Monday, December 19, 2022

NAM TÔN NỮ TI

 Rất nhiều người khi nghe câu “Trọng nam khinh nữ” thì vô cùng bất bình. Kỳ thực “Trọng nam khinh nữ”, không phải ý muốn nói là nam giới thì cao quý, còn phụ nữ thì thấp hèn. Chữ “Tôn 尊” (Cao) và “Ti 卑” (Thấp) trong câu “Nam tôn nữ ti 男尊女卑” vốn có nguồn gốc từ đạo lý Âm Dương hòa hợp của “Kinh Dịch”.

Hàm nghĩa của câu “Nam tôn nữ ti” là ý nói rằng nam giới có đặc tính khí chất của người nam, nữ giới có đặc tính khí chất của người nữ, điều này đã quyết định sự phân công các nhiệm vụ vai trò khác nhau của nam nữ trong gia đình, nam nữ tuân thủ nghiêm ngặt vị trí của mình, gia đình tự nhiên sẽ êm ấm thịnh vượng.
Diễn giải
Câu “Nam tôn nữ ti” xuất phát đến từ “Kinh Dịch”, trong “Kinh Dịch Hệ Từ” có viết: “Thiên tôn địa tị, càn khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ … càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.” (天尊地卑,乾坤定矣。卑高以陳,貴賤位矣。。。。乾道成男,坤道成女 Trời ở trên cao Đất ở dưới thấp, càn khôn đã được định rõ vậy. Lấy tôn cao ti thấp để trình bày rõ, địa vị cao thấp ra sao đã sẵn ở vị trí đó rồi … Cung Càn tạo thành Nam, cung Khôn tạo thành Nữ).
Trong đó “Tôn” là cao, “Ti” là thấp. Là hai từ chỉ vị trí cao thấp. “Thiên Tôn Địa Ti” là để diễn tả ý nghĩa “Trời ở trên Đất ở dưới, Trời cao Đất thấp”, là một cách dùng để miêu tả trạng thái tự nhiên. Trong “Thuyết Văn Giải Tự” có viết: Tôn, được gọi là cao vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Nhã” giải thích: Ti, lùn thấp vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Vận” viết : Ti, ở bên dưới vậy.
“Kinh Dịch” là miêu tả quy luật vận hành của thiên thể vũ trụ. Tư tưởng trung tâm cuối cùng của nó là quy về Âm Dương cân bằng. Phàm là những sự vật không cân bằng, không hòa hợp, cuối cùng nhất định đi lệch khỏi đường lối và quỹ đạo. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ cuối cùng đều tất yếu hướng về hòa hợp và cân bằng. Một tư tưởng trung tâm khác của “Kinh Dịch” , chính là Âm Dương tự có vị trị của nó, Thiên tại vị trí của Trời, Địa ở vị trí của Đất; Âm tại vị trị của Âm, Dương tại vị trí của Dương.
Thiên địa, âm dương, nam nữ là một phương pháp “phân loại” của cổ nhân. “Nam tôn nữ ti” chính là từ “Thiên tôn địa ti” khai triển diễn biến mà sinh ra. Bổn ý của nó là nói “Nam nữ là không giống nhau”. Đây là một cách phân chia của thiên nhiên, trạng thái tự nhiên.
Nam tôn: Làm một người đàn ông – tạo vật đặc biệt của tự nhiên, nếu muốn hợp với “Đạo”, nhất thiết phải giống như Trời. Cao vang công chính (ở địa thế trên cao, âm thanh vang rộng công bằng chính trực), tự cường bất tức (tự mình cố gắng mạnh mẽ không nghỉ), tức là: “Thiên hành kiên, quân tử dĩ tự cường bất tức” (Trời hành theo đạo kiện toàn, người quân tử đi theo đạo không ngừng tự vươn lên);
Nữ ti: Làm một người phụ nữ – tạo vật đặc biệt của tự nhiên, nếu muốn hợp với “Đạo”, nhất định phải giống như Đất, to lớn khiêm nhường, bao dung, lấy đức dày chở muôn vật, vô tư vô oán, chính là: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu tải vật“ (Đất ở tại vị trí của cung Khôn, người quân tử lấy đức lớn mà mang tải vạn vật).
