Thursday, January 27, 2022

Phật pháp tại thế gian

 "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mịch bồ đề, cáp như tầm thố giác."

Phật pháp tại thế gian, không ngoài thế gian mà giác ngộ. Nêu lìa thế gian để tìm cầu Bồ Đề, không khác nào người đi tìm lông rùa sừng thỏ, vì đó là việc không bao giờ có.

Tuesday, January 25, 2022

Websites

https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/han-hoc-danh-ngon

https://triethocdoisong.wordpress.com/

http://triancuocdoi.blogspot.com/

http://dodinhtuan.blogspot.com/

http://chimviet.free.fr/tacgia/dodinhtuan.htm


http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2015/11/tim-hieu-ve-nguyen-ly-cua-ngu-hanh-tac.html

http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2016/01/ngu-hanh-nap-am-la-gi-tac-gia-oan-manh.html

Monday, January 24, 2022

Tinh Hoa Cổ Nhân 8

https://www.dkn.tv/van-hoa/thuoc-nhung-cau-tinh-hoa-nay-cua-co-nhan-ban-co-the-thang-hoa-tang-thu-p-8.html

 Quý Tiện Lâm, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, nhà phiên dịch văn học, chuyên gia tiếng Phạn và tiếng Pali đã từng nói: Học thuộc 148 câu thơ cổ này, bạn có thể đề cao tầng thứ, không chỉ về phương diện văn học. Đối với những nhà thư pháp gia mà nói, học thuộc những bài thơ từ này, khai bút sẽ có thể dễ dàng trôi chảy rồi.

Xin giới thiệu với quý độc giả những câu cổ thi nổi tiếng trong kho tàng văn hoá truyền thống phương Đông, ngõ hầu khơi gợi lại phong vị cổ kính thanh tao dường như đều có trong sâu thẳm mỗi người. Trải qua mưa gió cuộc đời, chúng tôi tin rằng khi đọc những câu thơ cổ này, quý độc giả sẽ có nhiều chiêm nghiệm.


91.大凡物不得其平則鳴。(唐韓愈送孟東野序)

“Đại phàm vật bất đắc kỳ bình tắc minh”

(Đường Hàn Dũ – Tống Mạnh Đông Dã tự).

Dịch nghĩa: Mọi vật hễ không được cái thế quân bình thì kêu lên (Hàn Dũ – Bài tựa “Tiễn Mạnh Đông Dã”).

Hàn Dũ, tự Thoái Chi, là một nhà văn chương nổi tiếng thời nhà Đường. Ông chủ trương “Văn dĩ tải Đạo”, được người đời sau ca ngợi là “tản văn Thánh thủ”, có công đầu trong phong trào phục cổ đời Đường. 24 tuổi đã đỗ Tiến sĩ, ông từng làm đến chức Binh bộ Thị lang.

Mạnh Giao, tự Đông Dã, cũng là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Ông đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ Tiến sĩ và đến năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện uý Lật Dương (tỉnh Giang Tô), một chức quan nhỏ mà ông chẳng màng tha thiết.

Hàn Dũ viết bài tựa “Tiễn Mạnh Đông Dã” để an ủi Mạnh Giao (Trong bài có câu: “Vận mệnh của ba ông ấy là do Trời; vậy thì ở ngôi cao, có gì vui? Ở ngôi thấp có chi buồn?”) và khuyên bạn nên dùng âm thanh vui vẻ mà “minh” sự thịnh vượng của quốc gia [1].

92.蚍蜉撼大樹,可笑不自量。(唐韓愈調張籍)

“Tì phù hám đại thụ

Khả tiếu bất tự lường”.

(Đường Hàn Dũ – Điều Trương Tịch)

Dịch nghĩa:

Thân con kiến mà đòi rung cây lớn,

Thật nực cười không biết tự lượng sức mình.

93.業精於勤荒於嬉,行成於思而毀於隨。(唐韓愈進學解)

“Nghiệp tinh ư cần hoang ư hy, hạnh thành ư tư nhi huỷ ư tuỳ” (Đường Hàn Dũ – Tiến học giải).

Dịch nghĩa: Nghiệp học tinh thông nhờ chuyên cần, dở dang do qua loa hời hợt, đức hạnh thành tựu nhờ suy nghĩ sâu xa, đức hạnh bị huỷ hoại do cẩu thả tuỳ tiện.

Đức hạnh thành tựu nhờ suy nghĩ sâu xa, đức hạnh bị huỷ hoại do cẩu thả tuỳ tiện. (Ảnh: sohu.com)

94.晴空一鶴排雲上,便引詩情到碧霄。(唐劉禹錫秋詞)

“Tình không nhất hạc bài vân thượng,

Tiện dẫn thi tình đáo bích tiêu”.

