https://tiki.vn/duy-tan-thap-kiet-muoi-nhan-vat-kiet-xuat-cua-minh-tri-duy-tan-p8461470.html?spid=8461471
https://kinhteso.viettimes.vn/thoi-su/muoi-nhan-vat-kiet-xuat-cua-minh-tri-duy-tan-20181227103344010.html
https://tiki.vn/duy-tan-thap-kiet-muoi-nhan-vat-kiet-xuat-cua-minh-tri-duy-tan-p8461470.html?spid=8461471
https://kinhteso.viettimes.vn/thoi-su/muoi-nhan-vat-kiet-xuat-cua-minh-tri-duy-tan-20181227103344010.html
https://vnexpress.net/doi-co-doc-cua-de-nhat-my-nam-chau-a-4394871.html
Nam diễn viên tự nhận không giỏi đối nhân xử thế, thiếu cảm giác an toàn, vì thế không phù hợp hôn nhân. Ông kết hôn với cô gái tên Nina Savino năm 1972, ly dị sau bảy năm, từ đó độc thân. Nghệ sĩ nói: "Tôi không gia đình, không cha mẹ, không học hành, không tuổi thơ, tôi không hiểu lắm về quan hệ giữa người với người. Tôi tự học làm bạn của bản thân, làm cha mẹ của chính mình".
Tôn Long cảm thấy ông cô độc khi đến thế giới, vì thế một đời cô độc. Dù vậy, nam diễn viên không nghĩ mình khổ và không muốn người khác thương hại, làm gì cho ông. Diễn viên nuôi hai con chó, nhận chăm sóc hai cây cổ thụ, gọi cây là ông và bà. Nhiều lần nhìn cây, ông bỗng cảm động mà ứa nước mắt.
https://thanhnien.vn/sang-tao-chu-dong-co-can-phai-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-van-post1405925.html
https://elib.thuviennguyenvanhuong.vn/handle/TVNVH/249?mode=full
https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:aCRC8mR4uZEJ:https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/07/24/ve-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van/+&cd=84&hl=en&ct=clnk&gl=vn
https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/07/24/ve-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van/
Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “… chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo cùng với hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”, … “chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy”!
Tiếp theo bài này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng thủ tướng Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại. [1]
[Những năm 1970, thái độ chính thống đối với Nho giáo nói chung và các tư tưởng của nó, ngoài việc duy trì định hướng “phản phong” vốn được đề ra từ trước, có lẽ còn được tăng cường do việc cảnh giác đề phòng “cách mạng văn hóa” qua của Hữu Nghị tràn vào đồng bằng sông Hồng!]
Trở lại câu hỏi: khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trở lại trong ngành giáo dục từ khi nào? Thật chi tiết về việc này, nhất là khía cạnh “là chủ trương hay do tự phát” mà khẩu hiệu này được trương cao trên khuôn viên các ngôi trường? – thì cần có xác nhận của những người ghi sử ký ngành giáo dục (hiện ở ngành này bộ này có vị trí người ghi biên niên hay không?).
(viết nháp cho mùa Covid 2021)
Gửi Cẩm Giang, Anh Sơn, Nhân Thụy
Ba sắp phải về Trời. Âu cũng trong lẽ thường hằng. Điều Ba luyến tiếc là không được chứng kiến các con trưởng thành.
Ba muốn được hỏa táng. Vào trưa ngày trời nắng, mang tro Ba rải vào biển Quy Nhơn, nơi công viên thiếu nhi.
Các con hãy:
. Đọc hết sách ba mua
. Học thành thạo tiếng Anh
. Chăm sóc Nội, Mẹ Đàm,
. Xây mộ cho Ông Nội.
. Nếu có giỗ cho Ba, chỉ dĩa đậu phộng rang hoặc 1 con mực nướng (kèm chén xì dầu ớt) và 12 lon bia ken (đô ba 12 lon). Nấu nướng để phần các con.
