Thursday, August 24, 2023

Tam hợp, Tứ hành xung, Lục hợp, Lục hại

 https://lichngaytot.com/12-con-giap/tam-hop-tu-hanh-xung-276-153005.html

Tại sao khi xem tuổi vợ chồng, xem tình duyên hay chuyện hợp tác làm ăn... người ta lại nhắc tới các quan hệ như Tam hợp Tứ hành xung, Lục hợp hay Lục hại...?


1. Tam hợp Tứ hành xung - Những bộ tuổi hợp, xung

Tam hop tu hanh xung la gi
 
Trước tiên có thể khẳng định, các khái niệm Tam hợp Tứ hành xung, Lục hợp, Lục hại (hay gọi tắt là Hợp Xung Hình Hại) dùng để chỉ các mối quan hệ của các Địa chi. Hiểu đơn giản là chỉ những bộ tuổi xung hay hợp. 

12 Địa chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Trong đó, quan hệ Tam hợp, Lục hợp (Nhị hợp) là cát lành, gặp hung hóa cát, mọi việc thuận lợi. Còn các quan hệ Tứ hành xung, tương xung, hình hại, tự hình là mệnh cục trắc trở. Vì thế mà từ xa xưa, con người đã ứng dụng điều này cho những chuyện quan trọng như cưới gả, hợp tác làm ăn, xem tuổi xây nhà cửa...

Dưới
 đây là chi tiết Bảng tra quan hệ Hợp, Xung, Hình, Hại chi tiết của 12 Địa chi.

BẢNG HỢP, XUNG, HÌNH, HẠI CỦA CÁC ĐỊA CHI

Địa chiSửuDầnMãoThìnTịNgọMùiThânDậuTuấtHợi
 Hợp HìnhTam hợp XungHạiTam hợp   
SửuHợp    Tam hợpHạiHình
Xung
 Tam hợpHình 
Dần     Hình
Hại
Tam hợp Hình
Xung
 Tam hợpHợp
MãoHình   Hại  Tam hợp XungHợpTam hợp
ThìnTam hợp  HạiHình   Tam hợpHợpxung 
Tị Tam hợpHình
Hại
     Hợp
Hình
Tam hợp Xung
NgọXungHạitam hợp   HìnhHợp  Tam hợp 
MùiHạiHình
Xung
 Tam hợp  Hợp   HìnhTam hợp
ThânTam hợp Hình
Xung
 Tam hợpHợp
Hình
     Hại
Dậu Tam hợp XungHợpTam hợp   HìnhHại 
Tuất HìnhTam hợpHợpXung Tam hợpHình Hại  
Hợi  HợpTam hợp Xung Tam hợpHại   

Xem giải thích các khái niệm Tam hợp Tứ hành xung, Lục hợp, Lục hại, Hình hại ngay dưới đây.

2. Tam Hợp là gì?


Giải thích theo nghĩa đen: "Tam" là "ba", "Hợp" là hợp nhau. Hiểu đơn giản nhất, Tam Hợp là bộ 3 con giáp hợp nhau, có tính cách tương đồng, liên quan đến trong trong vòng tròn Can Chi.

Suy rộng ra, Tam hợp được xem là một dạng “Minh hợp”, tức là sự hòa hợp được thể hiện rất rõ ràng, quang minh chính đại. 

Những người nằm trong mối quan hệ này thường có tính cách tương đồng hoặc chung sống với nhau rất hòa hợp, có cùng chung lý tưởng và giúp đỡ nhau tiến tới thành công. Mối quan hệ giữa họ thường phát triển thành bạn bè thâm giao hoặc tình yêu đôi lứa.

tam hop la gi
 
Các bộ tam hợp trong 12 địa chi gồm:

STTLoại Tam HợpCon GiápHướng di chuyển
1Tam hợp Hỏa cụcDần, Ngọ, TuấtKhởi từ Dần Mộc, tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ
2Tam hơp Mộc cụcHợi, Mão, Mùi

Khởi từ Hợi Thủy, tiến tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ.

