Tuesday, February 28, 2023

Hồ sâu thì mặt nước bình lặng

Sông sâu tĩnh lặng, Lúa chín cuối đầu 

Hồ sâu thì mặt nước bình lặng. Người sâu sắc thì bề ngoài bình lặng bên trong kiên định.

Wednesday, February 22, 2023

KIM LŨ Y - ĐỖ THU NƯƠNG

 https://www.facebook.com/kham.luu1/posts/pfbid0x3khVqHxVjGGRUnQrAXoFjczTGGWfC4HMVxR8RyRP67HWda2SevTUkNJ8M3LrKDXl?__cft__[0]=AZVRvKRI7C2841SLmDJXq_rSh5qplztGs3b2uJAw6W4ZvqQ2ZxPInafJprSlIYtz9vUVpqj57UhzDq8BgW2JXlUixWJrWaM2VXCR1VosuQqDHsN5qx3NRq0XSzpmxFSyhNLmOhdQbptKrPIUADZGxrquyeYol6XpZV6PdecPZcYfUnAjCZjE-m5w9jtyBSaX8Rs&__tn__=%2CO%2CPH-R

KIM LŨ Y - ĐỖ THU NƯƠNG
Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.
Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
金縷衣 - 杜秋娘
勸君莫惜金縷衣,
勸君惜取少年時。
花開堪折直須折,
莫待無花空折枝。
Xin tạm dịch nghĩa là:
“Chàng ơi, chàng đừng tiếc cái áo thêu kim tuyến của em.
Chàng hãy tiếc cái tuổi đương thì của em
Em là cành hoa, chàng bẻ được thì bẻ đi
Đừng chờ cây hết hoa, bẻ cành không thì bẻ làm gì?”
Áo kim tuyến (Dịch thơ: Không rỏ)
Áo vàng chàng tiếc mà chi
Tiếc chăng là thuở xuân thì chóng phai
Hoa xinh phải bẻ liền tay
Chớ để lâu ngày lại bẻ cành khô.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Đỗ Thu Nương 杜秋娘 sống vào khoảng thế kỷ VIII đến IX, người Kim Lăng, hay thơ, trước là thiếp của Lý Kỳ 李錡 (tiết độ sứ Trần Hải) từ năm 15 tuổi. Sau Lý Kỳ làm phản bị giết, Đường Mục Tông 唐穆宗 (821-826) đem về làm Cung trung giáo tập một thời gian rồi trả về dân dã.

