Monday, April 25, 2022

Duy nhân vạn vật chi linh

 http://phatgiaobaclieu.com/2018/08/02/y-nghia-nhan-ban-cua-su-tu-hoc-gs-pham-phu-thanh/

Trên 2000 năm trước, sách Thượng Thư của Trung Quốc ghi: “Duy nhân vạn vật chi linh     , – người là giống tinh khôn  nhất trong muôn vật.” Đức Thế Tôn dạy rằng “Có được thân người là khó, – nhân thân nan đắc, –    ”.

Lọ Lem

 


Monday, April 18, 2022

Mẫn Tử Khiêm (Mẫn Tồn) chịu rét giữ hiếu

 https://detuquy.com/cau-chuyen-nho/hieu/on-me-may-ao-man-tu-khien/

Trong 24 tấm gương hiếu thảo nổi tiếng (Nhị thập tứ hiếu 二十四孝), có ba tấm gương là học trò của Khổng tử: Tăng tử (Mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót). Mẫn Tử Khiêm (Mẫn Tồn) chịu rét giữ hiếu. Tử Lộ (Trọng Do): vác gạo đường xa nuôi cha mẹ.

ƠN MẸ MAY ÁO (MẪN TỬ KHIÊN)

Thời Xuân Thu, có người con hiếu thảo tên là Mẫn Tử Khiên. Mẹ cậu mất sớm, cha lại lấy mẹ kế, và sinh được hai người em. Mẹ kế đối xử với cậu không tốt, thường xuyên ngược đãi cậu. Một mùa đông, mẹ kế dùng bông lau may áo cho cậu, nhưng lại may cho hai người em lại là áo bông. Áo máy bằng bông lau xem ra rất dày dặn, nhưng lại không giữ ấm. Vừa lúc cha cùng cậu đi xa, và bảo cậu đánh xe ngựa. Vì trời quá lạnh, gió lạnh từng hồi, quần lại không đủ ấm, cho nên cậu lạnh đến nỗi phát run. Cha cậu nhìn thấy bèn rất tức giận, áo mặc đã dày thế này rồi sao còn phát run nữa, liệu có phải cố ý bêu xấu mẹ kế không? Vào lúc tức giận, ông liền lấy roi rút là quất Mẫn Tử Khiên. Kết quả là, khi roi vừa vút xuống, áo liền rách, bông lau bay ra, lúc này người cha mới hiểu, thì ra là mẹ kế ngược đãi đứa con của mình, cho nên rất tức giận. Khi về đến nhà liền đuổi người mẹ kế đi.

Mẫn Tử Khiên đối với mẹ kế vẫn một mực chân thành. Lúc này chỉ có mỗi suy nghĩ, quỳ xuống nói với cha mình “Cha ơi, cha đừng đuổi mẹ kế đi, bởi vì, mẹ còn thì một con lạnh, mẹ đi ba con cô quạnh. Khi có mẹ, chỉ có một mình còn chịu lạnh, nếu mẹ mà đi rồi, con và hai em đều chịu đói,chịu lạnh ạ”.

Đến lúc này, lòng hiếu thảo tột cùng của Mẫn Tử Khiên không hề giảm, hơn nữa lại nghĩ cho sự an vui của anh em và gia đình. Tấm lòng chân thành này đã làm cha cậu xuôi giận, sự chân thành này cũng làm cho mẹ kế của cậu có lòng hổ thẹn. Tấm lòng hiếu thảo chân thành này của Mẫn Tử Khiên đã chuyển quá duyên xấu của gia đình, mà làm cho gia đình từ đây hạnh phúc, an vui. Cho nên, “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ rằng “Đức chưa tu” thì “Cảm chưa đến”, sự chân thành có thể không làm mất mát, mà còn đem lại sự quan tâm chăm sóc.

Tử Lộ (Trọng Do) vác gạo đường xa nuôi cha mẹ

 https://detuquy.com/cau-chuyen-nho/hieu/cong-gao-nuoi-cha-me-tu-lo/

Trong 24 tấm gương hiếu thảo nổi tiếng (Nhị thập tứ hiếu 二十四孝), có ba tấm gương là học trò của Khổng tử: Tăng tử (Mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót). Mẫn Tử Khiêm (Mẫn Tồn) chịu rét giữ hiếu. Tử Lộ (Trọng Do): vác gạo đường xa nuôi cha mẹ.