3Tam hợp Thủy cụcThân, Tý, ThìnKhởi từ Thân Kim, tiến tới Tý Thủy rồi đi vào Thìn Thổ.
4Tam hợp Kim cụcTị, Dậu, SửuKhởi từ Tị Hỏa, tiến tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ

Ngoài ra cũng có quan điểm khác khi cho rằng các con giáp trong Tam hợp đều cùng Âm hoặc cùng Dương. Thân – Tý – Thìn và Dần – Ngọ – Tuất thuộc Dương, còn Tị – Dậu – Sửu và Hợi – Mão – Mùi thuộc Âm. “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, những cái giống thường tìm đến với nhau.
 
Một số quan điểm cho rằng, tình bạn, tình yêu và hôn nhân của những người trong nhóm “Tam hợp” sẽ mở ra những cơ hội tốt về sự thành công.


2.1 Nhóm Tam hợp Thân Tý Thìn: Kiên trì tranh đấu


Đặc điểm của nhóm Tam hợp này là sự kiên trì và tinh thần tranh đấu cao. Họ không chấp nhận một cuộc sống tầm thường, ý chí quyết tâm phải thành công lớn. Họ không ngần ngại thay đổi không gian mình sinh sống. Không ngại bứt phá ra khỏi môi trường làm việc mình thân quen. Hơn thế, họ hành động nhiều hơn lời nói, tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh.

Cụ thể như sau: Tý thông minh, nhanh nhẹn nhưng đôi khi không đủ tự tin để đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, điều này đòi hỏi phải có sự dũng cảm, quyết đoán của Thìn. Tuy nhiên đôi khi Thìn thiếu sáng tạo, cần đến đôi mắt tinh tế của Thân và Tý. Thân lại được tiếp thêm sức mạnh bởi sự nhiệt tình, năng động của Thìn và sự sáng suốt của Tý.


2.2 Nhóm Tam hợp Tị Dậu Sửu: Trí thức, học thức uyên thâm


Đặc trưng của nhóm Tam hợp này là sự uyên thâm về tri thức. Những người thuộc nhóm này đều thích tưởng tượng, suy tư về điều gì đó xa vời. Bên cạnh đó, những người này cũng có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết, một khi đã đặt ra mục tiêu thì sẽ phấn đấu tới cùng.

Cụ thể như sau: Sửu trung thực, thật thà, có trách nhiệm nhưng cần đến sự nhanh nhẹn của Tỵ và Dậu. Ngược lại, tính tình bộc trực, khó kiềm chế cảm xúc của Dậu sẽ được khắc phục bởi sự nhẹ nhàng, ân cần của Sửu.


2.3 Nhóm Tam hợp Dần Ngọ Tuất: Độc lập, cá tính


Thích tự do, trải nghiệm thực tế và khám phá xung quanh là đặc trưng dễ nhận thấy nhất của nhóm Tam hợp này.

Cụ thể như sau: Ngọ giàu tình cảm, có nhiều ý tưởng phong phú, sáng tạo và cần đến khởi động quyết đoán, mạnh mẽ của Dần hoặc sự tỉnh táo, sáng suốt của Tuất để giải quyết công việc. Tính tình nóng nảy của Dần sẽ được làm dịu đi bởi sự nhẹ nhàng, ân cần của Tuấn.

2.4 Nhóm Tam hợp Hợi Mão Mùi: Ngoại giao lịch thiệp


Nhắc tới tài ngoại giao và sự lịch thiệp trong giao tiếp thì đầu tiên phải kể đến nhóm Tam hợp này. Họ ứng xử khéo léo, sẵn sàng cảm thông, lắng nghe và giúp đỡ mọi người xung quanh, nhất là những ai đang gặp hoàn cảnh bất lợi. 

Cụ thể như sau: Hợi chăm chỉ, cần cù nhưng cần đến sự tinh tế, nhanh nhẹn của Mão để thành công. Ngược lại Mùi và Mão đều phải học tập đức tính cần cù này của Hợi. 