“Nam tôn nữ ti” đề xướng hòa hợp của tự nhiên, âm dương đều có an bài vị trí của mình. Vì vậy “Nam tôn nữ ti” là giảng đạo lý nam nữ nên sống hài hòa như thế nào trong hôn nhân và đời người, và không có nội hàm nam nữ bình đẳng. Một người đàn ông phẩm cách cao thượng, người phụ nữ tự nhiên sẽ tôn trọng anh ta, thuận theo anh ta. Trong gia đình, nam nhân chính trực cao thượng, nữ nhân nhã nhặn khiêm hòa, khoan dung; thì gia đình không có một lý do nào của sự bất hòa. Ở trong xã hội và gia đình như vậy, người phụ nữ cũng tự nhiên có được địa vị tương ứng và sẽ không có sự kỳ thị.
Khác biệt nam nữ và nhiệm vụ của mỗi người
Mạnh tử nói: Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân (Cha con gần gũi thân thiết, vua tôi nhân ái có đạo nghĩa phép tắc, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng. Đai Luân của người này, ở đây cũng chính là năm điều luân thường đạo lý).
Phu (chồng) tựa như thiên (trời), phụ (vợ) tựa như địa (đất). Thiên, nhật nguyệt chiếu rọi, vân vũ hành theo, tưới nhuần đại địa; Địa, gánh đỡ sơn hà, dựng dục trường dưỡng (ấp ủ mầm sống, nuôi nấng dưỡng dục), nhân loại vạn vật, đời đời phồn vinh, sinh sôi không ngừng. Phu (chồng), bảo hộ gia đình, để gia đình không chịu bất kỳ tổn hại; thê (vợ), mang hoài thai nghén, bồi dưỡng giáo dục con cái. Chính là phù hợp đạo lý âm dương, nam nữ phân công bất đồng, nếu như cả hai đều tận tâm với chức trách của mình, thì gia đình tự nhiên được hòa thuận.
Trái lại, nếu như trời không có mưa, thì đất khô hạn, cuộc sống của chúng ta ngay lập tức hỗn loạn; cũng giống như vậy, chồng không kiếm tiền, vợ mất đi chỗ dựa, cuộc sống gia đình ngay lập tức phát sinh rối loạn. Lại nhìn xem hiện tượng tự nhiên, hoa cỏ cây cối là không thể ly khai khỏi mặt đất, chính như em bé cũng không thể rời xa khỏi mẹ vậy, đạo lý trong đó vi diệu. Có thể thấy vợ chồng có nhiệm vụ trong gia đình khác nhau, mà không thể thay thế lẫn nhau.
Trong lịch sử có ghi chép “Chu Triều Tam Thái”: Thái Khương, Thái Nhâm, Thái Tự (ba thế hệ nàng dâu), là thê tử của ba vị quân vương triều đại nhà Chu – Thái Vương, Quý Lịch, Văn Vương. Ba vị quân vương hiền đức, ba vị thê tử đều trang nghiêm chân thành cung kính. Ba vị “Tam Thái” mẫu nghi thiên hạ, thi hành cảm hóa gia quốc, phụ tá ba vị quân vương kiến lập nên triều đại nhà Chu 800 năm hưng thịnh, cũng thai nghén nên văn hóa nho gia sáng lạn của Trung Quốc.
Trong “Liệt nữ truyện, Mẫu nghi truyện. Chu thất tam mẫu” ghi chép: sau khi Thái Tự trở thành phu nhân của Văn Vương, càng thêm hiền thục. Bà vô cùng ngưỡng mộ danh tiếng đạo đức của tổ mẫu Thái Khương và mẹ chồng Thái Nhâm, lại kế thừa đức hạnh hoàn mỹ của họ. Bà cần kiệm chăm lo việc nhà, tương trợ chồng giáo dục con cái, toàn lực hiệp trợ Văn Vương, xử lý việc trong hoàng cung nội viện gọn gàng ngăn nắp, để cho Văn Vương không có bất kỳ ưu lo nào, có thể chuyên tâm đặt tâm trí vào trị vì quốc gia, thi hành chính sách có lợi cho dân truyền bá rộng khắp, giáo hóa đại chúng. Thái Tự được tôn xưng là “Văn Mẫu”, được khen tụng là :“Văn Vương cai trị bên ngoài, mà Văn Mẫu cai trị nội các bên trong.”
Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ hiền hậu nhân đức
“Trong nhà có người vợ hiền lương, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức.” Những người vợ hiền hậu trong lịch sử, vợ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân – Trưởng Tôn Hoàng Hậu chiếm vị trí đầu tiên về làm việc nhân đức không chểnh mảng.
Trưởng Tôn Vô Kỵ là anh trai của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, là bạn tri kỷ với Lý Thế Dân, giúp đỡ Lý Thế Dân thắng lợi lấy được thiên hạ. Đường Thái Tông muốn để cho Trưởng Tôn Vô Kỵ nhậm chức Tể Tướng, Trưởng Tôn Hoàng Hậu lại bẩm tấu rằng: “Thiếp đã được lập làm Hoàng Hậu, tôn quý vô cùng, thiếp thực sự không muốn để huynh đệ con cháu của mình phân bố đưa vào hàng ngũ triều đình. Lữ Hậu của Hán Triều, bỗng nhiên cả gia đình được vinh quang, có thể thấy bài học lịch sử mà làm tấm gương cho mình. Vì vậy, thiếp xin bệ hạ nhất định đừng để huynh trưởng ca ca nhậm chức tể tướng.”
Dưới sự nhún nhường ba lần của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, Đường Thái Tông chỉ có thể để Trưởng Tôn Vô Kỵ đảm nhận một chức vị hư danh “Khai Phủ Nghi Đồng Tam Tư” như vậy.
Khi con gái của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Trưởng Nhạc Công Chúa xuất giá, Đường Thái Tông ban thưởng vật phẩm cho con gái nhiều dư hơn gấp đôi so với vật phẩm xuất giá của con gái Đường Cao Tổ – Trưởng Công Chúa. Chính vì điều này, Ngụy Trưng ở trước mặt Đường Thái Tông đề xuất ý kiến bất đồng.
Trưởng Tôn Hoàng Hậu sau khi biết được, không những không trách tội Ngụy Trưng, mà còn khen ngợi thêm nữa. Dưới sự lo liệu của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, Trưởng Tôn Công Chúa đã không mang theo bất kỳ vật phẩm hồi môn phong hậu nào.
Trưởng Tôn Hoàng Hậu bình thường lời nói và việc làm, tuân thủ lễ chế, từ trước giờ không can dự sự việc chính trị triều đình. Nhưng bởi vì Trưởng Tôn Hoàng Hậu lời nói đoan chính ngay thẳng, Đường Thái Tông đối với vợ mười phân xem trọng, thường cùng với vợ đàm luận chuyện quốc gia đại sự, đề cập đến các vấn đề chi tiết thưởng phạt. Trưởng Tôn Hoàng Hậu không muốn để bản thân mình đảm nhận thân phận đặc thù nào can dự vào chuyện quốc gia đại sự, bà cho rằng nam nữ là khác nhau, nên tự mình đảm nhận trách nhiệm chức vụ của riêng mình.
Trưởng Tôn Hoàng Hậu không can dự triều chính, lại có thể luôn luôn có những lời khuyên can có lợi đối với Lý Thế Dân, giúp đỡ trượng phu xử lý tốt quan hệ vua tôi, bổ nhiệm quần thần chính trực mà xa rời nịnh thần.
