Tuesday, July 12, 2022

Chân Như

 https://thuvienhoasen.org/a27743/chan-nhu

Chân Như (tathata) là gì? Định nghĩa tổng quát, Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.

Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân NhưTự tánh thanh tịnhPhật tánhPháp ThânNhư Lai Tạngthật tướngpháp giớipháp tánhviên thành thật tánhPháp vị.”

Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau:

1/ Vô tướng Chân NhưChân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp.

2/ Vô sanh Chân NhưChân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .

3/ Vô tánh Chân NhưChân Như không có tánh; đó là cái thể thật của các pháp, không bàn bạc suy xét được. Đó là thật tánh không dính vào sự chấp trước của vọng tình.

Pháp Bảo Đàn kinh, phẩm 5, tọa thiền viết: cái tánh người ta vốn trong sạch, chỉ bởi sự nghĩ quấy (vọng niệm) nó che lấp cái Chân Như. Vậy cứ không tưởng quấy (vọng tưởng) thì cái tánh tự nhiên trở nên trong sạch.

Những từ ngử khác liên hệ đến Chân Như như:

Chân Như Bổn Tánh: Bổn tánh chơn thật như thường . Đó là bản tánh tự nhiên của chúng sanh, nó chơn thật, không hư vọng. Tánh ấy trống không mà linh thiêngvắng lặng mà mầu nhiệm, dù trãi qua bao nhiêu kiếp vẫn tồn tại như thế; còn gọi là bổn lai diện mục.

Thiền Tông gọi là Chánh Pháp Nhãn TạngTịnh Độ Tông gọi là Bổn Tánh Di ĐàKhổng Tử gọi là Thiên-Lý. Lão Tử gọi là Cốc-Thần (Cốc là Hang trống; Thần là Hồn Thiêng).

Chơn Như Hải: Biển Chơn NhưChơn NhưPháp Tánh hay Phật Tánh có vô lượng công đức bởi vậy nên gọi là Chơn Như hải.

Chơn Như Nội HuânChân Như huân tập bên trong, lần lần phát khởi lòng Bồ Đề, chán cõi trần tục, cầu thành Phật Đạo. Đó là do sức Nội Huân từ bên trong tâm mà thành. Cũng có thể hiểu là từ Pháp Thân, Phật Tánh mà phát khởi tính giác, trừ vọng hoặc đến giác ngộ giải thoát; đó gọi là Chân Như Nội Huân.

Chơn Như Tam Muội: đó là Đại Định Chân Như, tu theo phương pháp quán tưởng lý vô tướng của các pháp trừ được những mối vọng hoặc.

No comments:

Post a Comment

Tam tài giả, Thiên Địa Nhân

 https://www.dkn.tv/van-hoa/tam-tu-kinh-chon-loc-bai-7-tam-tai-la-thien-dia-nhan.html (1) Vợ Hứa Doãn được xếp thứ tư trong bốn người phụ nữ...