Monday, February 20, 2023

MA CÔ

 https://www.chuonghung.com/2015/02/dich-thuat-ma-co.html

MA CÔ

          Ma Cô 麻姑 là vị nữ thọ tiên trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc.
          Về lai lịch  của Ma Cô, thấy sớm nhất là ở Thần tiên truyện 神仙傳 của Cát Hồng 葛洪 đời Tấn, lưu hành cũng tương đối rộng. Trong Thần tiên truyện nói rằng: Ma Cô tuổi khoảng chừng 18, 19, rất xinh đẹp, tóc đen tuyền vấn thành búi, còn dư thả xuống tới ngang hông, mặc áo gấm thêu lóng lánh, tư thái vô cùng kiều diễm. Nhưng tay của Ma Cô nhọn như móng chim, không được đẹp cho lắm.
          Liên quan đến lai lịch của Ma Cô có nhiều thuyết. Trừ Thần tiên truyện của Cát Hồng ra, còn có một truyền thuyết khác rất sinh động. Truyền thuyết đó kể rằng, Ma Cô là con gái của Ma Thu 麻秋. Ma Thu người Hồ, từng làm Đông chinh tướng quân cho bạo quân Thạch Hổ 石虎 nhà Hậu Triệu thời Bắc triều thập lục quốc, tính tình hung hăng tàn bạo, khiến người phẫn nộ. Bách tính thường lấy vị hung thần ác sát này để doạ trẻ con hay khóc đêm, bảo rằng : “Ma Hồ đến! Ma Hồ đến!”, nghe nói chiêu này rất linh nghiệm, trẻ con nghe qua nín ngay.
          Nhưng Ma Cô, cô con gái của vị tướng quân tàn bạo này lại rất thương người. Khi Ma Thu bắt dân phu làm nô dịch, “nghiêm khốc xây thành ngày đêm không ngừng, duy chỉ lúc gà gáy mới nghỉ một chút". Vì thế Ma Cô đã bắt chước tiếng gà gáy gáy lên khiên gà ở chung quanh đều cất tiếng, dân phu mệt nhọc được nghỉ sớm một chút. Một thời gian sau, việc đó bị Ma Hồ biết được, tức giận muốn cùng con gái đao binh tương kiến. Ma Cô nghe được vội bỏ chạy vào động tiên cô học đạo thành tiên.
          Vì sao Ma Cô được dân gian tôn làm nữ thọ tiên, cũng có nhiều thuyết. Có thuyết nói rằng Ma Cô từng nói mình đã thấy biển đông 3 lần biến thành ruộng dâu, đồng thời căn cứ vào mực nước ở Bồng Lai 蓬萊 hiện tại so với trước đó mà mình từng thấy đã ít đi một nửa, tiên đoán rằng, biển đông sẽ biến thành đất liền. Từ đó đã diễn hoá thành điển cố “thương hải tang điền” 滄海桑田 (biển xanh biến thành ruộng dâu). Theo truyền thuyết, biển xanh cứ 1 lần biến thành ruộng dâu phải mất cả ngàn vạn năm. Thế mà Ma Cô đã thấy qua 3 lần, cho nên tướng mạo bề ngoài như một cô gái xinh đẹp 18, 19 tuổi, thực ra tuổi đã rất cao, không thể khảo được, nhưng Ma Cô là vị thọ tinh là điều không nghi ngờ gì.
Cũng có thuyết nói rằng Ma Cô từng tại sinh nhật của Vương Mẫu Nương Nương dâng lên hội bàn đào loại linh chi tiên tửu chúc thọ Vương Mẫu Nương Nương. Đây chính là nguồn gốc của truyền thuyết dân gian liên quan đến việc Ma Cô hiến thọ.
Hình tượng Ma Cô dưới cây bút của các hoạ gia đa phần là một vị tiên nữ với dải áo bay phất phới, hoặc chân giẫm lên mây, dắt chim hạc hoặc cưỡi thần  lộc , cùng cây tùng xanh tươi làm bạn, hoặc dáng cao dong dỏng, bàn tay búp sen bưng thọ đào thọ tửu, nét mặt hoan hỉ như ý cát tường. Về tranh tượng Ma Cô thì  bức “Ma Cô hiến thọ đồ” 麻姑獻壽圖 và bức “Ma Cô trịch mễ đồ” 麻姑擲米圖 của đời Thanh là đẹp nhất.  









                                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                                          Quy Nhơn 21/02/2015
                                                                             Mồng 3 tết Ất Mùi

Tuesday, February 14, 2023

Đại học

 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_th%C6%B0

Đại học là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của bộ sách. Đại học vốn chỉ là một thiên trong sách Lễ ký (Kinh Lễ sau này), được Tăng Sâm - một học trò hạng trung của Khổng Tử chế hóa thành. Tuy nhiên, nó chỉ thuộc bộ Tứ thư vào thời Tống, với sự xuất hiện cuốn Tứ thư tập chú của Chu Hi. Trên đại quan, sách Đại học gồm 2 phần:

  • Phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử.
  • Phần sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên.

Đại học đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng của chính mình), Tân dân (làm mới cho dân, ngụ ý sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải cách, bỏ xấu theo tốt) và Chỉ ư chí thiện (an trú ở nơi chí thiện). Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính), tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình).