Chi tiết về Tam hợp là gì, cách để thúc đẩy các mối quan hệ này sao cho tốt đẹp hơn, mời bạn xem tại:
Tam hợp là gì, Tam hợp hóa Tam Tai có thực sự ghê gớm như nhiều người vẫn nghĩ?
Tam hợp là gì, 4 bộ tam hợp Thân Tý Thìn, Dần Ngọ Tuất, Tị Dậu Sửu, Hợi Mão Mùi có quan hệ thế nào? Vì sao Tam Hợp hóa Tam Tai? Cùng đi tìm câu trả lời chính

3. Tứ Hành Xung là gì?

 
Tứ hành xung là gì? "Tứ" là 4, "Xung" là xung khắc, Tứ hành xung tức là 4 con giáp có mối quan hệ xung khắc nhau trong 1 nhóm. Trong nhóm này sẽ có sự xung khắc, trái ngược về tính tình, khắc khẩu, quan điểm sống, phong cách sống, vận mệnh ngũ hành...

Trong số 12 con giáp, có 3 nhóm con giáp xung khắc với nhau, mỗi nhóm gồm có 4 con giáp như sau:
  • Nhóm 1 gồm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu
  • Nhóm 2 gồm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
  • Nhóm 3 gồm: Dần, Thân, Tị, Hợi
Tu hanh xung Dan Than Ti Hoi
 
Tuy nhiên, Tứ hành xung chỉ xung theo cặp, tức trong cùng 1 nhóm thì không phải tất cả các tuổi đều xung khắc với nhau. 

Quy ước 12 địa chi và ngũ hành tương ứng như sau:Căn cứ vào ngũ hành, có thể thấy các cặp Địa chi xung nhau như sau:
  • Tý Ngọ xung nhau vì Dương Thủy của Tý khắc Dương Hỏa của Ngọ.
  • Sửu Mùi xung nhau vì Mùi Thổ đới Kim khắc Sửu Thổ đới Mộc.
  • Dần Thân xung nhau vì Dương Kim của Thân khắc Dương Mộc của Dần.
  • Mão Dậu xung nhau vì Âm Kim của Dậu khắc Âm Mộc của Mão.
  • Thìn Tuất xung nhau Tuất Thổ đới Thủy khắc Thìn Thổ đới Hỏa.
  • Tị Hợi xung nhau vì Âm Thủy của Hợi khắc Âm Hỏa của Tị.
Bảng tra Quan hệ Tứ hành xung theo nhóm:
 
STTNhóm xung khắc (Tứ hành xung)Cặp xung khắc (Lục xung)
1Tý - Ngọ - Mão - DậuTý - Ngọ; Mão - Dậu
2Thìn - Tuất - Sửu - MùiThìn - Tuất; Sửu - Mùi
3Dần - Thân - Tị - HợiDần - Thân; Tị - Hợi


- Hết sức lưu ý:


Hai con giáp sẽ chỉ thực sự xung khắc với nhau nếu mệnh tương khắc. Chẳng hạn, ta có Tị và Hợi tương xung, nhưng tuổi Kỷ Tị lại là nạp Âm Mộc, không xung khắc với Kỷ Hợi nạp Âm Mộc hay Quý Hợi nạp Âm Thủy. Kỷ Tị và Kỷ Hợi là tương hòa vì cùng là Âm Mộc, còn Kỷ Tị với Quý Hợi là tương sinh bởi Mộc của Kỷ Tị sẽ được Thủy của Quý Hợi dưỡng. 
 
Thực ra việc tương hợp hay xung khắc giữa người với người dựa trên rất nhiều yếu tố. Phải xét trên nhiều phương diện để đưa ra phán đoán chính xác.
 
Không có chuyện cứ không hợp tuổi là vạn sự sẽ trắc trở. Trong cuộc sống gia đình cũng như các mối quan hệ trong xã hội, dù hợp hay xung thì cũng nên nhường nhịn và thông cảm cho nhau, có thể mới có được cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. 


- Cách hóa giải Tứ hành xung thế nào cho hiệu quả?


