Wednesday, August 31, 2022

"Trang Tử" - Thành tựu tối cao của tản văn thời Tiên Tần

 https://www.chuonghung.com/2022/08/dich-thuat-trang-tu-thanh-tuu-toi-cao.html

 

“TRANG TỬ”

THÀNH TỰU TỐI CAO CỦA TẢN VĂN THỜI TIÊN TẦN 

          Bộ Trang Tử 庄子 còn có tên là Nam Hoa Chân Kinh 南华真经  là trứ tác trọng yếu của học phái Đạo gia thời Chiến Quốc, phản ánh tư tưởng của Trang Tử 庄子cùng đệ tử của ông, là tổng tập trứ tác của học phái Trang Chu Trung Quốc. Nó đánh dấu cho tản văn Tiên Tần đã phát triển đến giai đoạn chín mùi, đồng thời đối với sự phát triển của văn học theo chủ nghĩa lãng mạn ở đời sau đã phát sinh ảnh hưởng sâu rộng.

Nội, Ngoại, Tạp thiên

          Bộ Trang Tử, nhìn chung cho là tập các thiên chương của Trang Tử cùng hậu nhân Trang học chỉnh lí lại mà thành.

          Bộ Trang Tử phân làm 3 bộ phận:  Nội thiên 内篇Ngoại thiên 外篇và Tạp thiên 杂篇 (Nội thiên có 7 thiên, Ngoại thiên có 15 thiên, Tạp thiên có 11 thiên), nguyên có 52 thiên, là từ thời trung và vãn kì thời Chiến Quốc từng bước lưu hành, trộn lẫn, tăng thêm, đến thời Tây Hán đại để thành hình, nhưng bản đương thời lưu truyền nay đã thất truyền. Trước mắt 33 thiên được truyền lại đã được Quách Tượng 郭象chỉnh lí, chương tiết thiên mục có khác với bản đời Hán.

Gọi là Nội thiên là do Quách Tượng định, có thể nói là “Trang học chi nội” 庄学学之内, nhìn chung cho rằng là do Trang Tử sáng tác, là hạt nhân của tư tưởng Trang Tử, 7 thiên có thể cấu thành một hệ thống lí luận hoàn chỉnh. Biểu hiện tập trung nhất triết học Trang Tử của Nội thiên là Tề vật luận 齐物论, Tiêu dao du 逍遥游, Đại tông sư 大宗师.

Còn Ngoại thiên, Tạp thiên vốn pha tạp, nhìn chung cho rằng, Ngoại Thiên, Tạp thiên là trứ tác của hậu học Trang Tử cùng học giả tương quan với Đạo gia, trải qua một thời gian dài tích luỹ, do người thời Hán biên tập, phụ vào sau Nội thiên. Việc biên soạn Ngoại thiên, Tạp thiên phản ánh cách lí giải của người triều Hán đối với tư tưởng Trang Tử và hệ thống Đạo gia.

Đạo giáo xem bộ Trang Tử 庄子là kinh điển, cũng xưng là Nam Hoa Chân Kinh 南华真经 hoặc Nam Hoa Kinh 南华经.

Giỏi dùng ngụ ngôn và tỉ dụ

          Bộ Trang Tử dùng ngôn ngữ xiển minh tư lí triết học, lấy hình tượng sinh động cụ thể để thay suy lí logique, nhân đó mà tư tưởng triết học khô khan dưới ngòi bút của Trang Tử trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc.

          Như trong Trang Tử có nói đến một người ở nước Tống, muốn đến nước Việt để bán mũ. Thương nhân nước Tống này dựa theo nhận thức và lí giải của mình, cảm thấy nước Việt ở vào nơi man di hoang vằng, chưa thấy qua mũ, nếu đến nơi đó bán mũ nhất định sẽ được may mắn. Nhưng khi đến nơi rồi mới biết, người nước Việt “đoạn phát văn thân” 断发文身chính là cắt tóc, xảm hoa văn trên thân mình, phong tục tập quán hoàn toàn khác với nguyên địa, căn bản không dùng mũ. Trang Tử thông qua câu chuyện ngụ ngôn này nói cho chúng ta biết, không nên đem giá trị quan trong cách nghĩ của mình để đánh giá thế giới.

          Còn như trong Trang Tử có một câu chuyện ngụ ngôn khác, nói rằng có một cây lịch cao lớn không cây nào sánh bằng, được người dân nơi đó phong làm Xã thần 社神 mà tế tự. Nhưng có một người thợ mộc họ Thạch  không cho là như thế:

          Gỗ của cây này là loại tán mộc không dùng được, chất gỗ không tốt. Dùng nó để làm thuyền, thuyền sẽ nhanh chóng bị chìm; dùng nó để làm quan tài, quan tài sẽ nhanh chóng mục nát; dùng nó để làm đồ vật, đồ vật sẽ nhanh chóng bị gãy; dùng nó làm cửa, cửa sẽ bị chảy nước bẩn, dùng nó làm cột, cột sẽ bị mối mọt. Cho nên, đó là loại “bất tài chi mộc” 不材之木, làm thứ gì cũng không được. Buổi tối, anh thợ mộc họ Thạch nằm mộng thấy cây lịch đến nói:

- Ông nói tôi là cây vô dụng, nếu như tôi hữu dụng, thì há chẳng bị các ông chặt từ sớm rồi sao?  Tôi nhân vì vô dụng, cho nên mới bảo toàn được mình. Đây chính là đại dụng của tôi đấy.