Minh minh đức ứng với cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm và tu thân trong bát điều mục. Tân dân ứng với tề gia và trị quốc. Chỉ ư chí thiện tương ứng với bình thiên hạ. Bắt đầu từ chỗ làm sáng cái đức vốn sáng, vì có gốc gác tiên thiên của bản thân mình, lấy đó làm khởi điểm cho sự tu đức. Kết quả cuối cùng của quá trình này là làm cho toàn bộ thiên hạ được an trị, đó là cứu cánh của nó. Sự tu đức, được coi là phổ dụng cho tất cả mọi người.Đó là cái gọi là: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản" (Nghĩa là: "từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự sửa mình làm gốc"). Sách Đại học dạy người ta cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi chính dĩ đức" của nho gia.


https://tiengtrunganhduong.com/bo-sach-tu-thu-dai-hoc-trung-dung-luan-ngu-va-manh-tu.htm

Hai chữ đại học ở đây có nghĩa là học vấn uyên bác tinh sâu. Theo đời Chu truyền lại, con cháu quý tộc tám tuổi đã đi học tiểu học, học tập tri thức văn hóa cơ sở và võ nghệ; mười lăm tuổi vào đại học, còn gọi là thái học, học lý luận quản lý chính sự qua các kinh thư. Trịnh Huyền đời Hán nói: “Những học sinh đại học dựa vào tri thức uyên bác tinh sâu, có thể tham gia quản lý chính sự”. Chu Hy đời Tống nói: “Đại học giả đại nhân chi học dã”. Đại nhân ở đây không phải là người có địa vị cao, mà là người có nhân cách cao thượng theo học đại hoc để trở thành người quân tử phò vua, giúp nước.

Friday, February 10, 2023

Câu đối chữ Hán về học tập, tu dưỡng

 

"Học quý hữu hằng thiết mạc bán đồ nhi phế - Tài tu tích luỹ hưu vong nhất quý chi công",
nghĩa là
Học quý ở thường xuyên, chớ có giữa đường lại bỏ,
Tài cần tích luỹ, đừng quên từng chút công lao.

 

 

Hà tất vấn cát hung, hoặc thị, hoặc phi, nhĩ tâm bản lai minh bạch
Vô dung thiểu xu tị, vi thiện, vi ác, thần minh tự hữu hiển linh.
Nghĩa là:
Sao phải hỏi lành dữ, đúng sai, lòng anh đà minh bạch,
Không cần sao chạy tới, lẩn đi, thiện hay ác, thần minh đã sáng soi.

Tích ngọc tích kim bất như độc thư giáo tử
Khoan điền khoan địa mạc nhược khoan lượng đãi nhân.
Nghĩa là:
Tích ngọc, tích vàng chẳng bằng đọc sách dạy con
Rộng ruộng, rộng đất chẳng bằng rộng bụng với người.

Huynh hữu đệ cung nãi quân tử tu thân chi bản
Lễ môn nghĩa lộ vị đại nhân thiệp thế chi phương.
 
Nghĩa là:
Anh thì giúp đỡ, em thì cung kính, ấy là gốc của việc tu thân đối với bậc quân tử
Lấy lễ làm cửa, lấy nghĩa làm đường đi, ấy là phương cách giao thiệp của bậc đại nhân.

Khai quyển hữu ích tri thức tựu thị lực lượng
Tự cường bất tức quang âm quý vu hoàng kim.
 
Nghĩa là:
Mở sách có ích, tri thức cũng là sức mạnh
Tự cường chẳng nghỉ, thời gian quý như vàng.

Niệm tiên nhân lập thân giáo gia bất ngoại cương thường đại tiết
Chúc hậu duệ kế chí thuật sự vô song trung hiếu sơ tâm. 
Nghĩa là:
Nhớ tổ tiên lập thân, dạy bảo chẳng ngoài cương thường đại tiết
Cậy cháu con kế nghiệp, truyền nhau đừng quên trung hiếu sơ tâm.

Học như nghịch thuỷ hành chu bất tiến tắc thoái
Tâm tự bình nguyên tẩu mã dị phóng nan thu.
Nghĩa là:
Học như chèo thuyền nước ngược, không tiến thì lùi
Lòng như ngựa chạy đồng bằng, dễ thả khó bắt.

Luận sự thường tồn trung hậu tâm vật đại phân hắc bạch
Vi văn bất tác khinh bạc ngữ đồ tự sính thư hoàng.
 
Nghĩa là:
Bàn việc giữ lòng trung hậu, chớ phân chia đen trắng
Làm văn đừng có ý khinh bạc, sẽ tự chuốc lấy chê bai.

