Sunday, May 12, 2024

Triết học và triết lý trong tiếng Việt

 

Triết học và triết lý trong tiếng Việt

Trước tiên chúng ta cần nhắc lại trong tiếng Việt có 2 chữ: triết học và triết lý nhưng không có định nghĩa rõ ràng. Sách Mỹ giải thích rõ, từ philosophy có hai nghĩa: Một nghĩa là tư tưởng của các triết gia. Ví dụ Jean-Paul Sartre là triết gia. Các tác phẩm viết về triết của ông là những tác phẩm triết lý (Philosophic essays: tiểu luận triết lý), ví dụ cuốn: Being and Nothingness / L’être et le néant (1943) (hiện hữu và hư vô). Nghĩa thứ hai là những hoạt động nghiên cứu tư tưởng của những triết gia. Như vậy những tác giả viết sách để tìm hiểu, giải thích các tư tưởng của Jean-Paul Sartre (không phải để tranh luận với ông) thì không được coi là triết gia và tác phẩm của họ được gọi là tác phẩm triết học. Có lẽ, khởi đầu khi tiếp xúc với Triết Tây, các cụ Việt Nam đã dùng chữ “triết lý” ở nghĩa thứ nhất và “triết học” ở nghĩa thứ hai nhưng lại không giải thích rõ ràng cho nên hậu thế bị lúng túng. Theo giải thích của phương tây, chúng ta thấy rõ, nghĩa thứ hai của từ philosophy (triết học) chỉ như một cái thùng (box) hay chiếc xe (vehicle) chuyên chở, giới thiệu, giải thích tư tưởng của các triết gia (triết lý). Cho nên khi nghiên cứu thì người ta nghiên cứu tư tưởng (triết lý) chứ không ai nghiên cứu cái thùng chứa (triết học). Như vậy, khi viết Triết học Giáo dục thì rõ ràng vô nghĩa mà phải viết Triết lý Giáo dục, hàm ý “các tư tưởng về giáo dục”.

No comments:

Post a Comment

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...