Xung khắc trong tuổi vợ chồng, hôn nhân, hóa giải bằng cách:
 
+ Sinh con hợp tuổi bố mẹ
 
Cách hóa giải mệnh xung khắc dựa vào nguyên lý âm dương ngũ hành. Bất cứ sự xung khắc nào cũng đều có yếu tố ở giữa, trung hòa, hóa giải được chúng. Nếu tạo thế cân bằng về mệnh, cái này kiềm chế cái kia thì vấn đề hai mệnh khắc nhau cũng không quá đáng ngại nữa. 
 
Mệnh khắc mệnh, hãy tìm một ngũ hành trung gian. Ví dụ, vợ mệnh Hỏa, chồng mệnh Kim thì tức là vợ khắc chồng Hỏa khắc Kim, rất xấu. Theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh tương khắc có ngũ hành Thổ có thể cân bằng hai mệnh này. Thổ sinh Kim và Hỏa sinh Thổ nên nếu con sinh ra mệnh Thổ sẽ tốt cho cả bố và mẹ, hóa giải được điềm xung khắc giữa hai người. 
 
Hoặc có thể chọn năm sinh con hợp tuổi cha mẹ theo Vòng tràng sinh.
 
+ Áp dụng phong thủy
 
Sử dụng các vật phẩm phong thủy để dung hòa sự tương khắc gữa 2 người. Hoặc áp dụng những kiến thức về phong thủy nhà ở, phong thủy hướng cửa, phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ, phòng thủy nhà vệ sinh, phong thủy phòng làm việc,… đều có tác động trực tiếp lên chủ nhân nên có thể lợi dụng chúng để cải thiện sự hòa hợp.
 
Ví dụ cụ thể:
 
Nếu vợ mệnh Mộc, chồng mệnh Thổ, Mộc khắc Thổ nên là xấu. 3 người này cần yếu tố ngũ hành Hỏa để điều hòa vì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Nếu có con mệnh Mộc thì quá tốt, đứa con sẽ điều hòa cho cha mẹ. Nhưng nếu vợ chồng mới cưới chưa có con hoặc con không thuộc mệnh Mộc thì sao? 
 
Trường hợp này hãy tận dụng triệt để phong thủy chính ngôi nhà mà vợ chồng đang ở để tăng cường ngũ hành Hỏa.
 
Hướng nhà, hướng cửa, đặc biệt là cửa phòng ngủ của vợ chồng nên đặt ở hướng Nam – hướng ứng với ngũ hành Hỏa.
 
Ngoài ra, bố trí nhà với các gam màu thuộc ngũ hành Hỏa như tím, hồng, đỏ.
 
Thêm nữa, vợ chồng thường xuyên mang trang phục, phụ kiện màu đỏ, nhà bày thêm tranh hoàng hôn hoặc bình minh, đều có thể hóa giải mệnh xung khắc rất hữu hiệu...
 
- Xung khắc trong làm ăn kinh doanh, hóa giải bằng cách:
  • Chọn thêm 1 người cùng hợp tác làm ăn (Tương tự cách sinh con để hóa giải xung khắc vợ chồng phía trên)
  • Đeo vật phẩm phong thủy để tăng cường độ hài hòa trong các mối quan hệ.
Về hóa giải xung khắc chi tiết giữa các cặp Tý Ngọ, Mão Dậu, Thìn Tuất, Sửu Mùi, Dần Thân, Tị Hợi, xem tại bài viết này:
Tứ hành xung là gì? Không phải cứ Xung là Xấu, hiểu đúng để không còn bi kịch!
Tứ hành xung là gì? Có phải tất cả các con giáp thuộc cách cục này thì sẽ xung khắc với nhau không? Hãy cùng Lịch ngày tốt đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi

4. Lục Hợp là gì?

Luc Hop
 
Theo tử vi, Lục hợp chỉ 6 cặp đôi con giáp nhị hợp với nhau tạo thành Lục hợp. Hay hiểu một cách đơn giản, có 6 cặp đôi con giáp hợp với nhau, sinh nhau, được coi là mối quan hệ tốt đẹp. Các cặp thuộc Lục hợp nếu kết thành một đôi sẽ tạo nên sự may mắn, hạnh phúc cho nhau.
 