Tể tướng Ngụy Trưng trực ngôn (ngôn từ ngay thẳng trung trực) can gián, gặp phải Lý Thế Dân làm những sự việc không đúng, ngay lập tức dám bước ra khuyên can, có lúc làm cho Lý Thế Dân rơi vào tình huống khó xử. Một lần, Đường Thái Tông muốn đi ra ngoại thành săn bắn, vừa mới xuất cung ra khỏi cửa, gặp ngay Ngụy Trưng ở đối diện, Ngụy Trưng thăm hỏi hiểu rõ tình huống, lập tức nêu lên ý kiến thưa với Đường Thái Tông rằng: “Trước mắt hiện đang vào giữa tiết xuân, vạn vật nảy mầm sinh trường, cầm thú mớm mồi cho con trẻ, không thích hợp đi săn, thỉnh bệ hạ hãy hồi cung.”
Đường Thái Tông kiên trì đi chơi, Ngụy Trưng không chịu thỏa hiệp, đứng ở giữa đường kiên quyết cản lối ra của Đường Thái Tông. Đường Thái Tông trong cơn tức giận không thể ngăn trở, nổi giận đùng đùng xuống ngựa quay về cung.
Đường Thái Tông quay về cung gặp Trưởng Tôn Hoàng Hậu, vẫn còn đang tức giận mà nói: “Nhất định phải đem lão già ngoan cố Ngụy Trưng giết chết đi, mới có thể trút hết cơn giận dữ của ta!” Trưởng Tôn Hoàng Hậu hỏi rõ nguyên do sự tình, thì lặng lẽ quay vào nội thất mặc lễ phục đội mũ, sau đó nét mặt trang trọng đến trước Đường Thái Tông, khấu đầu hành lễ, miệng nói ngay : “Chúc mừng bệ hạ!“.
Hành động cư xử này của bà khiến Đường Thái Tông kinh ngạc hỏi: “Có việc gì lại thận trọng như vậy?” Trưởng Tôn Hoàng Hậu trịnh trọng trang nghiêm nói: “Thiếp từng được nghe, nếu hoàng thượng anh minh, thì đại thần sẽ hết mực trung thành. Giống như hôm nay Bệ hạ thánh minh, nên Ngụy Trưng mới dám nói lời ngay thẳng như vậy. Thiếp thân là hoàng hậu, nhìn thấy hoàng đế anh minh thần tử trung thành, một việc tốt như vậy, thiếp làm sao dám không mặc triều phục để chúc mừng bệ?”
Đường Thái Tông nghe thấy vợ mình nói lời như vậy, có phần cảm động thấu hiểu, giận dữ đã từ từ tiêu tan đi.
Năm Trinh Quán thứ 8, khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu cùng Đường Thái Tông đi Cửu Thành Cung tránh nắng, thân thể mắc bệnh đau ốm, bệnh tình lại càng ngày càng trầm trọng, đã dùng rất nhiều thuốc, mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Lúc đó, Thái tử Lý Thừa Can người ở bên cạnh chăm sóc mẫu thân đã đề xuất dùng phương pháp đặc xá phạm nhân và độ người nhập Đạo v.v…, để cầu xin Thần Phật phù hộ, nhưng đều bị Hoàng Hậu kiên quyết từ chối.
Bà nói: “Đại xá là chuyện quốc gia đại sự, Phật , Đạo hai giáo đều tự có giáo quy. Nếu như có thể tùy tiện đặc xá tội nhân và độ người nhập Đạo, thì nhất định sẽ làm tổn hại đến chính thể của quốc gia, mà đây cũng là điều mà cha của con không muốn như vậy. Ta sao có thể để một vị phu nhân mà làm loạn Pháp lý của thiên hạ.”
Thái tử nghe xong, thì không dám đến gặp Thái Tông để thỉnh cầu. Thái Tông sau khi biết được, cảm động rơi lệ, khóc thầm không thành tiếng.
Vào năm Trinh Quán thứ 10, Trưởng Tôn Hoàng Hậu băng hà tạ thế tại điện Lập Chính, hưởng thọ 36 tuổi. Khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu qua đời, Đường Thái Tông vô cùng đau khổ, cảm thấy từ bây giờ “mất đi 1 vị phò tá hiền lương!” Khi Đường Thái Tông tại vị, sáng suốt sửa đổi chính trị, kinh tế phồn vinh, trong lịch sử được gọi là “Thái bình Trinh Quán”, điều này cùng với Ông có Trưởng Tôn Hoàng Hậu một vị hiền thê phò trợ bên trong, nên nói là không thể không có quan hệ. ”
Châu Huệ Tâm

