Wednesday, January 5, 2022

Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, Ni sư, Sư bà, Sư cô, Sa Di

 https://phatgiao.org.vn/dai-duc-thuong-toa-va-hoa-thuong-co-nghia-la-gi-d32554.html

https://tamkyrt.vn/thuong-toa-va-dai-duc-ai-lon-hon/

Đại đức

Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.

Thượng toạ

Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.

Hoà thượng

Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.Còn đối với bên nữ (ni bộ):

Sư cô

Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).

Ni sư

Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.

Ni trưởng

Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai.

Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).



Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Ý nghĩa của các từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng theo nghĩa chung là vậy.

Theo nghĩa chung thì Đại đứcThượng tọa và Hòa thượng đều là những tu sĩ Phật giáo, là chư Tăng, còn gọi là Tỳ kheo (Bhiksu – Bhikkhu), và theo tên gọi chung vốn có từ trước thời Đức Phật thì đấy là các vị sa môn (Sramana – Samana) tức là các tu sĩ, lìa bỏ gia đình , sống thanh bần, ẩn dật…

Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.

Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.

Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.

Điều cần nhớ là ba từ trên, Đại Đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Trường hợp này cũng như các từ tôn xưng Ngài, Đức, Tôn đức, Tôn giả…vậy, không ai tự xưng mình như thế cả.

Về sau, do sự kính trọng của Phật tử từ đời này sang đời khác đối với chư tôn đức nên trước pháp danh của chư tôn thường được nêu thêm các từ Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng… Sự phân biệt càng trở nên rõ hơn khi các từ này được dùng để chỉ sự khác biệt về hạ lạp (tức số năm tu tập của một Tỳ kheo), về vị trí hay về giáo phẩm.

Ba từ Đại Đức, Thượng tọa, Hòa thượng xuất phát từ sự kính trọng của Phật tử đối với các tu sĩ Phật giáo.

Có lẽ sự phân biệt này khời từ kinh Tỳ Ni Mẫu khi kinh chia các tu sĩ Phật giáo ra làm 4 danh xưng dựa theo số năm tu tập: (1) Hạ tọa - từ 0 đến 9 năm, (2) Trung tọa - từ 10 đến 19 năm, (3) Thượng tọa - từ 20 đến 49 năm và (4) Kỳ cựu trưởng túc - từ 50 năm trở lên.

Ý nghĩa của các từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, theo truyền thống cũ, phân biệt Đại đức, Thượng toạ, Hoà thượng như sau:

Đại đức: vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi)

Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Các danh xưng trên được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội đối với chư Tăng có các điều trên và đặc biệt là phải có đức độ, có công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội.

No comments:

Post a Comment

Đạo Phục Cao Đài Song Linh

Đạo Phục Cao Đài Song Linh https://www.facebook.com/reel/1806203276455701