(Đường Lưu Vũ Tích – Thu từ)

Dịch nghĩa:

Trên không trung tạnh ráo, một cánh hạc bay vút lên tầng mây,

Thế là đưa thi hứng lên tới trời xanh.

Lưu Vũ Tích, tự Mộng Đắc là một thi hào nổi tiếng thời Đường. Ông đỗ Tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 9 (793), làm giám sát ngự sử đời Đức Tông. Thời Thuận Tông cùng tham dự vào những chủ trương chính trị tiến bộ cùng Vương Thúc Vân, Liễu Tông Nguyên, sau Vương Thúc Văn bị bọn cường quyền gièm pha, ông cũng bị biếm làm tư mã Lãng Châu. Lưu Vũ Tích làm bài “Thu từ” trong chính khoảng thời gian này (805 – 814) [2].

95.沉舟側畔千帆過,病樹前頭萬木春。(唐劉禹錫酬樂天揚州初逢度上見贈)

“Trầm chu trắc bạn thiên phàm quá,

Bệnh thụ tiền đầu vạn mộc xuân”.

(Đường Lưu Vũ Tích – Thù Lạc Thiên Dương Châu sơ phùng độ thượng kiến tặng)

Dịch nghĩa:

Bên chiếc thuyền chìm vẫn có cả ngàn cánh buồm qua lại,

Phía trước cây bị bệnh vẫn có hàng vạn cây xanh tốt.

(Lưu Vũ Tích – Xem xong viết tặng lại Lạc Thiên trong cuộc gặp ngắn tại Dương Châu).

Lạc Thiên là tự của Bạch Cư Dị, một trong ba đại thi hào đời Đường, là bạn thơ và cũng là bạn đồng liêu thân thiết của Lưu Vũ Tích. Năm 826, Lưu và Bạch trên đường đến nhiệm sở mới, tình cờ gặp nhau tại Dương Châu (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Bạch làm thơ tặng trước, Lưu tặng lại bài này đáp lễ [3].

Bên chiếc thuyền chìm vẫn có cả ngàn cánh buồm qua lại, phía trước cây bị bệnh vẫn có hàng vạn cây xanh tốt. (Ảnh: sohu.com)

96.千淘萬漉雖辛苦,吹盡狂沙始到金。(唐劉禹錫浪淘沙)

“Thiên đào vạn lộc tuy tân khổ,

Xuy tận cuồng sa thủy đáo kim”.

(Đường Lưu Vũ Tích – Lãng đào sa)

Dịch nghĩa:

Trải qua nghìn vạn lần đãi lọc đầy gian khổ,

Thổi hết cát đi là bắt đầu thấy vàng ròng.

(Lưu Vũ Tích – Sóng cuốn cát đi)

Hai câu thơ trên gợi mở về hành trình gian khổ để thành tựu sinh mệnh. Một người bình thường muốn đạt đến cảnh giới tinh thần cao thượng hoặc tài năng xuất chúng, cần trải qua hàng nghìn hàng vạn khó khăn, khảo nghiệm nghiêm khắc, giống như quá trình sóng lớn cuốn cát đi, còn lại chính là vàng ròng. Quá trình này hết sức thống khổ, đòi hỏi ý chí kiên định phi thường. Có lẽ vì thế mà trong bài thơ “Mai hoa thi”, Thiệu Ung, học giả thời Bắc Tống than rằng: “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai?” (Từ vạn cổ cổng trời khai mở, Mấy người đến mấy người trở về?).

97.山不在高,有仙則名;水不在深,有龍則靈。(唐劉禹錫陋室銘)

“Sơn bất tại cao, hữu Tiên tắc danh

Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh”.

(Đường Lưu Vũ Tích – Lậu thất minh)

Dịch nghĩa:

Núi không tại cao, có Tiên thì nổi danh

Nước không tại sâu, có rồng thì hoá linh.

Đây là hai câu thơ mở đầu trong “Bài minh về căn nhà quê mùa” của Lưu Vũ Tích. Nhà thơ mượn chuyện núi cao, nước sâu mà nói về con người, về tâm cảnh an nhiên tự tại của bản thân: “Ðây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ đức ta mà thơm tho. Ngấn rêu biếc leo thềm, sắc cỏ xanh chiếu rèm…” [4]

Núi không tại cao, có Tiên thì nổi danh, nước không tại sâu, có rồng thì hoá linh. (Ảnh: pikbest.com)

98.談笑有鴻儒,往來無白丁。可以調素琴,閱金經。(唐劉禹錫陋室銘)

“Ðàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh.

Khả dĩ điều tố cầm, duyệt Kim kinh”.

(Đường Lưu Vũ Tích – Lậu thất minh)

Dịch nghĩa:

Cười nói có đại nho, đi lại không bạch đinh [5]

Có thể gảy cây đàn mộc mạc, đọc Kim kinh [6].