. Hãy tự do sống cuộc đời các con mong muốn.
. Sau sinh nhật tuổi 27 hãy lập gia đình . Cẩm Giang và Nhân Thụy tìm hiểu một người trượng phu làm chồng. Chồng các con nên đã đọc qua Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại Học, ...)
. Anh Sơn tìm một cô gái tốt làm vợ.
Ba yêu các con vô cùng!
Hy vọng chúng ta gặp lại. Ba vẫn muốn làm ba các con lần nữa, tốt hơn.
Ba Chơn.
6 giai đoạn của đời người - Đà Nẵng Online (baodanang.vn)
* Khổng Tử chia cuộc đời con người thành mấy giai đoạn, trong đó “thất thập cổ lai hy” có phải là một trong các giai đoạn này? (Hoàng Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng)
- Sách Luận ngữ có chép câu nói của Khổng Tử (551-479 Trước CN): “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Nghĩa là: Ta 15 tuổi mới có chí học hành. 30 tuổi thì (tự) đứng vững được (tự lập), 40 tuổi chẳng nghi hoặc (vì trí tuệ đã mở mang), 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự, 70 tuổi theo lòng mình muốn mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý.
Khổng Tử (551-479 Trước CN). |
Từ đó, người đời sau cho rằng Khổng Tử chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn như sau:
1. “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”: 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học. [Chữ “hữu” ở đây có nghĩa là “thêm” (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15)]. Nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.
2. “Tam thập nhi lập”: 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp cho mình, có khả năng nuôi sống bản thân và xác lập một vị trí nhất định của mình trong xã hội.
3. “Tứ thập nhi bất hoặc”: 40 tuổi có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).
4. “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.
5. “Lục thập nhi nhĩ thuận”: 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn – nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.
Tuy sách giải thích “Lục thập nhi nhĩ thuận” là “Sáu mươi tuổi ưa nghe (nói) những điều thuận tai”, nhưng nhiều người nghiêng về cách giải thích của học giả Nguyễn Hiến Lê: “Lục thập nhi nhĩ thuận”, chữ “nhĩ” ở đây được xem như chữ “dĩ”, nghĩa là “Sáu mươi tuổi thì thuận theo mệnh trời”.
6. “Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”: 70 tuổi sẽ đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, nói hay làm điều gì cũng thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ (bất du củ = không vượt ra ngoài quy tắc).
“Thất thập cổ lai hy” không phải lời Khổng Tử mà được trích từ một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ (712 – 770) thời nhà Đường, Trung Quốc. Nguyên văn hai câu 3 và 4 trong bài “Khúc giang” (bài thứ hai) của họ Đỗ là: “Tửu trái tầm thường hành xử hữu/ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tản Đà dịch thơ: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế? Sống bảy mươi năm đã mấy người?”. Họ Đỗ viết như thế, bởi thời đó, rất hiếm có người thọ đến 70 tuổi (bản thân ông cũng chỉ sống chưa đến tuổi 59).
So với “thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” thì “thất thập cổ lai hy” phổ biến hơn (Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói đến cụm từ này trong Di chúc). Vì thế, không ít người cứ theo cái đà tam thập, tứ thập, ngũ thập, lục thập… mà phóng luôn “thất thập cổ lai hy”, không hề biết rằng mình đã làm cái việc mà người ta gọi là “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
ĐNCT
Triết lý là gì? | Tập San Việt Học (viethocjournal.com)
Bắt đầu từ khoảng 2014, giới lãnh đạo và hoạt động giáo dục Việt Nam mới bắt đầu sôi nổi bàn về triết lý giáo dục. Nhưng cho tới nay (1-2018), tất cả các bài viết của giới trí thức Việt Nam trong nước, trong và ngoài ngành giáo dục bàn việc tìm một triết lý giáo dục cho Việt Nam lại cho thấy họ vẫn chưa biết triết lý giáo dục là gì! Trước khi muốn biết triết lý giáo dục là gì cần phải biết triết lý là gì? Đó là lý do bài viết này ra đời. Đối với những độc giả nào có trình độ cử nhân triết học (không cần phải có bằng cấp) Việt Nam Cộng Hòa hay của một quốc gia phi xã hội chủ nghĩa thì nội dung của bài này chỉ là những khái niệm nhập môn triết học. Còn những độc giả khác có thể tìm thấy một số kiến thức hữu ích và lý thú không ngờ.