LÀM CON ỐC VÍT

 https://www.facebook.com/minhducgav/posts/pfbid02bmQxzDVXZCkP3xyGYp8F5qBKM8nkZout6pTNcj5ZEH146Mx5erhPudYCjJTyTeaAl

Từ chục năm nay, người ta hay dùng câu chuyện doanh nghiệp Việt Nam không làm được con ốc vít để nói về công nghiệp hoá đất nước.
Thực ra, nói cho đúng, doanh nghiệp Việt Nam thừa sức làm con ốc vít đạt tiêu chuẩn. Nhưng con ốc vít doanh nghiệp Việt Nam làm ra thì đắt hơn ốc vít nhập khẩu. Thế nên, người ta thà nhập khẩu ốc vít chứ không sản xuất trong nước.
Nói rộng ra, đó chính là vấn đề của các nước công nghiệp hoá muộn. Tức là chúng ta không phải sáng tạo gì nhiều, nhưng muốn cạnh tranh được thì chúng ta phải làm rẻ hơn đối thủ. Mà muốn hàng hoá rẻ hơn, thì cần hai yếu tố quan trọng nhất. Một là chi phí đầu vào rẻ hơn (1) và hai là quy trình quản trị sản xuất kinh doanh tốt (2).
(1) Về yếu tố thứ nhất, chi phí đầu vào, Việt Nam có ưu thế chi phí nhân công rẻ, chi phí môi trường vẫn rẻ. Nhưng chi phí vốn tại Việt Nam rất cao, do lãi suất tiền đồng cao. Trung bình dài hạn, lãi suất tiền đồng luôn cao hơn lãi suất các ngoại tệ mạnh khoảng 3% - 4%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do rủi ro của việc đầu tư bằng tiền đồng luôn cao hơn rủi ro của việc đầu tư bằng ngoại tệ mạnh khác.
Muốn hạ lãi suất tiền đồng thì cần làm ba việc. Một là kinh tế vĩ mô phải ổn định, bao gồm cả lạm phát thấp, thâm hụt ngân sách thấp, tỷ giá ổn định (a). Hai là thị trường tài chính phải mạnh và sạch (b). Ba là rủi ro kinh doanh phải thấp (c).
(a) Kinh tế vĩ mô Việt Nam không thực sự ổn định. Chúng ta dính cuộc khủng hoảng chứng khoán năm 2008, dính quả lạm phát 2011, tiếp tục vướng vào rủi ro nợ công năm 2016 và bây giờ là những bất ổn vĩ mô 2022.
(b) Kỷ luật thị trường tài chính rất yếu. Hệ thống ngân hàng dính chưởng năm 2012 và được cải thiện khá tốt từ đó đến nay. Nhưng mảng chứng khoán thì tình trạng thao túng chứng khoán, mua chui bán chui, gian lận báo cáo tài chính và hồ sơ kiểm toán, giao dịch nội gián vẫn diễn ra khá phổ biến. Trái phiếu doanh nghiệp mới bắt đầu nở rộ từ 2018 thì đến nay đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
(c) Còn nói về môi trường kinh doanh thì rủi ro ở Việt Nam không phải là nhỏ. Quy định pháp luật thay đổi thường xuyên mà không được tham vấn trước là rủi ro. Quy định pháp luật không rõ ràng nên lúc thì hiểu thế này, sau lại hiểu thế khác cũng là rủi ro. Thay đổi điều chỉnh quy hoạch cũng là rủi ro. Đối tác vi phạm hợp đồng mà kiện ra toà không hiệu quả cũng là rủi ro. Thay đổi lãnh đạo mà quyền lực của lãnh đạo không bị nhốt trong lồng thể chế cũng là rủi ro.
(2) Về yếu tố thứ hai, quy trình quản trị doanh nghiệp tốt giúp các chi phí giá rẻ như trên được sử dụng hiệu quả, không bị lãng phí. Quy trình quản trị doanh nghiệp là cái cần phải làm nhiều rồi tích luỹ dần dần, chứ khó có thể học mót nước ngoài như đi học công nghệ.
Để doanh nghiệp có thể tích luỹ được kinh nghiệm quản trị kinh doanh, đòi hỏi Nhà nước phải vận dụng các công cụ chính sách cạnh tranh và bảo hộ khéo léo. Nếu để doanh nghiệp nội phải cạnh tranh với nước ngoài sớm quá, thì họ chết trước khi kịp tích luỹ. Nhưng nếu bảo hộ quá, tạo độc quyền thì lại chẳng ai có động lực cải tiến.
Vấn đề của chính sách cạnh tranh và bảo hộ là nó rất dễ bị thao túng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào đang được Nhà nước bảo hộ cũng sẽ tìm cách tác động cán bộ nhà nước để tiếp tục được hưởng chính sách bảo hộ đó. Thế nên, muốn có chính sách cạnh tranh tốt thì điều kiện tiên quyết là phải có chính quyền sạch.
Có quá nhiều thứ phải làm để có thể sản xuất được con ốc vít, phải không?

