Thursday, November 23, 2023

NỨT ĐỐ ĐỔ VÁCH

 


Khi nói về những người có điều kiện kinh tế khá giả, chúng ta thường dùng câu "giàu nứt đố đổ vách". "Vách" thì hẳn ai cũng hiểu, vậy còn "đố" nghĩa là gì?

Ở đây, ta dễ thấy động từ “nứt” đi với “đố và động từ “đổ” đi với “vách”. “Vách” là một danh từ, vậy nên có thể suy ra "đố” cũng là danh từ. Thật vậy, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “đố: thanh tre hay gỗ đóng ở vách, ở cửa để tăng độ cứng”. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng giải thích “đố” có nghĩa là “đoạn tre hay đoạn gỗ đóng ở bức vách để đan nan dừng”.

Từ phân tích trên, ta đã rõ hơn về “đố”. Vậy “giàu nứt đố đổ vách” là giàu như thế nào và từ đâu lại hình thành nên lối nói này?

Nhiều tư liệu cho hay, ngày xưa người ta thường đựng thóc, gạo bằng đấu ở trong nhà, có gia đình còn khoanh gỗ áp vào tường hay cửa để đựng thóc. Nếu lượng thóc gạo quá lớn thì vách tường có thể bị xiêu vẹo, nứt đổ. Thời bấy giờ, nhà nào có nhiều thóc gạo thì được xem là nhà giàu. Cách nói “giàu nứt đố đổ vách” cũng từ đây mà ra.

Như vậy, “đố” trong “nứt đố đổ vách” nghĩa là một cây cứng bằng tre hoặc gỗ đóng ở vách, cửa để tăng độ cứng. Thành ngữ trên xuất phát từ quan niệm xưa, rằng nhà giàu là nhà có nhiều thóc gạo.

No comments:

Post a Comment

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259