Độc giả có thể đọc bài này ở bất cứ đoạn nào, không cần theo thứ tự từ đầu tới cuối. Rất nhiều từ ngữ hay câu, đoạn tôi phải chú thích nguyên tiếng Anh để những vị nào đọc được tiếng Anh sẽ đọc được nguyên bản, bởi vì ngôn ngữ Việt không đủ để diễn tả nhiều khái niệm triết học phương Tây.
Để ý tưởng được liên tục, tạo thích thú cho người đọc, trong bài này tôi không áp dụng nguyên tắc ghi chú tham khảo quốc tế (rất phổ biến). Tuy nhiên tất cả những sách tham khảo đều được liệt kê đầy đủ trong bài hoặc ở cuối bài.
* * * * *
Nhập bài
Trong tất cả các sách triết học hay triết lý giáo dục đều có mấy trang đầu dẫn giải triết lý là gì? (What is philosophy?). Theo sách triết, Triết lý là gì? là một câu hỏi khó trả lời; hay có quá nhiều câu trả lời. Sách Mỹ viết là các câu trả lời của câu hỏi này đều gây nhiều tranh cãi (controversial). Encyclopedia Americana trang 925 viết: Tất cả mọi định nghĩa của triết học đều gây tranh cãi (However, all definition of philosophy are disputable).
Thêm nữa, ngôn ngữ triết học vốn rất cô đọng và chính xác, cho nên với cá nhân tôi, bất cứ nỗ lực nào viết về định nghĩa triết học theo cách tôi hiểu cũng đều trở nên dài dòng khó hiểu cho người đọc, vì vậy tôi chọn cách không tự diễn đạt một định nghĩa nào theo cách hiểu của riêng mình mà gom những định nghĩa thu thập được trong tất cả những sách hàn lâm hay phổ thông của những tác giả chuyên môn về triết phương Tây mà tôi được đọc. Có chăng một số ví dụ là của cá nhân tôi thêm vào để dễ hiểu cho người đọc. Những định nghĩa đó nhấn mạnh những mặt khác nhau của triết lý. Có định nghĩa mô tả tính chất của triết lý, có định nghĩa mô tả phương pháp của triết lý, có định nghĩa so sánh triết lý với các khoa học khác hay với tôn giáo, có định nghĩa mô tả nội dung của triết lý, có định nghĩa mô tả mục đích của triết lý v….v. Điều này có thể hiểu được khi ta biết wikipedia nói rằng đôi khi định nghĩa rất là khó khăn. Theo wikipedia, có nhiều cách định nghĩa, tất cả khác nhau về mục đích và trọng tâm (tức là tùy theo tác giả muốn nhấn mạnh tới mặt nào của ý niệm (từ vựng) cần định nghĩa (there are various types of definition – all with different purposes and focuses.)
Encyclopedia Americana
Vì vậy, khi đọc tất cả các định nghĩa của triết học, tôi thấy những định nghĩa đó không triệt tiêu nhau mà bổ xung cho nhau. Do đó, gom tất cả các định nghĩa đó sẽ giúp người đọc dù chưa một ngày học triết cũng hiểu được khá trọn vẹn “Triết lý là gì?”
