Cổng trường Petrus Ký Sài Gòn năm xưa, nay còn đâu.
孔 孟 綱常 須 刻 骨
西歐 科學 要銘 心
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt. ( hữu )
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.
( tả )
Chữ minh (銘) trong minh tâm được viết với bộ kim (kim金 bên trái, danh 名 bên phải) có nghĩa là khắc, khác với chữ minh (明) trong bình minh hay minh nguyệt, được viết với bộ nhật (nhật 日 bên trái, nguyệt 月 bên phải) có nghĩa là sáng. Minh tâm phải được hiểu là khắc vào tâm trí, không quên. Tiếng Hán Việt nói khắc cốt minh tâm cũng như tiếng Nôm nói ghi lòng tạc dạ.
Còn chữ tu (須) được viết với bộ hiệt (頁), có nghĩa là nên, khác với chữ tu (修) viết với bộ nhân, có nghĩa là sửa cho tốt (như trong chữ tu thân). Hiểu chữ tu trong câu một là nên mới đối lại được với chữ yếu (要) trong câu hai có nghĩa là muốn, cần. Vậy hai câu đối của Giáo sư Ưng Thiều nên được hiểu là:
Ðạo lý cương thường của Khổng Mạnh: nên khắc vào xương
Kiến thức khoa học của Tây Âu: cần ghi vào lòng.
Hai câu đối này nay không còn trước cổng ngôi trường đã thay tên, nhưng nó sẽ còn mãi trong tâm trí những thế hệ học trò ra đi từ mái trường thân yêu.
No comments:
Post a Comment