ba-la-mật vừa là pháp tu, vừa làm nên tinh thể của một vị Bồ tát. Trên đường tu Bồ tát hạnh-hành Bồ tát đạo, vị ấy phải có đủ đại tríđại từđại biđại nguyện: Trên cầu Phật đạo, đạt giác ngộ tối thượng; dưới hóa độ tất cả chúng sanh trong ba cõi sáu đường. Nhờ trì giớitinh tấn  thiền địnhmà phát khởi trí huệ, thấu triệt bình đẳng tánh nơi muôn sự muôn vật, thấy mình và mọi loài chúng sanh không hai không khác. Bằng trí huệBồ tát có khả năng xuất chúng về mọi phương diệnđồng thời phát khởi lòng từ bi, do vậy có thể nhẫn nhục để hành hạnh bố thí. Do làm tất cả hạnh nguyện với tinh thần Ba-la-mật, nên viên dung giữa mình và người, không có tâm mong cầu sở hữu. Vì nhân vô vi nên đạt quả cứu cánhphương pháp tu của các Ngài vừa làm lợi ích cho mình, vừa giúp được cho người một cách trọn vẹn. Kính ngưỡng nhân cách vĩ đại của Bồ tátchúng ta cũng nguyện noi gương các Ngài, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để tiếp bước trên con đường Đức Phật đã đi và đã đến đích.



[i] Tám tình huống thường xảy ra trong cuộc sống, ví như tám ngọn giólợi (thu được tài sản), suy (hao tài tốn của), hủy (bị phỉ báng), dự (được vinh dự), xưng (được khen tặng),  (bị chê bai), khổ và lạc (khổ và vui)

[ii] Tạm dịch: “Các Pháp xưa đến nay / Tướng thường tự vắng lặng / Phật tử hành đạo rồi / Đời sau được làm Phật.”

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...