Triết học và triết lý trong tiếng Việt
Trước tiên chúng ta cần nhắc lại trong tiếng Việt có 2 chữ: triết học và triết lý nhưng không có định nghĩa rõ ràng. Sách Mỹ giải thích rõ, từ philosophy có hai nghĩa: Một nghĩa là tư tưởng của các triết gia. Ví dụ Jean-Paul Sartre là triết gia. Các tác phẩm viết về triết của ông là những tác phẩm triết lý (Philosophic essays: tiểu luận triết lý), ví dụ cuốn: Being and Nothingness / L’être et le néant (1943) (hiện hữu và hư vô). Nghĩa thứ hai là những hoạt động nghiên cứu tư tưởng của những triết gia. Như vậy những tác giả viết sách để tìm hiểu, giải thích các tư tưởng của Jean-Paul Sartre (không phải để tranh luận với ông) thì không được coi là triết gia và tác phẩm của họ được gọi là tác phẩm triết học. Có lẽ, khởi đầu khi tiếp xúc với Triết Tây, các cụ Việt Nam đã dùng chữ “triết lý” ở nghĩa thứ nhất và “triết học” ở nghĩa thứ hai nhưng lại không giải thích rõ ràng cho nên hậu thế bị lúng túng. Theo giải thích của phương tây, chúng ta thấy rõ, nghĩa thứ hai của từ philosophy (triết học) chỉ như một cái thùng (box) hay chiếc xe (vehicle) chuyên chở, giới thiệu, giải thích tư tưởng của các triết gia (triết lý). Cho nên khi nghiên cứu thì người ta nghiên cứu tư tưởng (triết lý) chứ không ai nghiên cứu cái thùng chứa (triết học). Như vậy, khi viết Triết học Giáo dục thì rõ ràng vô nghĩa mà phải viết Triết lý Giáo dục, hàm ý “các tư tưởng về giáo dục”.
I-Tính chất đầu tiên của Triết Lý
Nhiều người cho rằng triết lý là một môn rất khó học, cần có sự thông minh hơn người mới học được. Triết gia Trần Đức Thảo đã ghi nhận được ý kiến như vậy về triết học ở thời đại ông. Chính vì vậy, ông viết, “do tuổi trẻ kiêu ngạo” ông đã đi theo triết học chứ không theo các ngành khác như bác sĩ, luật sư, kỹ sư như bao sinh viên được gia đình cho đi du học Pháp thời đó. Chẳng những tại Việt Nam vào thời của ông Trần Đức Thảo, ngay thời bây giờ, tại Hoa Kỳ, triết học cũng vẫn được coi là một bộ môn khó học. Trong một lần họp các giáo viên và viên chức tại trường trung học nơi tôi làm việc, trong phần mọi người giới thiệu học vị của mình, khi một cô giáo tự giới thiệu có cử nhân triết thì toàn hội trường “Wow!” có vẻ thán phục.
Nhưng thực ra, triết lý không phải luôn luôn khó như vậy. Ngay ở cấp tiểu học Mỹ, người ta đã dậy cho học sinh biết triết lý là gì, như sẽ dẫn chứng trong bài. Ở đây tôi giới thiệu trước một cuốn sách in đẹp có tựa “Philosophy for the Kids” (Triết lý cho trẻ em) của tiến sĩ David A. White. Trong lời mở đầu ông viết, sau nhiều năm dậy triết ở đại học, ông bắt đầu soạn chương trình triết lý cho học sinh từ lớp 4 tới lớp 9. Chương trình này luyện cho các em phân tích những đoạn văn ngắn (brief passages) của những triết gia quan trọng. Trong tiết học triết, thầy giáo và học sinh tranh cãi rất nhiều (argue). Các em học sinh tỏ ra thích thú với tiết học môn này tới nỗi mỗi khi gặp ông đều chào vui, “Chào ông Triết! ” (Hey, Philosophy Dude!”) Riêng cuốn sách này thì dành cho các em từ 10 tuổi trở lên tham gia các sinh hoạt triết lý trong sách. Trong cuốn này có 40 câu hỏi chia làm 4 phần theo nội dung của triết lý là: Giá trị (values), kiến thức (knowledge), thực tại (reality) và suy nghĩ hợp lý (critical thinking). Mục đích của ông là viết những câu hỏi tạo sự thích thú (exciting), nhiều kiến thức (informative) và vui (fun) với hy vọng một khi các em thấy thích thú thì các em sẽ tự tìm hiểu bộ môn này. Tuy gọi là sách cho trẻ em nhưng ngay cả tôi đọc cũng thấy thích thú và học hỏi được nhiều điều ở mỗi câu hỏi trong sách.