CÕNG GẠO NUÔI CHA MẸ

Khổng Phu Tử có một người học trò tên là Tử Lộ, Tử Lộ rất hiếu thảo, thường đi rất xa cõng gạo về cho cha mẹ ăn. Sau này, Tử Lộ làm quan to, hàng ngày thức ăn vô cùng nhiều, nhưng Tử Lộ lại không thể nuố trôi.

Mọi người mới hỏi ông: “Sơn hào hải vị ngon thế này, sau ông lại không nuốt được?”. Tử Lộ trả lời: “Những thức ăn này không thể thơm bằng gạo trắng mà tôi cõng từ xa về cho cha mẹ, nhưng giờ đây cha mẹ tôi không có cơ hội để ăn những thức ăn thịnh soạn thế này nữa”. Tử Lộ luôn luôn nhớ đến cha mẹ, chia sẻ cùng cha mẹ. Ông cảm thấy chỉ cần được phụng dưỡng cha mẹ, thì sống cuộc sống như vậy cũng vô cùng yên tâm, vô cùng vui sướng.

Tăng tử (Mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót)

 https://detuquy.com/cau-chuyen-nho/hieu/tinh-mau-tu-tang-sam/

Trong 24 tấm gương hiếu thảo nổi tiếng (Nhị thập tứ hiếu 二十四孝), có ba tấm gương là học trò của Khổng tử: Tăng tử (Mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót). Mẫn Tử Khiêm (Mẫn Tồn) chịu rét giữ hiếu. Tử Lộ (Trọng Do): vác gạo đường xa nuôi cha mẹ.

TÌNH MẪU TỬ (TĂNG SÂM – TĂNG TỬ)

Tăng Tử (Tăng Sâm) là một người con hiếu thảo nổi tiếng thời xưa. Vào một ngày, cậu lên núi chặt củi, đúng lúc có người bạn đến tìm. Thời xưa mà có bạn đến thăm, có thể phải đi bộ hai, ba ngày đường mới đến được. Mẹ cậu rất đôn hậu, thấy bạn từ phương xa đến, nếu không gặp được Tăng Sâm, thì thật rất không phải phép với bạn. Cho nên, bà liền lập tức chọc cây kim lên ngón tay mình. Cây kim này vừa chọc vào, Tăng Sâm lập tức cảm thấy trái tim rất đau, trong lòng nghĩ nhất định mẹ đã xảy ra chuyện rồi và vội vàng trở về nhà.

Kết quả, khi về đến nhà nhìn thấy mẹ, ông quỳ vội xuống và nói: “Mẹ ơi, rốt cuộc là có chuyện gì, mà sao tim con đau một trận ạ?”. Mẹ liền giải thích với cậu: “Vì có bạn đến, mẹ muốn gọi con về gấp, cho nên mẹ mới làm như thế”.

Friday, April 15, 2022

Friday, April 8, 2022

Bar, club hay lounge có gì khác nhau?

 https://zingnews.vn/bar-khac-gi-club-post1304047.html

Bar, club hay lounge đều là cơ sở kinh doanh chủ yếu phục vụ thức uống có cồn. Tuy nhiên, khái niệm của mỗi loại hình có sự khác nhau nhất định.

Nếu muốn thư giãn, tận hưởng không gian, âm nhạc nhẹ nhàng, có lẽ bạn không nên tìm đến club. Tương tự, nếu thích bầu không khí sôi động, nơi có thể "quẩy" suốt đêm, bar hay lounge sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.


Bar

Khái niệm "bar" được hiểu là khu vực quầy để các loại nguyên liệu, nơi các bartender sáng tạo đồ uống phục vụ khách.

Cách phục vụ đồ uống như ngày nay được cho là do Isambard Kingdom Brunel sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đang vội bắt tàu hỏa tại ga Swindon (Anh) khi công ty Great Western Railway đổi tàu. Cũng có ý kiến cho rằng các bar đầu tiên được lắp đặt tại khách sạn Great Western trên trạm Paddington (Anh) để phục vụ rượu.

