Thursday, June 29, 2023

Văn Chất kiêm bị

 https://vi.wikisource.org/wiki/Trang:Nho_giao_1.pdf/168

http://hocthuatphuongdong.vn/index.php?topic=5985.0;wap2

Về mĩ học, ông chủ trương văn chất kiêm bị (coi trọng cả nội dung lẫn hình thức), “lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương” (Luận ngữ, Bát dật). Tư tưởng “trung dung” của Khổng Tử vừa có mặt hợp lí là khẳng định các mặt đối lập của sự vật dựa vào nhau mà tồn lại, thừa nhận trạng thái cân bằng của sự vật trong những điều kiện nhất định, nhưng cũng có mặt tiêu cực là đòi hỏi giữ vững hạn độ của sự vật, ngăn chặn sự chuyển hoá.

LẠC NHI BẤT DÂM, AI NHI BẤT THƯƠNG (乐而不淫,哀而不伤) là một thuật ngữ lý luận thơ ca, có nghĩa là vui mà không quá đà, buồn mà không bi thương. Thành ngữ nới đến yêu cầu đối với tác phẩm thơ ca phải đúng mức độ, vui nhưng không quá đáng, buồn nhưng không quá bi thương. Thuật ngữ này xuất xứ từ sách “Luận ngữ” thiên “Bát dật”: “Tử viết “Quan thư” lạc nhi bất dâm, “ai nhi bất thương” (Khổng Tử nói: Bài “Quan thư” vui mà không quá đáng, buồn nhưng không bi thương).

Khổng Tử cho rằng bài thơ đó nói về tình yêu trai gái, vui là muốn có tiếng đàn tiếng trống, buồn là năm canh trằn trọc ước mong, tuy tình cảm thật tha thiết song không đi đến quá đáng, đạt được ý trung hòa đúng mực. Yêu cầu này cũng giống như yêu cầu “Ôn nhu đôn hậu” và “Tư vô tà”.

(Chú thích: Bài Quan thư mở đầu tập Kinh Thi, có chương “Yểu điệu thục nữ. Quân tử hảo cầu. Cầu chi bất đắc, Triển chuyển phản tắc”: dịch nghĩa “Cô gái xinh tươi kia, Có chàng tài giỏi muốn gặp cô, không gặp được, năm canh trằn trọc trở mình”. Bài thơ vui vẻ mức độ vừa phải. Quân tử mong nhớ buồn bâng khuâng, chưa đến nỗi sầu muộn quá mức. Khổng tử khen là vui và buồn hài hòa, không quá độ).

Muốn là quân-tử thì phải giữ đủ cả phần chất-phác ở trong và phần văn-hoa ở ngoài, đừng để chếch-lệch về phần nào. Khổng-tử nói rằng: « Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sửvăn chất bân bân, nhiên hậu quân-tử 質 勝 文 則 野,文 勝 質 則 史;文 質 彬 彬,然 後 君 子: Chất hơn Văn thì quê mùa, Văn hơn Chất thì kém lòng thành thực, Văn Chất đều như nhau, thì mới thật là quân-tử.» (Luận-ngữ: Ung-giã, VI)(Chất phác nhiều hơn văn vẻ thì thô lậu, văn vẻ nhiều hơn chất phác thì kém lòng thành thựcVăn Chất đều như nhauthì mới thật là quân-tử).  Chất-phác mà quá hơn văn-vẻ là thô-lậu, văn-vẻ mà quá hơn chất-phác là hào-nháng bề ngoài, trong không có gì là thực, bởi vậy phải có văn và có chất đều nhau, đừng để bên nọ hơn bên kia, thì mới thật là quân-tử vậy.

Người quân-tử thật là hoàn-toàn thì rất khó. Thầy Tử-Lộ hỏi Khổng-tử thế nào là người hoàn-toàn, Ngài nói rằng: « Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cửu yêu bất vong bình sinh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hỹ 見 利 思 義,見 危 授 命,久 要 不 忘 平 生 之 言,亦 可 以 爲 成 人 矣: Thấy lợi nghĩ đến nghĩa, thấy sự nguy-cấp thì trao mệnh mình mà chống lại, lời giao-ước đã lâu năm mà không quên, người ấy cũng khá cho là người hoàn-toàn vậy. » (Luận-ngữHiến-vấn,



No comments:

Post a Comment

Tam tài giả, Thiên Địa Nhân

 https://www.dkn.tv/van-hoa/tam-tu-kinh-chon-loc-bai-7-tam-tai-la-thien-dia-nhan.html (1) Vợ Hứa Doãn được xếp thứ tư trong bốn người phụ nữ...