(Lưu Vũ Tích – Bài minh về căn nhà quê mùa) [7]

99.同是天涯淪落人,相逢何必曾相識。(唐白居易琵琶行)

“Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,

Tương phùng hà tất tằng tương thức”.

(Đường Bạch Cư Dị – Tỳ bà hành)

Dịch nghĩa:

Cùng là kẻ luân lạc ở chốn chân trời

Gặp gỡ nhau đây hà tất đã từng quen biết.

Bản dịch thơ của Phan Huy Thực:

“Cùng một lứa bên trời lận đận,

Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau”.

Bạch Cư Dị, tự Lạc Thiên là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc, chỉ xếp sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. “Tỳ bà hành” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Bạch Cư Dị. Dưới đây là lời tự của bài thơ:

“Năm Nguyên Hoà thứ 10, ta về giữ chức Tư Mã ở quận Cửu Giang. Qua mùa thu năm sau, đêm ra tiễn khách bên bến sông Bồn, chợt nghe thuyền ai có tiếng đàn tỳ bà vọng lại. Nghe trong tiếng đàn thánh thót, âm vang điệu nhạc ở kinh đô. Bèn hỏi gốc gác. Người đàn bà trả lời rằng: “Tôi vốn là con hát, quê ở Trường An, học đàn tỳ bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao, nhan sắc tàn tạ, lấy chồng làm con buôn (thường theo thuyền buôn đi đây đi đó)”. Nghe vậy, cho dọn rượu ra đãi, xin nàng đàn lại cho nghe. Đàn xong cảm xúc vô vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời mình từ lúc còn trẻ, vui sướng, cho tới lúc lưu lạc giang hồ khổ nhọc. Ta về đây làm quan đã được hai năm thanh thản yên ổn. Hôm nay nghe nàng này nói chuyện, cảm thương cho số phận lưu đày! Bèn làm một bài thơ dài tặng nàng ta, gồm 616 lời, gọi là Tỳ bà hành” [8].

100.在天願作比翼鳥,在地願為連理枝。(唐白居易長恨歌)

“Tại thiên nguyệt tác tỷ dực điểu

Tại địa nguyện vi liên lý chi”.

(Đường Bạch Cư Dị – Trường hận ca)

Dịch nghĩa:

“Ở trên trời nguyện làm chim liền cánh,

Ở dưới đất nguyện làm cây liền cành”.

“Trường hận ca” là một bài thơ rất nổi tiếng của Bạch Cư Dị kể về mối tình giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi. Tác phẩm đã đưa vẻ đẹp của Dương Quý phi cũng như mối tình nồng thắm với kết cục thương đau của hai người trở thành bất tử.

Theo Soundofhope.org

Như Ý biên dịch và chú giải

Chú thích:

[1] Tham khảo “Đường, Tống bát đại gia”, Nguyễn Hiến Lê.

[2] [3] [8] Tham khảo thivien.net.

[4] [7] Bản dịch thơ của Nguyễn Hiến Lê trong “Cổ văn Trung Quốc”, Tao Đàn xuất bản, 1966.

[5] “Bạch đinh” là từ chỉ hạng thường dân, ít học, vô tài.

[6] “Kim kinh” ở đây là kinh Kim Cang của nhà Phật.

Tinh Hoa Cổ Nhân 7

 https://www.dkn.tv/van-hoa/thuoc-nhung-cau-tinh-hoa-nay-cua-co-nhan-ban-co-the-thang-hoa-tang-thu-p-7.html

https://www.dkn.tv/van-hoa/thuoc-nhung-cau-tinh-hoa-nay-cua-co-nhan-ban-co-the-thang-hoa-tang-thu-p-8.html

Quý Tiện Lâm, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, nhà phiên dịch văn học, chuyên gia tiếng Phạn và tiếng Pali đã từng nói: Học thuộc 148 câu thơ cổ này, bạn có thể đề cao tầng thứ, không chỉ về phương diện văn học. Đối với những nhà thư pháp gia mà nói, học thuộc những bài thơ từ này, khai bút sẽ có thể dễ dàng trôi chảy rồi.

Xin giới thiệu với quý độc giả những câu cổ thi nổi tiếng trong kho tàng văn hoá truyền thống phương Đông, ngõ hầu khơi gợi lại phong vị cổ kính thanh tao dường như đều có trong sâu thẳm mỗi người. Trải qua mưa gió cuộc đời, chúng tôi tin rằng khi đọc những câu thơ cổ này, quý độc giả sẽ có nhiều chiêm nghiệm.


81.長風破浪會有時,直掛雲帆濟滄海。(唐李白行路難)

“Trường phong phá lãng hội hữu thì,

Trực quải vân phàm tế thương hải”.

(Đường Lý Bạch – Hành lộ nan)

Dịch nghĩa:

Ngọn gió lớn phá tan con sóng dữ rồi sẽ đến

Kéo thẳng buồm mây giương lên vượt biển xanh khơi.