Sau đó, mô hình phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và nhanh chóng phổ biến toàn thế giới. Ở Việt Nam, bar là điểm hẹn lý tưởng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thích sự thoải mái, từ sau giờ làm đến tối muộn.

Ảnh: Louis Hansel.
Ảnh: Louis Hansel.


Các kiểu bar được phân loại dựa trên vị trí, phân khúc khách hàng hay tính chất đồ uống. Ở một số quốc gia, loại hình phục vụ đối tượng cụ thể như bar sinh viên, bar cho cộng đồng LGBT, bar cho lực lượng hành pháp… khá phổ biến.

TP.HCM có khá nhiều quán bar mang phong cách speakeasy. Không gian này thường nằm ẩn mình trong chung cư, con hẻm, ít người biết đến. Tại đây, bạn có thể tận hưởng sự riêng tư, yên tĩnh.

Âm nhạc tại các quán bar khá đa dạng, có thể xập xình hoặc nhẹ nhàng, song đều chú trọng sự cảm nhận, thưởng thức thay vì "quẩy tưng bừng". Tại đây, khách hàng dễ làm quen với nhau, trò chuyện và hòa nhập cùng đám đông xa lạ.

Một số gợi ý: The Iron Bank (Tôn Thất Đạm, quận 1), Inthe MOOD (Đồng Khởi, quận 1), Drinking & Healing (Hồ Tùng Mậu, quận 1), Boo SG (Tôn Thất Đạm, quận 1), Rabbit Hole (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1)


Club

Club chính xác là nơi bạn có thể hòa mình vào âm nhạc sôi động và không khí náo nhiệt xung quanh. Nhiều thực khách đến club khẳng định họ bị chinh phục bởi không gian, hiệu ứng thị giác và âm nhạc chứ ít quan tâm đến đồ uống.

DJ là "linh hồn" của các club, kết nối khách hàng với âm nhạc điện tử xập xình. Club được phân biệt với các quán bar, pub nhờ sân khấu nhạc sống hoặc khu vực sàn nhảy rộng, DJ chơi nhạc và hiệu ứng đèn màu chiếu sáng.




Ảnh: Academy LA.

Club thường được xây dựng ở những nơi riêng biệt, kín đáo hoặc có hệ thống cách âm tốt tránh gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Bên trong cánh cửa là thế giới âm nhạc sôi động.

Về lịch sử, các club đầu tiên xuất hiện tại thành phố New York (Mỹ) vào những năm 1840-1950. Ở đây bán rượu, tổ chức các chương trình tạp kỹ, nhạc sống và khiêu vũ.

Một số gợi ý: Commas Saigon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1), CANDI SHOP (Hai Bà Trưng, quận 1), Lush (Lý Tự Trọng, quận 1), Kasho Club (Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1)


Lounge

Ban đầu, lounge được hiểu là phòng chờ để khách nghỉ ngơi tại sân bay, khách sạn. Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ, lounge dần trở thành địa điểm vui chơi, giải trí độc lập, nơi thực khách gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, thưởng thức đồ uống và tận hưởng âm nhạc.

Khác với bar hay club, lounge có xu hướng ít đông đúc hơn, bầu không khí cũng nhẹ nhàng, âm nhạc du dương.


Ảnh: Carson Masterson.


Mỗi thương hiệu mang một phong cách riêng nhưng nhìn chung đề cao sự thoải mái. Đặc trưng của lounge là không gian rộng rãi với những bộ sofa êm ái, chú trọng lối thiết kế sang trọng, riêng tư.

Thực đơn tại các lounge khá đa dạng, bạn có thể thưởng thức món ngon hay nhâm nhi đồ uống có cồn hoặc không cồn. Một số cocktail bar cũng có thể coi là lounge.

Một số gợi ý: Santori Lounge (Đông Du, quận 1), Shanti Lounge (Phạm Ngũ Lão, quận 1), The Brix (Trần Ngọc Diện, Thảo Điền), Manfolk (Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1)

lục ngôn - tứ ác

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...