Friday, November 26, 2021

Dữ liệu: “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN”

https://thanhnien.vn/sang-tao-chu-dong-co-can-phai-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-van-post1405925.html

Trương Vĩnh Ký nêu quan điểm về 'Tiên học lễ, hậu học văn' trong 'Thông loại khóa trình' số 1

https://elib.thuviennguyenvanhuong.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=96/04/19/&doc=96041939757859787185344920922698881072&bitsid=cee9d903-030d-4d18-8395-d06101daf7d2&uid=

https://elib.thuviennguyenvanhuong.vn/handle/TVNVH/249?mode=full

 

https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:aCRC8mR4uZEJ:https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/07/24/ve-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van/+&cd=84&hl=en&ct=clnk&gl=vn

https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/07/24/ve-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van/

Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “… chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo cùng với hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”, … “chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy”!

Tiếp theo bài này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng thủ tướng Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại. [1]

[Những năm 1970, thái độ chính thống đối với Nho giáo nói chung và các tư tưởng của nó, ngoài việc duy trì định hướng “phản phong” vốn được đề ra từ trước, có lẽ còn được tăng cường do việc cảnh giác đề phòng “cách mạng văn hóa” qua của Hữu Nghị tràn vào đồng bằng sông Hồng!]

Trở lại câu hỏi: khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trở lại trong ngành giáo dục từ khi nào? Thật chi tiết về việc này, nhất là khía cạnh “là chủ trương hay do tự phát” mà khẩu hiệu này được trương cao trên khuôn viên các ngôi trường? – thì cần có xác nhận của những người ghi sử ký ngành giáo dục (hiện ở ngành này bộ này có vị trí người ghi biên niên hay không?).





No comments:

Post a Comment

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259