(Lý Bạch – Đi đường khó)

82.興酣落筆搖五嶽,詩成笑傲凌滄洲 。(唐李白江上吟)

“Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc,

Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu”.

(Lý Bạch – Giang thượng ngâm)

Dịch nghĩa:

Khi cảm hứng say sưa, hạ bút làm rung chuyển năm ngọn núi lớn [1]

Lúc thơ làm xong, tiếng cười cợt, ngạo nghễ vượt qua biển xanh (hoặc Thương Châu – tên 1 châu bên bờ biển Bột Hải).

(Lý Bạch – Khúc ngâm trên sông)

Hai câu thơ thể hiện trọn vẹn tinh thần phóng khoáng, tiêu dao, ngạo nghễ của Thi tiên Lý Bạch. Trong hai câu tiếp theo, Lý Bạch tỏ rõ chí khí của đời mình: “Công danh phú quý nhược trường tại, Hán thuỷ diệc ưng tây bắc lưu”, nghĩa là: Nếu như công danh, phú quý mà tồn tại lâu dài, thì dòng sông Hán Thuỷ cũng phải chạy lên phía tây bắc (ngụ ý là không thể vậy).

Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc… (Ảnh: storm.mg)

83.安能摧眉折腰事權貴,使我不得開心顏。(唐李白夢遊天姥吟留別)

“An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,

Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!”

(Đường Lý Bạch – Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt)

Dịch nghĩa:

Sao có thể cụp mắt khom lưng phụng quyền quý,

Khiến ta chẳng được vui vẻ tươi cười.

(Lý Bạch – Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt)

Theo Nhạc sử, trong năm Thiên Bảo, khi Lý Bạch ở toà Hàn Lâm, trong cung mới bắt đầu trồng một loài hoa mẫu đơn rất quý, được gọi là mộc thược dược. Tại đình Trầm Hương, người ta trồng bốn loại quý nhất vừa mới tìm ra. Ngày hoa nở đầu tiên, Đường Minh Hoàng đưa Dương Quý Phi đến thưởng hoa. Ban nhạc do nhạc trưởng Lý Quý Niên điều khiển, toan cất tiếng hát, Đường Minh Hoàng ngăn lại và nói: “Thưởng danh hoa, đối phi tử, sao lại dùng những bài hát cũ?” Rồi Minh Hoàng truyền Lý Quý Niên cầm giấy hoa vàng đòi Lý Bạch đến. Bấy giờ Lý Bạch còn say rượu, liền vung bút viết ngay ba bài Thanh bình điệu tuyệt bút.

Cũng trong thời gian được vua yêu chuộng, một hôm trong lúc say rượu, Lý Bạch đã đưa chân cho Cao lực sĩ tháo giày cũ thay giày mới vừa được vua ban sủng ái, Cao lực sĩ đành phải làm nhưng trong lòng căm giận. Nhân bài hát này, Cao lực sĩ dèm pha với Dương Quý Phi rằng Lý Bạch có ý ngạo mạn khi ví Dương Quý Phi với nàng Triệu Phi Yến, một phi tần thất sủng của vua Thành Đế nhà Hán (“Khả liên Phi Yến ỷ tân trang”). Nhiều lần Minh Hoàng muốn phong quan chức cho Lý Bạch nhưng vẫn không thành, vì Dương Quý Phi cản trở. Lý Bạch đành xin vua trở về quê, rồi ngao du sơn thuỷ khắp miền trung và nam Trung Hoa.

Bài thơ “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” viết vào khoảng một năm sau khi Lý Bạch rời cung (746).

Sao có thể cụp mắt khom lưng phụng quyền quý, khiến ta chẳng được vui vẻ tươi cười. (Ảnh: sanhenews.com)

84.讀書破萬卷,下筆如有神。(唐杜甫奉贈韋左丞丈二十二韻)

“Độc thư phá vạn quyển,

Hạ bút như hữu thần”.

(Đường Đỗ Phủ – Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận)

Dịch nghĩa:

Sách đọc rách vạn cuốn

Bút viết như có thần.

(Đỗ Phủ – Hai mươi hai vần dâng tặng quan tả thừa họ Vi)

Đỗ Phủ, tự Tử Mỹ, là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Với tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng, Đỗ Phủ được xưng tụng là Thi Sử và Thi Thánh.

Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là “Bước lên nơi trọng yếu/ Giúp vua hơn Nghiêu, Thuấn/ Làm cho phong tục trở lại trong lành”, nhưng đã không thành. Đỗ Phủ gần như cả đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật, trong chiến tranh loạn lạc liên miên.