Tuesday, February 7, 2023

50 câu tinh hoa trong Luận Ngữ

 Trình Y Xuyên, một nhà Nho đời nhà Tống từng nói:

“Có người đọc xong Luận Ngữ mà không thấy gì cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết. Bởi vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay”.
Dưới đây là 50 câu tinh hoa trong Luận Ngữ, chỉ đọc một lần nhưng có thể thọ ích cả đời!
1. “Nhân vô viễn lự, ắt hữu cận ưu”
(Người không lo xa, ắt có buồn gần)
Người không suy nghĩ cho tương tai, ắt có ưu sầu ngay trước mặt.
2. “Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn”.
(Bậc trí yêu nước, người nhân yêu non)
Người thông minh trí tuệ yêu thích sông nước, người nhân đức yêu thích núi non.
3. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”
(Cái mình không muốn, chớ làm cho người)
Điều mà mình không muốn, thì cũng không được áp đặt lên người khác.
4. “Dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín”
(Kết giao bằng hữu, nói lời giữ lời)
Kết giao bằng hữu, nhất định nói lời phải giữ lấy lời, giữ chữ tín.
5. “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”
(Quân tử hòa mục mà không a dua, tiểu nhân a dua mà không hòa mục)
Người quân tử đối nhân xử thế hòa mục mà không mù quáng phụ họa, kẻ tiểu nhân a dua, hùa theo thời thế mà không thể đối nhân xử thế hòa mục được.
6. “Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù!”
(Khổng Tử đứng trên bờ sông nói: Thời gian trôi đi như nước sông này vậy!)
Thời gian trôi qua cũng giống như dòng nước sông này vậy! Ngày đêm không ngừng chảy.
7. “Như thiết như tha, như trác như ma”
(Tu thân như cắt gọt, như mài giũa)
Tu dưỡng hoàn thiện bản thân như điêu khắc ngọc vậy, cắt gọt, mài giũa, cần phải dành nhiều công phu.
8. “Đạo bất đồng, bất tương vi mưu”
(Đạo bất đồng, không thể cùng mưu sự)
Lập trường bất đồng, quan điểm bất đồng, thì không thể cùng nghị đàm, hoạch định mưu lược.
9. “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà”
(Kinh thi có 300 bài, một lời có thể khái quát hết, đó là: Suy nghĩ không tà)
305 bài thơ của Kinh thi, dùng một câu có thể khái quát toàn bộ nội dung của nó, đó là: Tư tưởng thuần khiết, không có những điều tà ác.
10. “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”
(Ta 15 tuổi lập chí ở học tập, 30 tuổi tạo lập được thành tựu, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời, 60 tuổi nghe đều lọt tai, 70 tuổi làm theo lòng mình muốn mà không vượt khỏi quy củ)
Khổng Tử nói: Ta 15 tuổi lập chí vào học tập, 30 tuổi tạo dựng được thành tựu, 40 tuổi mọi sự không còn mê hoặc, 50 tuổi hiểu được quy luật tự nhiên, 60 tuổi có thể nghe lọt tai những ý kiến bất đồng, 70 tuổi tùy ý theo lòng mong muốn, muốn làm gì thì làm cái đó, cũng không vượt ra khỏi phép tắc quy củ.
11. “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ”
(Ôn cái cũ mà biết điều mới, thì có thể làm thầy được rồi)
Thường xuyên ôn tập những tri thức đã học, từ đó có thể thu được tri thức thâm sâu hơn, mới hơn, như vậy có thể làm thầy được rồi.
12. “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu”
(Quân tử hòa hợp tất cả mà không cấu kết, tiểu nhân cấu kết mà không hòa hợp tất cả)
Bậc quân tử đoàn kết mọi người mà không cấu kết với nhau, kẻ tiểu nhân kéo bè kết phái mà không đoàn kết tất cả mọi người.
13. “Tri chi vi tri chi, bất chi vi bất tri, thị trí dã”
(Biết là biết, không biết là không biết, đó là trí tuệ vậy)
Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đó mới là có trí tuệ vậy.