Philosophy for the Kids
II-Tính chất thứ hai của triết lý
Triết lý là môn học không thực tế theo nghĩa học triết sẽ khó kiếm sống, khó mang lại địa vị, danh vọng, tiền tài như các ngành học khác. Trên đời người ta thường nghĩ chỉ có hai nghề dành cho người theo học triết là nghiên cứu triết và dậy triết. Nghiên cứu triết để nổi tiếng như một nhà tư tưởng được người đời ngưỡng mộ và học tập theo thì rất khó. Bao nhiêu người học triết nhưng có mấy người được đời công nhận là triết gia? Có chăng người theo học triết chỉ có thể kiếm sống bằng cách dậy triết. Nghề này rõ ràng không nhiều. Nhưng đó là nhận định của thời ông Trần Đức Thảo, hay ở mấy nước chậm tiến như Việt Nam. Ở cuối bài này độc giả sẽ có nhận định khác từ môi trường giáo dục đại học Hoa Kỳ.
III-Tính chất thứ ba của triết lý
IV-Triết lý là lý luận
Cuốn History of Philosophy, mục The Ancients viết, Theo lịch sử được biết, thì triết gia phương Tây đầu tiên không phải là Socrate mà là nhà toán học Thales, khoảng 585 trước tây lịch, tại thành phố Miletus thuộc Hy Lạp cổ (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Ông và các tư tưởng gia đồng thời cho rằng để tìm hiểu thiên nhiên phải dùng lý trí (reason). Nhưng Socrates được coi là cha đẻ của triết học Tây Phương vì ông đưa ra phương pháp hỏi & đáp (phương pháp thảo luận) (dialectical method) để tìm ra chân lý (trg. 24). Chính vì thế có người định nghĩa triết lý là lý luận (reasoning, logic, reflection, rationale, argument,).
Cuốn Philosophy in Minutes by Marcus Weeks viết, ở trg. 16: ” Nhiều kỹ thuật đã được tạo ra để phân biệt một câu tranh luận (argument) là hợp lý (valid) hay ngụy biện (fallacious), đã tạo thành ngành luận lý học (logic) trong bộ môn triết lý. Lý luận (logic) là tiến trình suy luận (process of inferring) từ tiền đề (premises) tới kết luận (conclusion), hoặc là rút ra một nguyên tắc tổng quát từ những kinh nghiệm cụ thể (specific examples) gọi là phương pháp qui nạp (inductive reasoning) hay từ một nguyên tắc tổng quát (general statements) rút ra kết luận gọi là pháp diễn dịch (deductive reasoning).”
Ta cũng thấy trên trang mạng của đại học cộng đồng West Valley College, ở thành phố Saratoga, California, có một lớp triết dậy về lý luận (logic); đó là lớp triết 2 có tên là “Lý luận nhập môn, với 3 tín chỉ (Phil 2: Introduction to Logic). Lớp này dậy nhập môn về các vấn đề (problems) và kỹ thuật lý luận truyền thống và hiện đại bao gồm phương pháp diễn dịch và phương pháp qui nạp. Sinh viên sẽ được học cách phân biệt lý luận (arguments) và phi lý luận (non-arguments), xác định đâu là ngụy biện (fallacies) để tránh trong khi lý luận…
(http://westvalley.edu/academics/social_science/philosophy/index.html)
Lý luận (logic) được hiểu là một sự chuyển dịch từ ý niệm này sang ý niệm khác (từ tiền đề sang kết luận-from premises to conclusion) một cách hợp lý. Mối liên hệ cơ bản giữa hai ý niệm (tiền đề và kết luận) trong một phát biểu hợp lý là liên hệ nhân quả (cause-effect). Một câu phát biểu dựa trên liên hệ nhân quả được cho là một câu hợp lý (a valid argument).