Đỗ Phủ làm bài này năm Thiên Bảo thứ 8 (748) khi đến Trường An thi bị hỏng, định xuất du nhưng còn lưu luyến đất đế đô, nhân đó gặp Vi Tế giữ chức thượng thư tả thừa. Ông làm bài này nói rõ tình cảnh và hoài bão của mình. Hai câu thơ nói trên là Đỗ Phủ tự hoạ về bản thân mình thời còn ít tuổi.

85.會當凌絕頂,一覽眾山小。(唐杜甫望岳)

“Hội đương lăng tuyệt đỉnh

Nhất lãm chúng sơn tiểu”.

(Đường Đỗ Phủ – Vọng nhạc)

Dịch nghĩa:

Rồi sẽ lên tận đỉnh cao chót vót,

Ngắm nhìn mới thấy núi non chung quanh đều nhỏ bé.

(Đỗ Phủ – Trông núi)

Bài thơ này làm khi Đỗ Phủ đến Lạc Dương, thi hỏng rồi đi chơi Tề, Triệu, ở đây là trông núi Thái Sơn. Núi Thái Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An, được mệnh danh là cột chống trời. Là một trong ngũ nhạc (năm ngọn núi lớn linh thiêng), núi Thái Sơn có tên là Đông Nhạc, là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của các triều đại hoàng đế Trung Hoa. Thái Sơn được cổ nhân liên hệ với bình minh, sinh, tái sinh và được xem như thiêng nhất trong năm ngọn núi.

Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu. (Ảnh: thenewslens.com)

86.筆落驚風雨,詩成泣鬼神。(唐杜甫寄本十二白二十)

“Bút lạc kinh phong vũ,

Thi thành khấp quỷ thần”.

(Đường Đỗ Phủ – Ký Lý thập nhị Bạch nhị thập vận)

Dịch nghĩa:

Bút viết xuống (sáng tác) khiến gió mưa kinh sợ,

Xong một bài thơ khiến quỷ thần phải khóc.

(Đỗ Phủ – Hai mươi vần gửi anh mười hai Lý Bạch)

Đây là hai câu thơ Đỗ Phủ ca ngợi Lý Bạch, trước đó Đỗ Phủ gọi Lý Bạch là “vị tiên bị đày xuống trần gian”.

87.新松恨不高千尺,惡竹應須斬萬竿。(唐杜甫)

“Tân tùng hận bất cao thiên xích

Ác trúc ưng tu trảm vạn can”.

(Đường Đỗ Phủ)

Dịch nghĩa:

Chỉ hận cây tùng mới trồng không cao được ngàn thước

Trúc hoang phải chặt bỏ hàng vạn cây (mới quang đãng được).

Hai câu thơ trên nằm trong bài “Tương phó Thành Đô thảo đường đồ trung hữu tác, tiên ký Nghiêm Trịnh công” (Trên đường sắp về tới thảo đường ở Thành Đô làm gửi trước cho Trịnh quốc công Nghiêm Vũ), làm vào khoảng năm 764. Lúc đó, Đỗ Phủ dời gia quyến từ Lãng Châu về thảo đường ở ngoại ô Thành Đô (nay là thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên) [2]. Trong bài có những chi tiết miêu tả cuộc đời lênh đênh cơ cực của nhà thơ như “Tam niên bôn tẩu không bì cốt/ Tín hữu nhân gian hành lộ nan” (Ba năm qua mình lưu lạc trơ da với xương/ Thế mới tin rằng trong nhân gian đường đi thật vất vả).

Đường Đỗ Phủ. (Ảnh: vvttw.com)

88.爾曹身與名俱滅,不廢江河萬古流。(唐杜甫戲為六絕句)

“Nhĩ tào thân dữ danh câu diệt,

Bất phế giang hà vạn cổ lưu”.

(Đường Đỗ Phủ – Hí vi lục tuyệt cú)

Dịch nghĩa:

Các ngươi, thân với danh đều tiêu tán,

Trái lại (thơ văn của các vị) sẽ còn mãi với non sông đất nước.

(Đỗ Phủ – Làm vui sáu bài tuyệt cú)

“Các vị” mà Đỗ Phủ nhắc đến là Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương, tức “Sơ Đường tứ kiệt” (4 nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường).

89.今夜月明人盡望,不知秋思落誰家。(唐王建十五夜望月)

“Kim dạ nguyệt minh nhân tận vọng,

Bất tri thu tứ lạc thuỳ gia?”

(Đường Vương Kiến – Thập ngũ dạ vọng nguyệt)

Dịch nghĩa:

Đêm nay mọi người đều ngắm trăng sáng

Chẳng biết ý thu ở lại nhà ai đây?

(Vương Kiến – Ngắm trăng đêm rằm)

Đêm nay mọi người đều ngắm trăng sáng, chẳng biết ý thu ở lại nhà ai đây? (Ảnh: kknews.cc)

90.誰言寸草心,報得三春暉。(唐孟郊遊子吟)

“Thuỳ ngôn thốn thảo tâm

Báo đắc tam xuân huy”.