Sunday, December 4, 2022

Dưỡng Nam Bất Giáo

 


Học ta thì sống mà giống ta thì chết

 https://vnexpress.net/kiet-tac-hon-140-trieu-usd-cua-te-bach-thach-4543743.html

Theo ThePaper, Tề Bạch Thạch từng nói: "Cái hay của tranh nằm ở giữa 'giống' và 'không giống'. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem". Ông còn từng khuyên các học trò: "Học ta thì sống mà giống ta thì chết", nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.

thanh mai trúc mã

 https://www.blogger.com/blog/post/edit/1470258148141734233/9181556775581293147

LÀM THÂN TRÂU NGỰA ĐỀN NGHÌ TRÚC MAI  (708)
          Trúc mai: Tức “thanh mai trúc mã” 青梅竹马. Điển xuất từ bài Trường Can hành 长干行 của Lí Bạch 李白. Bài thơ miêu tả cô gái ở Trường Can 长干, 14 tuổi có chồng cùng xóm. Năm 16 tuổi, chồng đi xa, cô gái nhớ chồng, nguyện từ nơi ở là Trường Can vượt mấy trăm dặm đường xa đến Trường Phong Sa 长风沙 đón chồng. Mở đầu bài thơ là hồi ức hai người từ lúc nhỏ đã thân thiết bên nhau:
Thiếp phát sơ phú ngạch
Chiết hoa môn tiền kịch
Lang kị trúc mã lai
Nhiễu sàng lộng thanh mai
Đồng cư Trường Can lí
Lưỡng tiểu vô hiềm sai
.........................
妾发初覆额
折花门前剧
郎骑竹马来
绕床弄青梅
同居长干里
两小无嫌猜
....................
Lúc thiếp nhỏ tóc còn để ngang trán
Thường bẻ cành hoa chơi trước cửa
Chàng lấy cành trúc làm ngựa cưỡi đến
Tay cầm quả mơ xanh chạy quanh ghế ngồi để cả hai cùng tranh lấy
Cùng ở xóm Trường Can
Cả hai hồn nhiên vô tư không hề nghi ngại

          Thành ngữ “thanh mai trúc mã” hình dung đôi nam nữ lúc nhỏ hồn nhiên vô tư cùng chơi đùa với nhau. Hiện đa phần dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc đôi tình nhân quen biết nhau từ lúc nhỏ.

Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
(“Truyện Kiều” 707 - 708)
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
(“Truyện Kiều” 745 - 746)
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông
(“Truyện Kiều” 1381 - 1382)
Chắc rằng mai trúc lại vầy
Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau
(“Truyện Kiều” 1679 - 1680)
Trúc mai: Cây trúc và cây mai.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Xét: “Trúc mai” ở các câu 708, 746, 1381, hoặc “mai trúc” ở câu 1679 chỉ tình yêu đôi lứa, duyên vợ chồng, khác với “trúc mai” ở câu 944 chỉ nam nữ hợp hoan:
Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai
Trong “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 708 là:
Nát thân bồ liễu CÒN nghì trúc mai
Và câu 1680
Ai hay vĩnh quyết ĐẾN ngày đưa nhau
                                                     (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

                                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                                           Quy Nhơn 19/5/2020

Thursday, December 1, 2022

增 廣 賢 文 TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN

 https://tongphuochiep-vinhlong.com/2015/10/%E5%A2%9E-%E5%BB%A3-%E8%B3%A2-%E6%96%87-tang-quang-hien-van/

Tăng Quảng Hiền Văn là một áng văn tập họp lại tất cả những những thành ngữ tục ngữ, những câu nói nôm na trong dân gian xen lẫn với các lời dạy của Thánh Hiền, tất cả được sắp xếp theo vần điệu dễ nhớ để cảnh giác và răn dạy người đời, để tu tập cho bản thân mà cũng để làm những lời răn dạy cho con cháu.
Áng văn nầy thường thấy trong các cuốn lịch Thông Thắng dùng để xem ngày tốt xấu của người Hoa và của các ông thầy Tướng Số. Trước đây, ở Chợ Lớn cũng có in riêng thành từng quyển nhỏ cho tiện việc học hành, nghiên cứu và mang theo bên mình để có thể giở ra xem bất cứ lúc nào.