Lục hợp hay nhị hợp sẽ bao gồm 6 cặp con giáp sau đây:
 
(1) Tý hợp với Sửu
(2) Dần hợp với Hợi
(3) Mão hợp với Tuất
(4) Thìn hợp với Dậu
(5) Tỵ hợp với Thân
(6) Ngọ hợp với Mùi
  • Tý Sửu hợp nhau vì Dương Thủy của Tý sinh Âm Mộc của Sửu (Thổ đới Mộc) và ngược lại.
  • Dần Hợi hợp nhau vì Âm Thủy của Hợi sinh Dương Mộc của Dần và ngược lại.
  • Mão Tuất hợp nhau vì Dương Thủy của Tuất (Thổ đới Thủy) sinh Âm Mộc của Mão và ngược lại.
  • Thìn Dậu hợp nhau là vì Dương Hỏa của Thìn (Thổ đới Hỏa) sinh Âm Kim của Dậu và ngược lại.
  • Tị Thân hợp nhau vì Âm Hỏa của Tị sinh Dương Kim của Thân và ngược lại.
  • Ngọ Mùi hợp nhau vì Dương Hỏa của Ngọ sinh Dương Kim của Mùi (Thổ đới Kim) và ngược lại.
Để biết cách tính các cặp con giáp Lục Hợp và mối quan hệ giữa các cặp tương hợp, xem bài viết sau:
Lục hợp là gì? Ý nghĩa của Lục hợp trong tử vi phong thủy quan trọng thế nào?
Lục hợp là gì trong 12 con giáp? Mối quan hệ Lục hợp là tốt hay xấu? Có thể căn cứ vào đây để chọn đối tác, người kết hôn hay không?

5. Lục Hại là gì?

luc hai la gi
 
Lục hại hay 12 chi tương hại bao gồm 6 cặp sau đây: 

(1) Tý - Mùi 
(2) Sửu - Ngọ 
(3) Dần - Tị
(4) Mão - Thìn 
(5) Thân - Hợi 
(6) Dậu - Tuất 
  • Tý Mùi hại nhau; vì Sửu sinh Tý, Mùi khắc Sửu, vậy Mùi hại Tý; và ngược lại Ngọ sinh Mùi, Tý khắc Ngọ, vậy Tý hại Mùi.
  • Ngọ Sửu hại nhau; vì Tý sinh Sửu, Ngọ khắc Tý, vậy Ngọ hại Sửu; và ngược lại Mùi sinh Ngọ, Sửu khắc Mùi, vậy Sửu hại Ngọ. 
  • Dậu Tuất hại nhau; vì Mão sinh Tuất, Dậu khắc Mão, vậy Dậu hại Tuất; và ngược lại Thìn sinh Dậu, Tuất khắc Thìn, vậy Tuất hại Dậu. 
  • Thìn Mão hại nhau; vì Tuất sinh Mão, Thìn khắc Tuất, vậy Thìn hại Mão; và ngược lại Dậu sinh Thìn, Mão khắc Dậu, vậy Mão hại Thìn.
  • Thân Hợi hại nhau; vì Dần sinh Hợi, Thân khắc Dần, vậy Thân hại Hợi; và ngược lại Tị sinh Thân, Hợi khắc Tị vậy Hợi hại Thân.  
  • Tị Dần hại nhau; vì Hợi sinh Dần, Tị khắc Hợi, vậy Tị hại Dần; và ngược lại Thân sinh Tị, Dần khắc Thân, vậy Dần hại Tị.
Người xưa quan niệm rằng hôn nhân thuộc Lục hại sẽ khó được bền vững, vợ chồng thường xuyên cãi cọ, gia đình lục đục, con cái hư hỏng Thậm chí trường hợp nặng còn khiến kinh doanh thất bát, làm ăn thua lỗ, tán gia bại sản hoặc hại và sát lẫn nhau. 
Để hiểu chi tiết về Lục hại, xem bài viết dưới đây:
Lục hại là gì? Làm thế nào để hóa giải Lục hại giúp đôi lứa bên nhau hạnh phúc?
Lục Hại là gì, đây là mối quan hệ tốt hay xấu? Xem tuổi kết hôn hay hợp tác làm ăn có cần tránh Lục hại hay không?