Theo cách nhìn của Trang Tử, vô dụng và hữu dụng không hề tuyệt đối, mà là có thể hỗ tương chuyển hoá, đây chính là tinh tuý trong biện chứng pháp của ông.

Sự tưởng tượng phong phú độc đáo

          Sự phóng túng mênh mông trong văn tự ở Trang Tử, ý tượng hùng hồn bay bỗng, sức tưởng tượng cực lớn, tự do, khoan khoái, không chịu sự khống chế của không gian thời gian, có đủ sắc thái nồng đậm của chủ nghĩa lãng mạn. Nhân đó, thế giới dưới ngòi bút của ông trở nên kì bí thần dị, biến ảo khó lường. Đầu lâu linh hồn, đại bàng chim sẻ không gì không gọi đến, vẫy một cái là đi mất, rắn ve cưu trùng, tôm cóc nhái côn trùng, không loại nào là không giỏi suy nghĩ, năng ngôn thiện biện. Trong Tiêu dao du 逍遥游 viết về đại bàng: lưng của nó không biết dài mấy ngàn dặm, giương đôi cánh như đám mây lớn che nửa bầu trời, khi bay, chạm mặt nước một cái nước vọt cao ba ngàn dặm, sau đó xông lên trời cao chín vạn dặm, một khi đã bay thì đến 6 tháng, sức tưởng tượng to lớn đặc biệt như thế, đọc lên như thần dạo chơi trong khoảng trời đất kì dị, khiến người ta kinh ngạc thán phục không thôi. Trong Tắc Dương thiên 则阳篇xem thường cuộc chiến tranh kiêm tính giữa nước này với nước khác:

          Hữu quốc vu oa chi tả giác giả viết Xúc thị …..

          有国于蜗之左角者曰触氏 …..

          (Có một nước ở bên trái râu xúc giác của ốc sên tên là Xúc thị …..)

          Ốc sên vốn là loài động vật nhỏ bé, râu xúc giác của nó lại càng nhỏ không thể nói. Nhưng trên mỗi râu đều có một nước, hai nước vì địa bàn mà phát sinh chiến tranh, rốt cuộc thây nằm vô số, kẻ thắng lại thừa thắng truy kích bại quân lâu đến cả nửa tháng. Đọc lên khiến người ta không thể không phục sự tưởng tượng thần diệu của tác giả.

          Lỗ Tấn 鲁迅đánh giá cao tản văn của Trang Tử, nói rằng:

          Bao la mệnh mông, nghi thái muôn phương, tác phẩm của chư tử cuối thời Chu, không có tác phẩm nào vượt qua được.

          Sức tưởng tượng siêu phàm và câu chuyện ngụ ngôn biến ảo khó lường, cấu thành một thế giới tưởng tượng đặc biệt mà chỉ riêng có ở Trang Tử. “Ý xuất trần ngoại, quái sinh bút đoan” 意出尘外怪生笔端 (Ý tưởng xuất trần, quái dị sinh ra nơi đầu bút). Có thể nói bộ Trang Tử đại biểu cho thành tựu tối cao của tản văn thời Tiên Tần.

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 30/8/2022

Nguyên tác Trung văn

TIÊN TẦN TẢN VĂN TỐI CAO THÀNH TỰU

“TRANG TỬ”

先秦散文最高成就

庄子

Trong quyển

NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG

TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ

(quyển 1)

一本书读懂中国传说文化

Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航

Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản 2019

Wednesday, August 24, 2022

Cách tính hạn Tam Tai

 Tuổi Tam Tai được tính theo Tam hợp. Nghĩa là 3 con giáp hợp tuổi nhau sẽ cùng chịu vận hạn Tam Tai trong năm. Hạn Tam Tai sẽ kéo dài trong 3 năm liên tiếp đối với mỗi tuổi.

Nhóm Tam hợp Thân – Tý – Thìn sẽ gặp hạn Tam Tai trong 3 năm liên tiếp là Dần – Mão – Thìn.

Nhóm Tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu sẽ gặp hạn Tam Tai trong 3 năm liên tiếp là Hợi – Tý – Sửu.

Nhóm Tam hợp Dần – Ngọ – Tuất sẽ gặp hạn Tam Tai trong 3 năm liên tiếp là Thân – Dậu – Tuất.

Nhóm Tam hợp Hợi – Mão – Mùi sẽ gặp hạn Tam Tai trong 3 năm liên tiếp là Tị – Ngọ – Mùi.

Xung Thái Tuế là gì?