14. “Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã”
(Cái đó mà nhẫn được thì còn cái gì không thể nhẫn được)
Khổng Tử nói về Quý Thị rằng: “Ông ta dùng lễ nghi múa vũ đạo của Thiên tử để múa trong sân nhà mình, việc như thế này có thể nhẫn chịu được, thì việc gì không thể nhẫn chịu được đây?
15. “Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã”
(Nghe chuyện ngoài đường rồi nói chuyện ngoài đường, là vứt bỏ cái đức vậy)
Nghe thấy tin đồn, không khảo chứng đúng sai, tùy tiện truyền tin đồn, chính là vứt bỏ đạo đức vậy.
16. “Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ”
(Sáng nghe Đạo, tối chết cũng được rồi)
Buổi sáng minh bạch biết được chân lý, thì dẫu buổi tối chết, cũng không còn gì phải nuối tiếc.
17. “Tứ hải chi nội, giai huynh đệ dã”
(Trong bốn biển, đều là anh em)
Thiên hạ rộng lớn, đi đến đâu cũng có bằng hữu.
18. “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”
(Quân tử hiểu về nghĩa, tiểu nhân hiểu về lợi)
Quân tử hiểu đạo nghĩa, hành xử theo đạo, lấy nghĩa làm cơ sở đối nhân xử thế; tiểu nhân hiểu tư lợi, hành xử đều vì lợi, chỉ chăm lo vun vén lợi ích cho bản thân.
19. “Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã”
(Thấy bậc hiền tài, suy nghĩ cách để mình cũng như họ, thấy người xấu kém thì tự hướng nội kiểm điểm mình)
Thấy người hiền, nên nghĩ đến cần phải học hỏi họ để giống như họ, thấy người xấu kém, nên tự phản tỉnh chính mình.
20. “Bần nhi vô oán nan, phú nhi vô kiêu dị”
(Nghèo mà không oán trách thì khó, giàu mà không kiêu căng thì dễ)
Nghèo khó mà không oán hận thì rất khó, giàu có mà không kiêu căng thì rất dễ.
21. “Đức bất cô, tất hữu lân”
(Có đức thì không cô độc, ắt có người gần gũi)
Người có đạo đức sẽ không cô lập, ắt sẽ có người thân thiết gần gũi.
22. “Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả hủ dã”
(Gỗ mục thì không thể điêu khắc, tường bằng phân và đất thì không thể mục)
Hình dung một người giống như khúc gỗ mục, không thể điêu khắc đẽo gọt được, lại giống như bức tường bằng phân rồi quét vôi lên, thường là người này không có hy vọng gì nữa.
23. “Thính kỳ ngôn nhi quan kỳ hành”
(Nghe họ nói mà xem họ làm)
Đánh giá một con người, cần xem họ nói, quan sát ngôn hành cử chỉ của họ, mới có thể biết được toàn diện.
24. “Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn”
(Lanh lẹ mà hiếu học, không xấu hổ hỏi người thấp kém hơn)
Hình dung người thông minh nhanh nhẹn lại hiếu học, có thể học hỏi cả những người học vấn thấp hơn họ.
25. “Tam tư nhi hậu hành”
(Suy nghĩ 3 lần rồi mới hành động)
Gặp sự việc luôn luôn suy nghĩ 3 lần, sau đó mới hành động.
26. “Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử”
(Chất phác nhiều hơn văn vẻ thì thô lậu, văn vẻ nhiều hơn chất phác thì giả dối. Văn vẻ và chất phác hoàn mỹ, sau đó mới có thể thành quân tử).
Một người mà cái chất phác nội tại quá nhiều so với cái văn vẻ bên ngoài thì sẽ thể hiện thô lậu, cái văn vẻ bên ngoài mà quá nhiều so với cái chất phác nội tại thì sẽ khoa trương giả dối. Chỉ có văn vẻ và chất phác phối hợp thích đáng, sau đó mới có thể trở thành người quân tử được.
27. “Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả”
(Người biết không bằng người thích, người thích không bằng người vui)
Đối với bất kỳ việc gì, người biết về nó không bằng người yêu thích nó, người yêu thích nó không bằng người coi việc thực hiện nó là niềm vui.
28. “Xảo ngôn lệnh sắc tiễn hỹ nhân”