6. Hình hại là gì?


Hình nghĩa là đôi bên trừng phạt nhau, bất hòa với nhau.

Quan hệ Hình hại hay Tương hình trong 12 địa chi gồm 3 loại, gọi là Tam hình: Hỗ hình, Bằng hình và Tự hình
 

6.1 Hỗ hình (Tý Mão):


Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình đối đáp lại lẫn nhau còn gọi là vô lễ chi hình, tức là do vô lễ mà gây ra phạm pháp hoặc sinh ra tai họa.

Phàm Tý hình Mão, Mão hình Tý đều gọi là hỗ hình, tức là hai bên hình đối chọi lại nhau. Lại cũng gọi là Vô lễ hình, vì Tý thủy với Mão mộc tương sinh như mẹ với con, nhưng hình nhau cho nên nói là vô lễ.

Tý hình Mão ứng điềm dâm loạn trong nhà, trên dưới bất thuận. Mão hình Tý gọi là bỏ sáng vào tối, vì Mão là giờ ban ngày nay hình lại Tý là giờ ban đêm, đường thủy chẳng thông, con cái chẳng khỏe.
 

6.2 Bằng hình: gồm 2 nhóm


+ Dần Tị Thân:
 Dần Tị Thân đều thuộc Tứ mạnh, Sửu Tuất Mùi đều thuộc Tứ quý là hình trong một dạng ngang bằng nhau.

Phàm Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần đều gọi là Vô ân hình, cha con tổn hại nhau.

Nói cha con vì Dần là chỗ sinh ra Tị hỏa mà Dần lại hình Tị, tức như cha hình con. Tị là chỗ sinh ra Thân kim, mà Tị lại hình Thân. Thân là chỗ sinh ra Thủy để dưỡng Dần mộc mà Thân lại hình Dần. Sinh ra ở đây tức Trường sinh vậy.
  • Dần hình Tị: Sự cử động có hiểm trở, tai ương, quan họa, sự việc ở lúc trước phát sinh, nó hình mình thì mình đấu đối lại.
  • Tị hình Thân: :Lớn nhỏ chẳng thuận nhau, nó hình mà mình giải, lấy ân nghĩa đáp lại cừu thù.
  • Thân hình Dần: Người cùng quỷ thần hại nhau, trai gái chống chế nhau, nó hình động.
Mối quan hệ Dần Tị Thân còn được gọi là Hình hại vô ơn.

+ Sửu Mùi Tuất

Phàm Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu đều gọi là: Thị thế hình, tức là cậy thế lực mà hình hại lấy nhau, lại cũng gọi là bằng hình, anh em lấy sức lực làm tổn hại nhau.
  • Sửu hình Tuất ứng về quan tai, hình cấm, hạng tôn quý làm tổn hại bọn ti tiện, có sự nhiễu loạn chẳng minh chính.
  • Tuất hình Mùi: Ti hạ lăng mạ tôn trưởng, thê tài hung, cử sự bại.
  • Mùi hình Sửu là điềm mặc áo tang, lớn nhỏ bất hòa.
Mối quan hệ Sửu Mùi Tuất còn gọi là Hình hại đặc quyền.
 

6.3 Tự hình


Là mình hình lấy mình, tức là tự mình có âm mưu hoặc mưu đồ nào đó mà dẫn đến phạm tội.

Các loại tự hình: Thìn Thìn, Ngọ Ngọ, Dậu Dậu, Hợi Hợi

Phàm Thìn hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi đều gọi là tự hình, như mình cầm dao tự làm thương tổn lấy mình.

No comments:

Post a Comment

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...