Thái Tuế là Thái Tuế tinh quân hay còn gọi là Tuế quân. Đây là tên tinh tú cũng là tên một vị thần cai quản chuyện trần gian. Mỗi năm có một Thái Tuế tinh quân cai quản và được gọi chung là đương cai Thái Tuế, trị niên Thái Tuế.

Phạm Thái Tuế là “xung” với Thái Tuế, tức là năm sinh (tuổi) của một người xung với trị niên Thái Tuế (tuổi xung với địa chi con giáp của năm đó).

4 tuổi gặp đại hạn trong năm Quý Mão 2023

Tuổi Tý

Trong năm Quý Mão 2023, tuổi Tý vừa phạm Tam Tai vừa xung Thái Tuế. Về công việc, do tác động của hung tinh nên tuổi Tý gặp tiểu nhân quấy phá không ngừng. Con giáp này dễ rơi vào trạng thái ăn nói hàm hồ mà vướng phải thị phi, kiện tụng. Việc làm ăn của bản mệnh cũng có phát triển, chỉ mong duy trì ở mức ổn định.

Tuổi Tý vẫn có khả năng kiếm tiền tốt nhưng không tránh khỏi việc tiêu hao nhiều, khó tụ tài. Con giáp này cần đề phòng mất tiền vì gặp phải người xấu, cảnh giác trong chuyện hợp tác làm ăn.

Bản mệnh nên chú ý đến sức khỏe. Trong năm Tam Tai, việc xuất hành xa có thể gây bất lợi cho tuổi Tý, nhất là khi đến những nơi sông nước.

Tuổi Thìn



Tuổi Thìn là con giáp thứ hai vừa phạm Tam Tai vừa xung Thái Tuế trong năm Quý Mão 2023. Về công việc, bản mệnh dễ gặp thất bại cho không biết cách nhìn người, tính tình lại nóng nảy, làm việc nửa vời. Cục diện tương hại khiến con giáp này dễ vấp phải nhiều mâu thuẫn với đồng nghiệp.

Con giáp này kiếm ít, tiêu nhiều, dễ bị mất trộm hoặc mất vốn trong quá trình hùn hạp làm ăn. Các kế hoạch hợp tác làm ăn của tuổi Thìn cũng không diễn ra tốt, dễ đổ bể. Đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra nhiều chiêu trò, thậm chí chơi xấu nên bản mệnh cần hết sức đề phòng.

Về sức khỏe, nữ tuổi Thìn mang thai trong năm Tam Tai dễ gặp bất lợi, cẩn thận chuyện đi lại. Nam mạng tuổi Thìn cần chú trọng đến tinh thần, kẻo sinh tâm bệnh.

Tuổi Thân

Năm Quý Mão 2023, tuổi Thân bước vào năm thứ 2 gặp hạn Tam Tai. Công việc của tuổi Thân khó bề thăng tiến do bản mệnh bảo thủ, cứng nhắc. Trong năm Tam Tai, tuổi Thân nên cân nhắc kỹ trước khi nhảy việc vì đây không phải là thời điểm thích hợp để thay đổi môi trường.

Việc chi tiêu tùy hứng, không có kế hoạch có thể khiến tuổi Thân hao tổn nhiều tiền bạc. Đầu tư không nghiên cứu kỹ, thiếu sáng suốt, tin nhầm người có thể khiến bản mệnh tiền mất tật mang, vạn sự bất thành, dễ vướng vào tranh chấp.

Tuổi Thân nên chú trọng đến việc đi lại, đề phòng tai ương bất ngờ. Hãy cẩn thận với đường sông nước.

Tuổi Mão

Tuổi Mão bước vào năm tuổi với cục diện Trực Thái Tuế. Công việc của bản mệnh chững lại, khó đạt thành tích tốt đẹp, làm nhiều chưa chắc đã gặt hái được thành công.

Sự cạnh tranh, đấu đá có dấu hiệu tăng lên. Tuổi Mão sẽ mất nhiều thời gian dè chừng đối thủ, chất lượng công việc giảm sút, khó hoàn thành được kế hoạch ban đầu.

Tuổi Mão cần chú ý đến những dự án làm ăn hùn hạp vì dễ gặp bất trắc giữa chừng. Họa phá tài luôn treo lơ lửng trên đầu nên đây không phải là thời điểm thích hợp để bản mệnh làm ăn quy mô lớn.

Hung vận lớn khiến chuyện tình duyên của tuổi Mão cũng gặp trắc trở. Người độc thân khó tìm được nửa kia ưng ý. Các cặp đôi dễ mâu thuẫn, đứt gánh giữa đường.

"Nhưng các lớp giáo dục đó không bao gồm cách tự bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa từ người khác hoặc căng thẳng từ đời sống hàng ngày"

 Fujiko Yamada, người sáng lập Trung tâm Chống ngược đãi Trẻ em, cho biết tổ chức của bà đã ghi sự gia tăng những người trẻ tuổi kêu gọi sự giúp đỡ.