V-Triết lý là môn học về định nghĩa
Bởi vì triết lý là lý luận (và như trên vừa trình bày ” Lý luận (logic) là một sự chuyển dịch từ ý niệm này sang ý niệm khác một cách hợp lý.”), vì vậy trong quá trình lý luận người ta phải định nghĩa những ý niệm được sử dụng. Khi sử dụng các ý niệm, người ta phải hiểu rõ nội dung của ý niệm đó. Vì vậy có người định nghĩa triết lý là môn học về định nghĩa. Trước khi phát biểu một mệnh đề, hay một câu dĩ nhiên tất cả những ý niệm (từ ngữ) trong câu đó đều phải được định nghĩa rõ ràng. Điều này đặc biệt quan trọng, khi những triết gia phản bác quan điểm của nhau hay khi đưa ra một quan điểm mới thì họ phải đưa ra định nghĩa những từ vựng mà họ sử dụng. Ví dụ khi Karl Max đưa ra ý niệm giá trị thặng dư (surplus value) thì ông ta phải định nghĩa từ vựng đó là gì bởi vì trước đó chưa có ý niệm này. Chỉ riêng đặc biệt nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa (VNXHCN) không theo nguyên tắc thông thường này. Nhà Nước VNXHCN đã đặt ra một số ý niệm trống rỗng, một từ vựng không có nội dung, hay nội dung trùng với những ý niệm đã được xử dụng. Ví dụ “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” là một ý niệm mà ngay cả giới lãnh đạo cộng sản cũng không thể giải thích nội dung như thế nào, khác kinh tế thị trường trên thế giới ra sao; hoặc ý niệm “xã hội hóa” thì chính là ý niệm “tư nhân hóa”, ý niệm “trường học ngoài công lập” thì chính là ý niệm “trường tư” là hai ý niệm người Miền Nam trước 1975 đã dùng từ lâu. Đó là hai định chế miền Bắc chống đối vì đi ngược lại lý thuyết Mác Lê. Nhưng tới 1986, trước sự bế tắc của con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản đã phải lùi bước bằng một chính sách gọi là Đổi Mới, nhưng vẫn ngoan cố, không chịu nhận thất bại nên đã cố đẻ ra hai từ ngữ mới nhưng thực ra về nội dung là hai ý niệm đã phổ biến tại miền Nam trước 1975.
Một facbooker, ông Lê Lương Huy, viết rằng “… Triết học Heidegger, vốn không dễ hiểu. Một trong những điều “khó nuốt” trong phương cách suy tư của Heidegger là cụ lấy những từ ngữ rất cơ bản (như động từ “Sein”, nghĩa là “là”, “to be”) nhưng cho nó những ý nghĩa rất ư là triết lý, đồng thời biến hóa khôn lường (từ “Sein” sẽ có “Dasein”, “das Seiende”, “Wesen”, “wesentlich”…). Trong khi đó tiếng Việt chỉ có một chữ “là”, vậy phải làm sao? Chỉ có thể chế ra những chữ mới hoàn toàn… Như “Tính”, “Thể”, “Thể Tính”, “Tính Thể”… nội hiểu những từ này nghĩa là gì cũng đủ chết đứ đừ…”
VI-Giải thích các ý niệm là nhiệm vụ chủ yếu của triết gia
Bước đầu vào bất cứ bộ môn nào cũng cần định nghĩa những ý niệm. Nhưng theo A.J. Ayer on Philosophy các nhà khoa học thực nghiệm chỉ xử dụng các ý niệm để tìm hiểu những qui luật của vũ trụ, của xã hội. Trong khi trong The visual reference guides Philosophy by Stephen Law ở mục Triết lý và Khoa học trg. 18, tác giả viết, “việc giải thích các ý niệm (meanings and concepts) là một trong các hoạt động chủ yếu của triết gia”, (không phải là việc của các nhà khoa học thực nghiệm).