(Đường Mạnh Giao – Du tử ngâm)

Dịch nghĩa:

Nào ai dám nói một tấm lòng thơm thảo

Có thể báo đáp được ánh dương của ba tháng xuân (tức tấm lòng của mẫu thân, như ánh nắng mùa xuân)?

(Mạnh Giao – Khúc ngâm của đứa con đi xa)

Tinh Hoa Cổ Nhân 6

 https://www.dkn.tv/van-hoa/thuoc-nhung-cau-tinh-hoa-nay-cua-co-nhan-ban-co-the-thang-hoa-tang-thu-p-6.html

https://www.dkn.tv/van-hoa/thuoc-nhung-cau-tinh-hoa-nay-cua-co-nhan-ban-co-the-thang-hoa-tang-thu-p-8.html

Quý Tiện Lâm, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, nhà phiên dịch văn học, chuyên gia tiếng Phạn và tiếng Pali đã từng nói: Học thuộc 148 câu thơ cổ này, bạn có thể đề cao tầng thứ, không chỉ về phương diện văn học. Đối với những nhà thư pháp gia mà nói, học thuộc những bài thơ từ này, khai bút sẽ có thể dễ dàng trôi chảy rồi.

Xin giới thiệu với quý độc giả những câu cổ thi nổi tiếng trong kho tàng văn hoá truyền thống phương Đông, ngõ hầu khơi gợi lại phong vị cổ kính thanh tao dường như đều có trong sâu thẳm mỗi người. Trải qua mưa gió cuộc đời, chúng tôi tin rằng khi đọc những câu thơ cổ này, quý độc giả sẽ có nhiều chiêm nghiệm.


71.當局者迷,旁觀者清。(新唐書元行沖傳)

“Đương cục giả mê, bàng quan giả thanh” (Tân Đường thư – Nguyên Hành Xung truyện).

Dịch nghĩa: Người trong cuộc thì mê hoặc, người ngoài cuộc thì minh bạch.

72.疾風知勁草,板蕩識誠臣。(唐太宗贈蕭禹)

“Tật phong tri kình thảo, bản đãng thức thành thần” (Đường Thái Tông – Tặng Tiêu Vũ).

Dịch nghĩa: Gió lớn mới biết cỏ cứng, hỗn loạn mới biết trung thần.

Tiêu Vũ (575-648) là con của vua Lương Nguyên Đế thời Lục Triều. Sau khi nước Lương mất, và nhà Đường đã thay thế nhà Tuỳ, ông quy phục nhà Đường, được phong quan chức, lên tới Thái tử thiếu sư. Đây là hai câu thơ đầu tiên trong bài “Ban tặng cho Tiêu Vũ” của Đường Thái Tông. Hai câu tiếp theo là: “Dũng phu an thức nghĩa, trí giả tất hoài nhân”, nghĩa là: Kẻ thất phu vũ dũng sao biết được điều nghĩa, người trí tuệ tất phải giữ điều nhân [1].

73.海內存知己,天涯若比鄰。(唐王勃送杜少府之任蜀川)

“Hải nội tồn tri kỷ, thiên nhai nhược tỉ lân” (Đường Vương Bột – Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục châu).

Dịch nghĩa: Trong cõi đời này còn có người tri kỷ,  thì dẫu ở chân trời góc biển vẫn coi như là bên cạnh.

Đây là hai câu thơ trích từ bài “Tiễn Đỗ thiếu phủ đi nhậm chức ở Thục châu” của Vương Bột, một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (4 nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường). Trong bài, Vương Bột tiễn bạn đi làm quan ở nơi xa, “cùng cảm thông với bạn nỗi xa cách” và lòng nhủ lòng “Hai ta xin đừng đứng ở ngã rẽ đường, khóc lóc như tuồng nhi nữ”.

 

Trong cõi đời này còn có người tri kỷ,  thì dẫu ở chân trời góc biển vẫn coi như là bên cạnh. (Ảnh: kknews.cc)

74.欲窮千里目,更上一層樓。(唐王之渙登鸛雀樓)

“Dục cùng thiên lý mục, cánh thượng nhất tằng lâu” (Đường Vương Chi Hoán – Đăng Quán Tước lâu).

Dịch nghĩa: Muốn ngắm hết cảnh ngoài ngàn dặm, phải trèo thêm lên một tầng lầu.

Vương Chi Hoán, tự Lý Lăng là một nhà thơ thời Thịnh Đường, “có hiếu với nhà, có nghĩa với bạn, khảng khái vô tư, tài năng phóng khoáng”. Quán Tước lâu xưa (nay không còn) nằm tại nơi nay là huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Sơn Tây, trên một ngọn núi nhỏ phía Tây Nam sông Hoàng Hà. Lầu cao năm tầng, phía trước xa xa có núi Trung Điều, phía dưới là sông Hoàng Hà, tầm mắt thoáng đãng. Tương truyền thường có chim Tước tới đậu tại nơi đây, nên mới gọi tên là Quán Tước lâu.