"Vấn đề ở Nhật Bản là trẻ em không biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân về những thứ làm chúng căng thẳng, điều này thường liên quan đến các mối quan hệ trong gia đình", bà nói.

Các trường học ở Nhật có lớp giáo dục đạo đức bắt buộc, trong đó học sinh được dạy tôn trọng người khác, không phân biệt đối xử và khinh thường người khác.

"Nhưng các lớp giáo dục đó không bao gồm cách tự bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa từ người khác hoặc căng thẳng từ đời sống hàng ngày", bà Yamada nhấn mạnh.

Theo bà, hệ thống giáo dục không mang lại cho trẻ em những kỹ năng họ cần trong xã hội hiện đại.

Tuesday, August 23, 2022

Vu khoát

 ★ Vu khoát ★

"Vu khoát" (迂闊) nghĩa là viển vông, không sát với thực tế, trong đó:
- "Vu" là xa, đường xa mà ngoằn ngoèo. Từ điển Thiều Chửu giảng "con đường không được thẳng suốt gọi là vu".
- "Khoát" là rộng, rộng rãi quá mức.
Việc gì quá xa, quá rộng, không sát thực tế thì gọi là "vu khoát". Bài "Ngẫu thành" (Ngẫu nhiên làm) trong "Ức Trai thi tập" của Nguyễn Trãi có câu:
Bình sinh vu khoát chân ngô bệnh,
Vô thuật năng y lão cánh gia.
平生迂闊真吾病,
無術能醫老更加。
Nghĩa là:
Đời này viển vông quả thực là bệnh của ta,
Vô phương chữa được, mà về già lại càng nặng thêm.
___________
Nguồn tham khảo: "Nguyễn Trãi toàn tập", Viện Sử học, NXB Khoa học và Xã hội, 2020.

Ngẫu thành (I)

Hỉ đắc thân nhàn quan hựu lãnh,
Bế môn tận nhật thiểu tương qua.
Mãn đường vân khí triêu phần bách,
Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà.
Tu kỉ đãn tri vi thiện lạc,
Trí thân vị tất độc thư đa.
Bình sinh vu khoát chân ngô bệnh,
Vô thuật năng y lão cánh gia.

 

Dịch nghĩa

Mừng được nhàn thân, chức quan rảnh rỗi
Trọn ngày đóng cửa, ít qua lại với ai
Hơi bốc đầy nhà vì xông gỗ bách buổi sáng
Tiếng reo của cây tùng làm rộn gối ngủ, đêm pha trà uống
Sửa mình chỉ biết làm điều thiện là vui
Lập thân chưa hẳn cần đọc nhiều sách
Bình sinh vu khoát quả là bệnh của ta
Vô phương chữa được mà lại thêm nặng theo tuổi già.

Sunday, August 14, 2022

NAM TẢ NỮ HỮU

 https://www.chuonghung.com/2022/08/dich-thuat-tai-sao-la-nam-ta-nu-huu.html

Theo truyền thuyết, thuỷ tổ của dân tộc Trung Hoa là Bàn Cổ 盘古 sau khi qua đời, khí quan thân thể của ông hoá thành nhật nguyệt tinh thần, tứ cực ngũ nhạc, giang hà hồ bạc cùng sinh linh vạn vật. Trong Ngũ vận lịch niên kỉ 五运历年纪 cho rằng: hai vị thần Nhật  Nguyệt  của dân tộc Trung Hoa là do đôi mắt của Bàn Cổ hoá thành. Nhật thần là do mắt trái hoá ra, tức Phục Hi 伏羲; Nguyệt thần là do mắt phải hoá ra, tức Nữ Oa 女娲. Tập tục “nam tả nữ hữu” 南左女右 trong truyền thuyết dân gian là từ đây mà ra.

          Ngoài ra, “nam tả nữ hữu” còn có liên quan mật thiết với triết học của người xưa. Triết học của người xưa cho rằng, hai mặt đối lập của sự vật và vật chất trong vũ trụ chính là “âm dương” 阴阳. Sự vật trong giới tự nhiên có lớn nhỏ, dài ngắn, trên dưới, trái phải … Người xưa đem chúng quy loại: lớn (đại ), dài (trường ), trên (thượng ), bên trái (tả ) là dương; nhỏ (tiểu ), ngắn (đoản ), dưới (hạ ), bên phải (hữu ) là âm. Dương thì cương cường, âm thì nhu nhược. Đàn ông tính cương cường, thuộc dương ở bên trái; phụ nữ tính ôn nhu, thuộc âm ở bên phải. Cách chẩn mạch ở Trung y, đàn ông thủ khí phân mạch ở tay trái, phụ nữ thủ huyết phân mạch ở tay phải; trẻ em bệnh quan sát vân tay, cũng theo “nam tả nữ hữu”. Phân khu pháp này sớm từ thời Chiến Quốc hơn 2000 năm trước đã có rồi.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng

                                                                    Quy Nhơn 10/8/2022

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Thursday, August 11, 2022

Lễ gia quan (Lễ đội mũ)

 https://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-cua-khong-nho-giao-nguyen-thuy-b3106/chuong-10-y-nghia-le-gia-quan-ti10

Lễ gia quan (Lễ đội mũ): Là một nghi lễ đã được người xưa thiết lập để trọng thể hóa ngày thành nhân của thanh niên hay thiếu nữ đã đến tuổi khôn lớn, thường được cử hành vào quãng đôi mươi.


