Thursday, January 4, 2024

Vi Nhân Bất Phú, Vi Phú Bất Nhân

 https://www.facebook.com/groups/2375749905819336/?multi_permalinks=7014634298597517&hoisted_section_header_type=recently_seen&__cft__[0]=AZX7TMsI9iR8KCGaP9XeWO32g36ZPx-UgHgKDBjX4umanXwt3IqisX7oBe5nbds8CtvVSvJlhq4eujA9jlA-lRpxmhBK070_LUsupPyBZtYpebvPH1RlKXAH_lDTZIkuFn1lXtWCt3mGtzahNFGescX9vd75bsPSBTYJMHu2NIJCDKeuzGdIvM2ritQlPGenNKg&__tn__=%2CO%2CP-R

Vi Nhân Bất Phú
為 仁 不 富
Vi Phú Bất Nhân
為 富 不 仁
(theo ý hiểu của Phạm Cường)
A _ Nguồn gốc:
Trích nguyên văn từ từ điển
Hán Việt
Chỉ biết thu góp tiền của làm giàu mà chẳng bận tâm gì cả về nhân nghĩa đạo đức. ◇Mạnh Tử 孟子: Thị cố hiền quân tất cung kiệm lễ hạ, thủ ư dân hữu chế. Dương Hổ viết: 'Vi phú bất nhân hĩ, vi nhân bất phú hĩ' 是故賢君必恭儉禮下, 取於民有制. 陽虎曰: 為富不仁矣, 為仁不富矣 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Vậy nên bậc vua hiền thì giữ mình khiêm cung, ăn xài tiết kiệm, có lễ độ với kẻ bề tôi, và lấy thuế của dân có chừng mực. Dương Hổ nói rằng: 'Kẻ lo làm giàu thì chẳng có nhân, người làm nhân thì chẳng được giàu.'
B _ Nên hiểu:
Thường thì nội trong một sự việc nào đó thì khi con người ta:
Thiên (hướng) về Phú (lợi về vật chất) tức Phú 'Giàu' tăng lên
Thì Nhân [vấn đề vị tha (vì người khác) mà cụ thể là tính thương, yêu lòng bác ái] sút giảm.
Ngược lại thì tăng Nhân giảm Phú.
Ví dụ:
Ông A có tổng chi phí cho một sản phẩm là 100k.
Khi ông bán cho khách hàng:
-> Vì lòng thương người mua ông chỉ cộng thêm 10k tức bán cho khách 110k
-> Vì muốn được nhiều tiền hơn ông cộng thêm 30k tức bán cho khách 130k.
□○●■
Còn người ta đầu tư làm to thì thu nhập lớn
NÊN
=> không phải cứ:
Người Phú (Giàu có) là bất Nhân
hay ngược lại
(Người giàu lòng Nhân là không Giàu có)
C _ Lời kết:
Ở đời ta không nên chụp mũ cho một người nào đó, còn với một nhóm người thì không bao giờ có sự đồng nhất tuyệt đối nên kết luận điều gì đó trong bản chất có chăng cũng chỉ là
" đa số " mà thôi.

Về ba vấn đề có liên quan đến chữ Phú:
01
"Phi sĩ bất Hưng
Phi nông bất Ổn
Phi công bất Phú
Phi thương bất Hoạt"
Tác giả của câu này là
Nhà bác học Lê Quý Đôn.
Theo đó như tôi hiểu thì với một Đất nước, Quốc gia mỗi hạng dân đóng góp một nhóm vai trò chính, trong đó nhóm công nghiệp là nhóm lòng cốt của Giàu có (Phú).
02
Xã hội xưa phân ra 4 hạng dân:
Sĩ, Nông, Công & Thương.
Và khoảng 1940 khi tiền thân của lá quốc kỳ hiện nay xuất hiện. Ngôi sao vàng 5 cách tượng trưng đại đoàn kết dân tộc với 5 thành phần xã hội
SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG & BINH.
03
Còn ở góc độ phổ thông dân gian người ta thường nói câu
" Phi thương bất Phú "
Câu này nhấn mạnh, đề cao vai trò của Thương mại trong việc làm giàu.
Nói chung tất cả các lĩnh vực ngành nghề thì (buôn) tức là (mua bán sản phẩm) hoặc (kinh doanh sức người, Nhân công lao động) thì thường là giàu có hơn những người công nhân nông dân lao động thuần túy.

No comments:

Post a Comment

Đạo Phục Cao Đài Song Linh

Đạo Phục Cao Đài Song Linh https://www.facebook.com/reel/1806203276455701