Đường thi là “ý tại ngôn ngoại”, hai câu thơ bề ngoài đơn giản nhưng có thể lý giải với nội hàm thâm sâu của văn hoá Thần truyền. Con người sống trên thế gian này dù giàu hay nghèo, sang hay hèn thực ra đều thuộc cùng một tầng thứ. Phật gia giảng, nhận thức của con người bị hạn cuộc vào những giả tướng mà đôi mắt thịt tạo ra. Nếu muốn nhìn thấu đến tận cùng bản chất của sự vật hiện tượng, con người chỉ có cách “trèo thêm một tầng lầu”, nghĩa là đề cao cảnh giới sinh mệnh, thông qua tu luyện mà trở thành sinh mệnh ở tầng thứ cao hơn.

75.黃沙百戰穿金甲,不破樓蘭終不還。(唐王昌齡從軍行)

“Hoàng sa bách chiến xuyên kim giáp, bất phá Lâu Lan chung bất hoàn” (Vương Xương Linh – Tòng quân hành).

Dịch nghĩa: Đánh hàng trăm trận trên sa mạc cát vàng này, mòn cả áo giáp. Chưa dẹp tan giặc Lâu Lan thì chưa về.

Vương Xương Linh, tự Thiếu Bá, là nhà thơ thời Thịnh Đường. Ông làm nhiều thơ hay, được người đời gọi là “Thi thiên tử”. Sở trường Vương Xương Linh là thơ thất ngôn tuyệt cú, được sánh ngang với Lý Bạch về thể thất tuyệt, nhất là thơ về đề tài biên tái.

Lâu Lan là một quốc gia cổ đại, tồn tại từ thế kỷ II TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Lâu Lan quốc nằm trên con đường tơ lụa và lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Lâu Lan từng là một thành bang lớn, cư dân đông đúc, ngoài thành đồng ruộng rộng rãi. Tuy nhiên, Lâu Lan đã lặng lẽ biến mất trong lịch sử Trung Quốc.

Tương truyền, vào thời đại nhà Tấn, vị vua cuối cùng của Lâu Lan là một người vô cùng thông minh, khôn khéo, nhưng lại gian trá và xu nịnh. Lúc bấy giờ, vùng đất này có đến mấy loại tín ngưỡng, nhưng mọi người nơi đây phần nhiều chỉ kính Thần ngoài mặt còn trong tâm lại khinh mạn Thần.

Một lần nọ, quốc vương mời sứ thần của một nước khác đến tham quan một nơi tín ngưỡng tôn giáo, vị sứ thần đó vô cùng thành tâm bái lạy tượng Phật. Trong lòng quốc vương cảm thấy ông ta nghiêm túc và thành tín quá mức, trong lúc ăn cơm, quốc vương còn nói: “Ta trước nay chưa từng nhìn thấy Thần Phật hiển linh bao giờ, ta chẳng qua chỉ muốn cầu xin họ bảo hộ vị trí của ta mà thôi! Dù sao đi nữa nhà ngươi cũng không cần phải thành tâm quá mức như vậy!” Vị sứ thần nghe xong, vội vàng quỳ mọp xuống đất nói: “Xin ngài chớ có khinh mạn Thần Phật như vậy, nếu không ngài sẽ bị Trời phạt đấy!”

“Nói bậy! Cái gì mà Trời phạt chứ, ta đây mới chính là Trời!” Quốc vương rất không vui, lập tức đuổi vị sứ thần đó đi.

Một buổi sáng nọ, quốc vương và chúng đại thần đang bàn luận về việc vì sao lại đuổi vị sứ giả về, trong lúc nói chuyện còn xen lẫn vào những từ ngữ khinh mạn Thần Phật, chúng đại thần cũng hô hào hưởng ứng theo. Ngay lúc này, cát vàng mênh mông rợp trời dậy đất bỗng từ trên trời giáng xuống. Chỉ trong khoảnh khắc, thành Lâu Lan to lớn sừng sững đã biến thành biển cát, những người thoát được còn đang vui mừng thì chẳng bao lâu sau, một trận ôn dịch kéo đến khiến họ gần như không còn ai sống sót [2].

Đánh hàng trăm trận trên sa mạc cát vàng này, mòn cả áo giáp. Chưa dẹp tan giặc Lâu Lan thì chưa về. (Ảnh minh họa: kknews.cc)

76.清水出芙蓉,天然去雕飾。(唐李白論詩)

“Thanh thuỷ xuất phù dung, thiên nhiên khứ điêu sức” (Đường Lý Bạch – Luận thi).