“Nam tử nhị thập nhi quan lễ, nữ tử thập tam nhi kê lễ. Lễ thành dĩ hậu, nam khả thu thiếp, nữ khả giá nhân.”



Trượng phu chi quán dã, phụ mạng chi:

Cư thiên hạ chi quảng cư,

Lập thiên hạ chi chính vị.

Hành thiên hạ chi đại đạo.

Đắc chí, dữ dân do chi.

Bất đắc chí, độc hành kỳ đạo.

Phú quý bất năng dâm.

Bần tiện bất năng di.

Oai võ bất năng khuất.

Thử chi vị đại trượng phu.

(Mạnh Tử III.b, 2)

丈 夫 之 冠 也, 父 命 之:

居 天 下 之 廣 居.

立 天 下 之 正 位.

行 天 下 之 大 道.

得 志

民 由 之.

得 志 獨 行 其 道.

富 貴

能 淫.

貧 賤

能 移.

威 武

能 屈.

此 之 謂 大 丈 夫


Tuesday, August 9, 2022

TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ

 Phật dạy “TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ”. Thâm ý cao siêu của lời dạy trên bao trùm khắp vũ trụ. Sự tiến hóa của nhân loại đều căn cứ trên nguyên tắc nằm trong lời dạy trên. Có trụ mới có vị trí để mà tiến. Nhưng khi vị trí đã mất tác dụng, mà vẫn cứ cố bám để trụ vào đó thì mọi tiến hóa lại chấm dứt, và những kết quả đã thu hoạch được lại có thể bị mất.

Phải trụ vào cho đúng lúc mới tiến được. Và phải không trụ vào cho đúng lúc mới bảo đảm được vừa những thắng lợi đã chiếm, vừa con đường tiến cho tương lai.

TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ là một chân lý thể hiện trong những sự việc vĩ đại của loài người, cũng như trong các sự việc nhỏ nhặt của cá nhân trong đời sống thường ngày.

Nhiều Cộng Đồng đã phôi thai được một nền văn minh vì nhờ trong một lúc nào đó, các nhà lãnh đạo đã ý thức được một cách sung mãn những vị trí cần phải trụ vào. Nhưng sau đó hoặc vì sự thiếu lãnh đạo, hoặc vì thử thách, do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến, vượt qua mức độ mà sinh lực của Cộng Đồng có thể ứng phó nổi, nên Cộng Đồng vẫn tiếp tục trụ vào một vị trí không còn là sinh lộ nữa. Do đó, nền văn minh vừa mới phôi thai, đã ngừng phát triển và lâu ngày thành cằn cỗi và chết dần như cây khô.

Các Dân Tộc Da Đỏ ở Bắc Mỹ đã phôi thai một nền văn minh trụ vào sự thích nghi hóa đời sống thường ngày với vũ trụ thiên nhiên bao quanh mình. Ví dụ, thay vì tìm cách chế áo dầy hoặc cách xây nhà cửa giữ được sức nóng để chống lại với giá lạnh của mùa Đông, người Da Đỏ lại chủ trương huấn luyện cơ thể từ lúc nhỏ để chịu đựng được các thời tiết.

Thái độ của người Da Đỏ là một thái độ tùng phục, cố gắng thích nghi hóa cơ thể với vũ trụ thiên nhiên. Thái độ mặc áo và xây nhà là một thái độ dùng phương tiện thiên nhiên để chế ngự thiên nhiên.

Vì đã lựa chọn con đường như vậy cho nên nền văn minh phôi thai của người Da Đỏ đã đào tạo được một loại người mà sức chịu đựng đối với thiên nhiên lên đến một mức độ phi thường. Và sự thông cảm của họ với thiên nhiên vượt đến một trình độ ít có.

Trên lĩnh vực này, người Da Đỏ đã khiến tất cả mọi người đều thán phục. Và người mà ông Baden Powell, nhà sáng lập ra phong trào hướng đạo thế giới, lấy làm mẫu là người Da Đỏ.

Tuy nhiên, sức chịu đựng của con người có giới hạn, sức mạnh của thiên nhiên lại vô bờ bến. Tự trụ mình vào công cuộc phi thường rèn luyện cơ thể để chống lại với thiên nhiên, người Da Đỏ đã dấn thân vào một con đường không có lối thoát.

Các nhà lãnh đạo Da Đỏ không nhìn thấy sự bế tắc đó nên không lúc nào nghĩ cần phải chấm dứt sự trụ vào đó. Vì vậy cho nên, vừa mới phôi thai, nền văn minh Da Đỏ đã ngưng phát triển và lần lần cằn cỗi.