Xin được dịch và giới thiệu với mọi người Áng Văn bất hủ nầy.

TĂNG QUẢNG là làm cho Gia tăng và Mở rộng.
HIỀN VĂN là Áng văn hay, áng văn dạy những điều tốt lành.
TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 增 廣 賢 文 là Áng văn hay, dạy cho ta những điều tốt điều lành và làm cho ta gia tăng và  mở rộng thêm kiến thức về mọi mặt của cuộc sống.

 

Xin hãy cùng nhau đọc và tìm hiểu áng văn nầy.

 

昔   時  賢 文 ,   誨 汝  諄  諄 ,       集 韻  增   廣,      多 見 多 聞 。
Tích thời hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn .

 

TÍCH 昔: Ghép bởi Trấp( Niệm ) 廿  Nhất 一 Nhật 日, tức 21 ngày. Chuyện gì đó qua ba bảy 21 ngày là CŨ rồi. Nên TÍCH có nghĩa là XƯA, CŨ. Đi với chữ Thời chỉ thời gian thành TÍCH THỜI : Có nghĩa là Thửa Xưa, Hồi xưa. Sở Khanh đã dùng chữ Tích nầy ghép với chữ Việt, thành TÍCH VIỆT 昔越, để hẹn cô Kiều bỏ trốn vào giờ Tuất của ngày 21, cô Kiều đã rất thông minh nên bị mắc bẩy :
Lấy trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt , tuất thì , phải chăng ?
HỐI 誨 : là Dạy dỗ. Giáo Hối là Dạy bảo.
NHỮ 汝: là Ngôi Thứ Hai trong đàm thoại , là Ông, Bà, Anh, Chị, mày…
TRUÂN 諄 : là Chăm chỉ, Tích cực.
TẬP VẬN  集 韻 : là Tập hợp lại theo vần theo điệu.
KIẾN VĂN : 見 Chữ KIẾN gồm có 2 chữ MỤC 目là Mắt và NHÂN 人 là Người, nên KIẾN là Mắt của con người, có nghĩa là NHÌN, THẤY. 聞 VĂN gồm 2 chữ Môn 門 và Nhĩ 耳, Hội ý là đưa lổ tai ra cửa để nghe ngóng, nên có nghĩa là NGHE . Nên KIẾN VĂN   là Nghe Thấy,  chỉ sự Hiểu biết, Kiến thức.

NGHĨA CẢ CÂU :

Những câu văn hay ngày xưa, lúc nào cũng như đang dạy ta một cách rất tích cực, gom góp lại những câu nói cho thành vần điệu với sự hiểu biết về mọi mặt ( Đa kiến đa văn ). Bình thường ta có thể dùng thành ngữ ĐA KIẾN ĐA VĂN để chỉ những người có sự hiểu biết và kiến thức rộng rãi, quảng bác. Ví dụ : “Ông ấy là người chuyện gì cũng biết, việc gì cũng thông cũng thạo, quả là người Đa Kiến Đa Văn ! “.

 

觀 今 宜 鑒 古 , 無 古 不 成 今 。
Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim.
QUAN : là xem xét, quan sát.
GIÁM : là Cái gương, Động từ có nghĩa là Soi, Rọi. Ta có quyển ” MINH TÂM BỬU GIÁM ” là Tấm gương quí để soi rọi cho lòng được sáng ra ! “.
NGHĨA CÂU TRÊN :
Xem xét chuyện ngày nay để tiện việc soi rọi lại những sự việc ngày xưa, (  vì ) Không có xưa thì không thành ngày nay. Ý nói : Không có xưa làm sao có được ngày nay . Ví dụ : Trong một buổi họp mặt, có người bảo với bạn là : ” Chị mặc chiếc áo nầy đẹp nhưng kiểu dáng xưa quá đi ! “. Bạn sẽ bảo với họ rằng : ” Vô Cổ Bất Thành Kim mà, không có xưa làm sao có nay đươc ! ”