(Lời nói khéo léo, sắc mặt cười lấy lòng, thì hiếm khi nhân đức)
Người nói năng khéo léo hoa mỹ, sắc mặt tươi cười lấy lòng, rất ít khi có lòng nhân ái.
29. “Mặc nhi thức chi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện, hà hữu ư ngã tai”
(Cứ lặng lẽ mà biết, học mà không chán, dạy người không mệt mỏi, những cái này cái nào ta có đây?)
Lặng lẽ ghi nhớ tri thức, khi học tập không cảm thấy đã đủ, khi dạy dỗ không cảm thấy mệt mỏi. Ba phương diện này, ta đã làm được những cái nào?
30. “Bất nghĩa nhi phú thả quý, ư ngã như phù vân”
(Bất nghĩa mà giàu sang, đối với ta như phù vân)
Dùng thủ đoạn bất nghĩa mà có được phú quý, thì cũng giống như phù vân mà thôi.
31. “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên; trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”
(Trong 3 người cùng đi, ắt có người là thầy của mình; chọn cái tốt của người ta mà học theo, cái chưa tốt của người ta mà tự sửa mình)
Trong nhóm nhỏ, nhất định có người có thể làm thầy của mình. Chọn ưu điểm của họ mà học theo; còn khuyết điểm của họ, thì phản tỉnh bản thân, rồi tự sửa chữa.
32. “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”
(Người quân tử bình thản rộng mở, kẻ tiểu nhân lo lắng ưu sầu)
Người quân tử thì lòng dạ luôn bình thản và rộng mở, kẻ tiểu nhân luôn ưu sầu buồn lo.
33. “Sỹ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn”
(Kẻ sỹ không thể không chí lớn, kiên nghị, gánh vác trọng trách đi con đường dài)
Người có chí không thể không có tấm lòng rộng mở, ý chí kiên cường, vì họ phải gánh vác trọng trách đi trên con đường xa, lâu dài.
34. “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính”
(Không ở vị trí đó thì không bàn về việc của vị trí đó)
Không ở trên vị trí đó, thì không được xem xét sự việc của vị trí đó.
35. “Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhị cận tư; nhân tại kỳ trung hỹ”
(Học rộng mà quyết chí, đặt câu hỏi và suy nghĩ, nhân đức ở trong đó vậy)
Học tập và nghiên cứu sâu rộng, kiên trì chí hướng, khẩn thiết đặt vấn đề và liên tưởng với thực tế suy nghĩ vấn đề, nhân đức là ở chính trong đó.
36. “Tam quân khả đoạt sư dã, thất phu bất khả đoạt chí dã”
(Ba quân có thể mất chủ soái, kẻ thất phu cũng không thể mất ý chí)
Ba quân có thể mất đi chủ soái, nhưng trai nam nhi không thể mất đi chí hướng được.
37. “Tuế hàn, nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã”
(Năm giá lạnh mới biết tùng bách là loài tàn úa sau cùng)
Vào năm thời tiết giá lạnh nhất, thì mới biết cây tùng cây bách là những cây bị úa tàn sau cùng. Con người cũng như vậy, chỉ trong khó khăn thử thách mới nhận ra ai là người có bản lĩnh, ai là người có ý chí vững vàng.
38. “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác”
(Người quân tử tác thành cái tốt đẹp cho người, chứ không tác thành cái xấu cho người khác)
Người quân tử tác thành việc tốt cho người khác, không giúp người khác làm việc xấu. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại.
39. “Sỹ chí ư Đạo, nhi sỉ ư ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã”
(Kẻ sỹ lập chí học Đạo, mà lại xấu hổ vì y phục xấu, ăn đạm bạc, thì không đáng đàm đạo cùng)
Người lập chí truy cầu chân lý mà lại xấu hổ bởi ăn mặc xấu xí, ăn uống đạm bạc, thì không đáng kết giao đàm Đạo cùng.
40. “Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?”
(Mưu việc cho người mà không trung thành sao? Kết giao với bằng hữu mà không tín sao? Truyền thụ mà không luyện tập sao?)