Theo những tài liệu khảo cổ mà chúng ta được biết tới ngày nay thì các Dân Tộc ở chung quanh Bắc Cực và các Dân Tộc ở trên các Quần Đảo ở Thái Bình Dương đều lâm vào một tình trạng tương tự. Tự trụ vào công cuộc mang sức chịu đựng của con người để chống lại thiên nhiên. Lúc đầu khi trụ vào vị trí đó, Cộng Đồng phôi thai được một nền văn minh. Nhưng khi vị trí không còn thích nghi nữa, Cộng Đồng không biết thoát ra đúng lúc. Lỗi lầm đó đã đưa Cộng Đồng đến chỗ chết.

Ví dụ dưới đậy lại còn rõ rệt hơn nữa.

Luân lý Khổng Mạnh đã tạo cho Cộng Đồng Dân Tộc Trung Hoa, một trật tự xã hội bền vững với thời gian, một cách chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Suốt trong mấy ngàn năm, trật tự xã hội kiên cố, do luân lý Khổng Mạnh tạo nên, không có cuộc chấn động nào lay chuyển nổi. Nhờ trật tự xã hội vô cùng vững chắc đó, văn minh Trung Hoa phát triển đến tột độ và soi sáng khắp cả một bầu trời. Các triều đại Trung Hoa, kể cả các triều đại Hán Tộc và các triều đại ngoại lai, Mông Cổ và Mãn Thanh, đều bị chinh phục bởi sức kiên cố của trật tự xã hội của Khổng Mạnh. Các nhà lãnh đạo đều trụ vào đó và gia công xây đắp cho trật tự Khổng Mạnh càng thêm vững chắc.

Vì vậy mà cho đến khi nền văn minh Trung Hoa, vì quá trụ vào trật tự xã hội Khổng Mạnh, nên sinh lực phát triển đã suy đi, không một nhà lãnh đạo nào nhìn thấy. Mài miệt trong sự thán phục một trật tự xã hội đã cằn cỗi và thành đá, không một nhà lãnh đạo nào nhìn thấy nền văn minh Trung Hoa đã ngưng phát triển. Nếu không bị sự tấn công của Tây phương, có lẽ đến ngày nay, Trung Hoa còn ngon giấc triền miên trong cái trật tự xã hội Khổng Mạnh của mình. Trụ vào trật tự xã hội Khổng Mạnh để phát triển nền văn minh. Nhưng chính cũng vì trụ vào đó quá mức độ thời gian, nên văn minh đã ngưng phát triển.

Thâm ý của lời Phật dạy “Trụ mà không trụ” là bao quát như vậy đó.

Nhưng trong đời sống của cá nhân, lời dạy “trụ mà không trụ” cũng chi phối sâu xa đến các hành vi thông thường.

Trong sách Gia Ngữ có chép lại đại khái như sau:

Thầy Tử Hạ một hôm hỏi Đức Khổng Tử: “Đức Khổng Tử sánh với những người học trò như Nhan Hồi, Tử Cống và Tử Lộ thì sao ?

Đức Khổng Tử trả lời: “Nhan Hồi thủ tín hơn ta. Tử Cống thuyết khách hơn ta. Tử Lộ chiến trận hơn ta”.

Thầy Tử Hạ lại hỏi: “Thế vì sao Nhan Hồi, Tử Cống và Tử Lộ lại tôn Đức Khổng Tử làm thầy ?”

Đức Khổng Tử trả lời: “Vì Nhan Hồi thủ tín mà không biết phản tín. Tử Cống hay biện thuyết mà bất cập tảo biện. Tử Lộ biết dũng mà không biết khiếp, biết cương mà không biết nhu”.

Thầy Nhan Hồi biết trụ vào chữ tín mà không biết không trụ vào chữ tín.

Thầy Tử Cống biết trụ vào biện thuyết mà không biết không trụ vào biện thuyết.

Thầy Tử Lộ biết trụ vào dũng mà không biết không trụ vào dũng.

Đức Khổng Tử vượt lên trên hết tất cả vì trong mọi trường hợp, ngài biết trụ vào đúng lúc và biết không trụ vào đúng lúc.

Phải biết trụ để có vị trí phát triển, nhưng phải biết không trụ để bảo đảm cho phát triển tiếp tục.

Sự phát triển của văn minh Tây phương đến mức độ bao trùm khắp nhân loại và khắp các lĩnh vực của đời sống, như chúng ta mục kích ngày nay, là một sự kiện chưa tìm có trong lịch sử nhân loại. Sinh lực đó bắt nguồn từ chỗ người Tây phương đã thấu triệt nguyên tắc “Trụ mà không trụ” và đã đưa nó lên thành một lợi khí khoa học và sắc bén để tìm hiểu vũ trụ. Trong bất cứ ngành nào của kỹ thuật Tây phương, lịch sử phát triển của ngành đó đều mang dấu vết của nguyên tắc “Trụ mà không trụ”. Ví dụ dưới đây là thông thường nhất.