 

知 己 知 彼 , 將 心 比 心 。
Tri kỷ  tri    bỉ  , tương tâm tỉ tâm.
KỶ là TỰ KỶ 自己 :  là Bản thân mình. là TA. là Mình.
BỈ  là KIA , là Cái Kia, Người Kia, là Khác. là Người ta.
TƯƠNG : là Đem, lấy (  động từ ).Cũng chữ nầy, nếu đọc là TƯỚNG ( danh từ ), thì có nghĩa là Tướng Sĩ Tượng.
TỈ là TỈ GIẢO 比較 :  Có nghĩa là So sánh.
NGHĨA CẢ CÂU :
(  Nên )  Biết mình biết người, ( biết ) lấy lòng mà so sánh với lòng. Trong Binh Pháp Tôn Tử có câu : Biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng. ( Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng ). Ví dụ : So sánh hành động của 2 người cùng một sự việc khó phân biệt thì ta có thể dùng câu : Tương tâm tỉ tâm, lấy lòng mà so sánh lòng thì chưa chắc gì ai đã tốt hơn ai !.

酒 逢 知 己 飲 ,          詩 向 會 人 吟 。
Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm.
PHÙNG là Gặp gỡ.
TRI KỶ : là Hiểu mình. Chỉ bạn thân, thông hiểu ý nhau.
HỘI : Ở đây có nghĩa là HIỂU, BIẾT, chớ không phải là Hội họp. HỘI NHÂN : là Người Hiểu biết, thông thạo về việc gì đó.
NGHĨA CẢ CÂU :
Rượu gặp người tri kỷ mới uống, ( chỉ nhậu với bạn thân mà thôi ).( cũng như ) Thơ chỉ ngâm cho những người hiểu biết về thơ nghe ( mà thôi ). Ngâm không đúng đối tượng thì như nước đổ lá khoai, không khéo họ còn cười mình vớ vẩn nữa là khác.

 

相 識 滿 天 下 , 知 己 能 幾 人 。
Tương thức mãn thiên hạ, tri kỷ năng kỷ nhân.
TƯƠNG THỨC : là Quen biết nhau.
MÃN : là Đầy, ở đây có nghĩa là Khắp.
THIÊN HẠ : là Dưới vòm trời, có nghĩa là Trên đời nầy.
NĂNG : là Được, ở đây có nghĩa là Có Thể ( có được ).
Kỷ 幾 : là Mấy, là Bao nhiêu.
NGHĨA CẢ CÂU :
(  Dù cho ) có quen biết hết người ở trên đời nầy, thì…Bạn tri kỷ, thân thiết có được mấy người đâu. Có người suốt đời không có lấy một người tri kỷ. Chỉ bạn thân thiết thực sự ở trên đời rất hiếm.

 

相 逢 好 似 初 相 識 , 到 老 終 無 怨 恨 心 。
Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm.
TƯƠNG PHÙNG : là Gặp gỡ nhau.
HẢO : là Tốt , chữ nầy được ghép bởi 2 chữ NỮ 女 là Con Gái và TỬ 子 là Con Trai. Nhà có con Trai con Gái là điều tốt, hay nói cho đúng là : Sự kết hợp giữa NAM và NỮ là điều tốt lành, nên chữ HẢO có nghĩa là TỐT là vì vậy.
SƠ : là Ban đầu, là Bắt đầu. Sơ Học : là lớp mới bắt đầu học. ” Nhân Chi Sơ tay rờ cơm nguội ” là chữ SƠ nầy. Đầu tháng Sơ tam Sơ Tứ : Mùng 3 mùng 4, cũng là SƠ nầy.
CHUNG : là Hết, là Kết cuộc, là Chết.
NGHĨA CẢ CÂU :
Gặp lại nhau mà còn tốt được với nhau như lúc ban đầu mới quen biết, thì tới già tới chết cũng không có oán hận gì nữa cả !. Thường thì con người ta hay tốt với nhau trong buổi ban đầu gặp gỡ, rồi… quen lâu đâm ra nhàm chán, hời hợt… thậm chí còn ” thấy mà ghét ” nhau nữa là đằng khác.

 

Hẹn gặp lại tuần sau….

Đỗ Chiêu Đức

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259