Dịch nghĩa: Hoa sen mọc lên từ nước trong, thiên nhiên không cần phải bài trí, gia công.

Lý Bạch, tự Thái Bạch, được đánh giá là một trong những ngôi sao chói lọi nhất của thi ca thời Đường. Ông được người đời sau tôn kính gọi là “Thi Tiên”. Lúc nhỏ, Lý Bạch học Đạo, ca vũ, múa kiếm, lớn lên lại thích ngao du sơn thuỷ, “chống kiếm viễn du”, từng đặt dấu chân lên khắp mảnh đất Trung Hoa. Thơ ông phóng khoáng, lãng mạn nhưng cũng rất nhân văn, sâu sắc, thoát tục, ẩn chứa triết lý tu Đạo thâm sâu.

77.大鵬一日同風起,扶搖直上九萬里。(唐李白上李邕)

“Đại bằng nhất nhật đồng phong khởi, phù dao trực thượng cửu vạn lý” (Đường Lý Bạch – Thượng Lý Ung).

Dịch nghĩa: Chim bằng một ngày cùng gió bay lên. Cưỡi trên gió lốc, bay thẳng lên chín vạn dặm.

Chim bằng, theo truyền thuyết là loài chim lớn nhất. Trong “Tiêu Dao Du”, Trang Tử viết: “Bể bắc có loài cá, tên nó là côn, bề lớn của côn không biết mấy nghìn dặm, hóa mà làm chim, tên nó là bằng, lưng của bằng không biết mấy nghìn dặm. Vùng dậy mà bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời”. Trong “Đại bằng ngộ hy hữu điểu phú” (Bài phú chim bằng gặp chim hiếm), Lý Bạch cũng viết: “Côn hóa thành Đại Bằng, bản thể ngưng kết thành phôi thai hỗn độn. Thoán rụng vây trên hải đảo, trước cổng trời giương cánh, Bột Hải trỗi vạn dặm sóng xuân, bay về phía đông nơi triều dương ấm áp. Lừng lẫy vũ trụ, bay vút cao vượt Côn Luân. Mỗi lần vỗ cánh, khói mây mù mịt, đất cát mịt mù. Ngũ Nhạc vì vậy mà rung chuyển, trăng sông vì vậy mà sạt trôi”.

Hai câu thơ của Lý Bạch khắc hoạ hình tượng chim bằng đầy chí khí hào hùng, gặp được thiên thời, cùng xuất phát với gió, lại có thể bay cao hơn gió, mượn gió mà bay lên. Ở hai câu sau: “Giả lệnh phong yết thời hạ lai/ Do năng bá khước thương minh thuỷ” (Nếu như gió ngừng mà hạ cánh, vẫn có thể khuấy động nước biển xanh), chim bằng không gặp thiên thời nữa nhưng vẫn mạnh mẽ oai hùng. Đây cũng chính là bức tranh tự họa của Lý Bạch, bậc trượng phu chọc trời khuấy nước, bất chấp được thời hay thất thế, phiêu diêu trong cõi Tiên hay chu du chốn hồng trần.

78.俱懷逸興壯思飛,欲上青天攬明月。(唐李白宣州謝餞別校書叔雲)

“Câu hoài dật hứng tráng tứ phi, dục thướng thanh thiên lãm minh nguyệt” (Đường Lý Bạch – Tuyên Châu Tạ tiễn biệt hiệu thư thúc Vân).

Dịch nghĩa: Lòng đầy dật hứng, tứ thơ hùng tráng bay lên. Muốn lên đến trời xanh để hái trăng sáng.

79.仰天大笑出門去,我輩豈是蓬蒿人。(唐李白南陵別兒童入京)

“Ngưỡng thiên đại tiếu xuất môn khứ, ngã bối khởi thị bồng hao nhân” (Đường Lý Bạch – Nam Lăng biệt nhi đồng nhập kinh).

Dịch nghĩa: Ngửa mặt trông trời cười lớn ra đi, chúng ta há chẳng vốn là thảo dân đó sao.

Ngửa mặt trông trời cười lớn ra đi, chúng ta há chẳng vốn là thảo dân đó sao. (Ảnh minh họa: wxwenku.com)

80.天生我材必有用,千金散盡還復來。(唐李白將進酒)

“Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tận hoàn phục lai” (Đường Lý Bạch – Tương tiến tửu).

Dịch nghĩa: Trời sinh tài ta hẳn có chỗ dùng, nghìn vàng tiêu hết rồi lại có.

Lý Bạch đặt bạc tiền ở vị trí thấp nhất, thấp hơn cả chén rượu, ánh trăng. Tiền vốn chỉ là vật ngoại thân, khi sinh chẳng mang đến, khi chết chẳng theo đi, hà cớ gì cứ phải coi nó như báu vật bất ly thân, một đời tranh đấu?

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259