Khi quang học mới phôi thai, tất cả các nhà vật lý học Tây phương lúc bấy giờ, Descartes, Fermat, Malus, Huygens đều trụ vào thuyết “ánh sáng phát quang theo đường thẳng” để khảo sát, thí nghiệm và tìm ra những định luật của quang học hình học. Quang học hình học, như chúng ta đã biết, là những bậc thang đầu tiên và vô cùng quan trọng của quang học.

Nhưng, những thế hệ các Nhà Vật Lý Học sau đó, mục kích nhiều hiện tượng quang học mà thuyết “ánh sáng phát quang theo đường thẳng” không làm sao giải thích được. Fresnel, Young và Newton, mặc dầu vẫn công nhận sự nghiệp di sản của quang học hình học, đã nhìn thấy đúng lúc giới hạn của thuyết “ánh sáng phát quang theo đường thẳng” và nhận thức đã đến lúc không nên trụ vào đó nữa.

Nếu không trụ vào đó nữa, tất nhiên phải trụ vào một vị trí khác để tiếp tục phát triển Quang Học. Do đó, thế hệ các Nhà Quang Học này trụ vào thuyết “ánh sáng phát quang theo làn sóng” để khảo cứu thí nghiệm và cuối cùng phát minh những định luật mới về quang học vừa bao quát, vừa phong phú hơn. Tất cả sự nghiệp quang học ba động đều xây dựng trên thuyết mới này.

Giả sử thế hệ các nhà vật lý học đầu tiên không trụ vào thuyết “ánh sáng phát quang theo đường thẳng” thì sự nghiệp quang học hình học không bao giờ thành hình, và những bậc thang đầu tiên đó của ngành quang học, không bao giờ được xây dựng lên và sự phát triển của quang học không được manh nha.

Nhờ những bậc thang đầu tiên đó, thế hệ các Nhà Vật Lý Học sau mới vói tay lên được đến các hiện tượng lạ lùng đối với thuyết “ánh sáng phát quang theo đường thẳng”. Nhưng, giả sử các Nhà Vật Lý Học của thế hệ này không đập phá được sự trụ vào thuyết “đường thẳng’ thì sự phát triển của quang học đã ngừng ở đó và lâu ngày sẽ cằn cỗi mà chết dần.

Nhưng trong thực tế, họ đã biết không trụ đúng lúc nên đã bảo đảm được sự tiếp tục phát triển của quang học.

Đến giai đoạn này, lịch sử phát triển của quang học cũng đủ để thuyết minh cho tính cách sắc bén của nguyên tắc “Trụ mà không trụ”, trong mọi lĩnh vực phát triển.

Nhưng, quang học còn phát triển hơn nữa. Và thành tích phát triển gần đây của quang học, lại chỉ rõ hơn nữa rằng, văn minh Tây phương đã khoa học hóa và chính xác hóa nguyên tắc “Trụ mà không trụ” để biến nó thành một kỹ thuật vô cùng hiệu quả để phát triển.

Sau thế hệ các Nhà Quang Học ba động, một thế hệ vật lý học giả khác lại phát minh ra nhiều hiện tượng vật lý, mà thuyết “ánh sáng phát quang theo làn sóng” cũng không thể giải thích được. Cũng như lần trước, các Nhà Quang Học chấm dứt đúng lúc sự trụ vào quang học ba động. Nhưng lần này, các Nhà Quang Học đã xem việc không nên trụ vào quang học ba động, như là một phương pháp phát minh. Thế hệ của De Broglie lại trụ vào thuyết “ánh sáng phát quang thành ly tử di chuyển theo làn sóng” để khảo sát, thí nghiệm và phát minh nhiều định luật về quang học bao quát hơn thêm và phong phú hơn thêm. Tất cả sự nghiệp quang học xạ tử ba động đều xây dựng trên thuyết mới này. Và những phát minh tối tân nhất hiện nay về các quang tuyến đều căn cứ trên sự nghiệp quang học xạ tử ba động.

Nhưng sự nghiệp xạ tử ba động sẽ không bao giờ có, nếu sự nghiệp quang học ba động không thành hình. Và sự nghiệp ba động không bao giờ có nếu sự nghiệp quang học hình học không thành hình. Nhờ trụ mà có quang học hình học. Rồi nhờ không trụ mà có quang học phát triển. Rồi nhờ trụ mà quang học ba động thành hình. Rồi nhờ không trụ mà quang học ba động phát triển. Rồi nhờ trụ mà quang học xạ tử ba động thành hình.

Chúng ta có thể đoán rằng, cơ thức “Trụ mà không trụ” sẽ theo đó mà tiếp tục diễn tiến, và vạch con đường cho sự phát triển không ngừng của quang học.

Những sự kiện trên có giá trị, không phải riêng cho lĩnh vực quang học mà cho tất cả các ngành của khoa học Tây phương.

Những sự kiện trên có giá trị, không phải riêng cho lĩnh vực khoa học mà cho tất cả các ngành của khoa học Tây phương, nghĩa là cho tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực chính trị như chúng ta sẽ thấy dưới đây.