Làm việc cho người khác có làm hết sức hay không, kết giao với bằng hữu có chân thành hay không, dạy bảo người khác, bản thân mình có nghiên cứu luyện tập thật tốt hay không. Những điều này là ba việc hàng ngày đều phải phản tỉnh kiểm điểm lại bản thân.
41. “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất hành”
(Khi thân chính trực, không ra lệnh, mà mọi người đều thực hiện; Thân bất chính, dù có ra lệnh mọi người cũng không chấp hành)
Bản thân phẩm hạnh đoan chính, cho dù không ra mệnh lệnh, mọi người cũng tự giác thực hiện chấp hành. Bản thân phẩm hạnh không đoan chính, cho dù ra mệnh lệnh, mọi người cũng không phục tùng.
42. “Dục tốc tắc bất đạt; kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”
(Muốn nhanh thì không đạt được; Nhìn cái lợi nhỏ thì việc lớn chẳng thành)
Không nên cầu nhanh chóng thành công, không nên tham cái lợi nhỏ. Muốn thành công nhanh chóng, trái lại sẽ không đạt được mục đích; tham cái lợi nhỏ, thì sẽ không làm nên việc lớn.
43. “Vãng giả bất khả gián, lai giả do khả truy”
(Cái đã qua không thể thay đổi được, cái sắp tới thì có thể)
Những việc đã qua không thể vãn hồi được, những việc sắp tới thì còn kịp sửa đổi.
44. “Dĩ ước thất chi giả tiễn hỹ”
(Người luôn ước thúc bản thân mà phạm lỗi thì rất hiếm)
Người thường xuyên ước thúc bản thân, thì rất hiếm khi phạm lỗi, rất hiếm khi mắc sai lầm.
45. “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ?”
(Học được, mà thường xuyên luyện tập, chẳng phải vui lắm sao? Có bằng hữu từ xa đến thăm, chẳng phải vui lắm sao? Người khác không hiểu mình mà không oán hận, chẳng phải quân tử đó sao?)
Học tập mà lại có thể không ngừng ôn tập, đó là việc rất đáng vui mừng, có bằng hữu từ phương xa đến thăm, đó là việc rất đáng vui mừng, người ta không hiểu mình, mà mình cũng không oán hận, đó chằng phải là bậc quân tử đó sao?
46. “Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân”
(Người xưa học vì mình, người nay học vì người)
Người học thời cổ xưa là vì nâng cao bản thân, người học ngày nay là để khoe khoang, hiển thị để người khác thấy.
47. “Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh”
(Thấy lợi thì suy nghĩ đạo nghĩa, thấy nguy nan thì dấn thân trao sinh mệnh)
Khi thấy lợi ích vật chất, thì suy nghĩ đến đạo nghĩa; khi thấy quốc gia lâm nguy, thì nguyện dấn thân phó xuất sinh mệnh. Đó mới là nhân vật lớn, là người đại nghĩa.
48. “Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn”
(Người quân tử không tiến cử người chỉ dựa vào lời nói, cũng không phế bỏ lời nói chỉ bởi người có lỗi)
Người quân tử sẽ không căn cứ vào lời nói, ngôn luận mà tiến cử lựa chọn nhân tài. Cũng sẽ không vì một người nào đó có khuyết điểm, sai lầm mà phế bỏ, không tiếp thu lời nói, ngôn luận của họ.
49. “Xảo ngôn loạn đức. Tiểu bất nhẫn tắc loạn đai mưu”
(Nói năng hoa mỹ sẽ làm rối loạn đạo đức. Việc nhỏ không nhẫn nhịn sẽ làm hỏng mưu lớn)
Nói năng hoa mỹ khéo léo sẽ làm bại hoại đạo đức, việc nhỏ không nhẫn nhịn được, thì sẽ làm hỏng việc lớn.
50. “Bất hoạn nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã”
(Không lo người khác không hiểu mình, mà lo mình không hiểu người khác)
Không sợ người khác không hiểu mình, chỉ sợ mình không hiểu được người khác.

Tam tài giả, Thiên Địa Nhân

 https://www.dkn.tv/van-hoa/tam-tu-kinh-chon-loc-bai-7-tam-tai-la-thien-dia-nhan.html (1) Vợ Hứa Doãn được xếp thứ tư trong bốn người phụ nữ...