Tóm lại “Trụ mà không trụ” là một chân lý phát triển. Một điều đáng cho chúng ta nêu lên làm một câu hỏi, là chính Đông Phương đã tìm ra chân lý trên, nhưng vì sao văn minh Đông Phương, Ấn Độ, cũng như Trung Hoa, lại trụ vào một vị trí cố định từ mấy ngàn năm ? Những trả lời câu hỏi này vượt ra rất xa khuôn khổ của lời kết luận này.

 

Trở lại vấn đề chính trị của Cộng Đồng Dân Tộc Việt Nam trong thời kỳ hiện tại, đề tài của tập sách này, chúng ta nhận thấy các điểm sau đây:

Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay và trong trình độ tiến hóa của nhân loại hiện nay, các vấn đề của Dân Tộc Việt Nam, trong thời kỳ này chỉ có thể tìm được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí Dân Tộc.

Đương nhiên là vị trí Dân Tộc mà chúng ta đã quan niệm trong suốt mấy trăm trang của tập sách này, không thể là một vị trí Dân Tộc bế quan tỏa cảng, hẹp và nông như dưới các triều đại quân chủ xưa kia. Vị trí Dân Tộc mà chúng ta quan niệm là một vị trí Dân Tộc nằm trong khung cảnh thế giới, với tất cả các dây liên hệ tinh thần và vật chất cần phải có.

Nhưng vị trí trụ vào phải là vị trí Dân Tộc.

Đến lúc nào chúng ta cần phải chấm dứt sự trụ đóng vị trí Dân Tộc nói đây để bảo đảm cho sự phát triển tương lai của Dân Tộc, đúng theo nguyên tắc “TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ”?

Chắc chắn trong thời kỳ này của Cộng Đồng Dân Tộc, chưa có sự chấm dứt nói đây. Thời kỳ này gồm nhiều thế hệ sắp đến. Chúng ta phải tin tưởng vào sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo sau này, để quyết định đúng lúc sự thôi không trụ vào vị trí hiện tại.

Các nhà lãnh đạo cộng sản ở miền Bắc đã trụ vào lý thuyết cộng sản trong thời kỳ tranh giành độc lập. Chúng ta đã thấy trong các trang trên, sự đi đúng đường một phần nào của họ trong một giai đoạn. Nhưng chúng ta cũng đã phân tích các lý do vì sao sự tiếp tục trụ đóng vào phương tiện cộng sản hiện nay, là một lối bế tắc cho sự nghiệp tiến hóa của Dân Tộc. Chẳng những như chúng ta đã phân tích, sự tiếp tục trụ đóng vào lý thuyết cộng sản sẽ không làm sao giải quyết được công cuộc phát triển cho Dân Tộc, mà lại còn mở cửa đưa các thế hệ sau này, vào một đời sống vô cùng đen tối không lối thoát.

Trung Cộng tự mình cũng chưa giải quyết được vấn đề phát triển cho Dân Tộc Trung Hoa. Từ ngày các sự viện trợ của Nga đã chấm dứt, các công cuộc phát triển của Trung Cộng hoàn toàn đình trệ. Do đó, tự đặt mình vào vòng ảnh hưởng của cộng sản, nghĩa là của Trung Cộng, các nhà lãnh đạo Bắc Việt tự mình đã từ bỏ công cuộc phát triển cho Dân Tộc.

Hơn nữa, sự phát triển của một khối người gần 800 triệu dân như của Trung Cộng, là một mối đe dọa cho toàn thế giới. Và vì vậy công cuộc tìm phát triển của Trung Cộng tự nó, dù mà Trung Cộng không có gây hấn với ai cả, cũng gây nhiều kẻ thù. Những người này nhất định sẽ cản trở không để cho Trung Cộng phát triển.

Các biến cố chính trị gần đây đều xác nhận sự phân tích trên. Nay nếu chúng ta gắn liền số mạng của Dân Tộc Việt Nam vào với số mạng của Trung Cộng thì hành động đó có nghĩa là chúng ta sẽ từ bỏ công cuộc phát triển đang cần thiết cho sự sống còn của Dân Tộc.

Trung Cộng giải quyết không được công cuộc phát triển của Dân Tộc Trung Hoa. Nhưng số người 800 triệu dân cần phải nuôi, là một thực tế không thể phủ nhận được. Sự bành trướng mà Trung Cộng bắt buộc phải thực hiện dưới áp lực nhân khẩu kinh khủng đó đã mở màn. Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng nói trên sẽ là chúng ta. Chỉ tưởng tượng đến viễn cảnh đó cũng đủ cho chúng ta khủng khiếp.

Vì vậy cho nên, công cuộc chống sự xâm lăng của miền Bắc, không lúc nào khẩn thiết cho Cộng Đồng Dân Tộc Việt Nam bằng trong lúc này.

Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của Dân Tộc, không còn nên tiếp tục sự trụ đóng vào phương tiện cộng sản nữa.

Ngô Đình Nhu – Chính Đề Việt Nam

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...