Một lý do khác nữa khiến khoa học không khả năng trả lời được một số những câu hỏi cơ bản là vì một phần các câu hỏi cơ bản liên quan tới nội dung của ý niệm (concepts). Ví dụ trong câu hỏi “Con người có ý trí tự do hay không?” (Do human beings possess free will?) thì cái ý niệm “free will” vẫn chưa được giải thích rõ là gì. Việc giải thích ý niệm “free will” là công việc của các triết gia.
VII-Triết lý là bộ môn đặt những câu hỏi cơ bản
Cuốn The visual reference guides Philosophy by Stephen Law viết, triết lý là bộ môn đặt những câu hỏi cơ bản (fundamental questions) về vũ trụ và cuộc sống; và thường là những câu hỏi không có câu trả lời. Ví dụ Vũ trụ từ đâu tới? Tại sao lại có vật chất (Why, indeed, is there anything at all?)
Cũng trong cuốn này, ở mục Những Câu Hỏi Cơ Bản (Fundamental questions) trg. 15 Stephen Law viết, Chúng ta cũng biết trẻ con thường hay hỏi “Tại sao?” và rất mau chóng chúng thường đào sâu một số những câu hỏi có tính cách cơ bản. Ví dụ chúng có khi hỏi “Ông trời ở đâu hả mẹ?” Các triết gia cũng có khuynh hướng “trẻ con” như vậy khi đặt ra những câu hỏi cơ bản. Trong đời sống thường nhật, người ta ít khi đặt ra những câu hỏi cơ bản bởi vì người ta có khuynh hướng cho những vấn đề thường nhật có tính cách đương nhiên (take it for granted.) Nhà bác học Einstein lưu ý rằng một trong những gợi hứng lớn đối với ông là sau khi đọc triết gia David Hume của tk 18. David Hume đã khiến Einstein bắt đầu đặt câu hỏi về những điều mà những người khác cho là sự thật hiển nhiên (assumed to be true.)
Không phải chỉ có các khoa học gia mới hưởng lợi khi đặt những câu hỏi cơ bản. Một số những phát triển quan trọng nhất trong lãnh vực đạo đức và chính trị cũng được đặt ra bởi những người có khuynh hướng hay đặt những câu hỏi cơ bản và trong một số trường hợp đã bác bỏ những tín điều mà hầu hết những người khác nghĩ đơn giản cho là đúng. Ví dụ, cách nay không lâu, ở khắp phương Tây, người ta coi, về phương diện đạo đức, rõ ràng có thể chấp nhận hiện tượng nô lệ (slavery); hay là vai trò của phụ nữ là chỉ ở trong nhà bếp núc, nội trợ. Những tiến bộ về chính trị và đạo đức hiện nay được mang lại bởi chính những người đã muốn đặt ra những câu hỏi về những vấn đề mà nhiều người khác coi là lẽ đương nhiên.
VIII-Trong đời sống hàng ngày con người thường vận dụng khả năng triết lý
Cuốn History of Philosophy, ở mục The Ancients, viết, Aristotle nói rằng triết lý khởi đầu bằng sự thắc mắc (philosophy begins in wonders). Nếu thế triết lý phải có nguồn gốc song hành cùng loài người (trg.24) Và bởi vì ai mà không thắc mắc, cho nên triết lý rất gần gũi với con người chứ không phải là một cái gì xa lạ. Nhưng rất nhiều khi con người không nhận ra mình đôi khi cũng triết lý. Một điều rõ nhất là ai cũng có niềm tin triết lý nhưng chúng ta có thể không nhận ra điều đó. Stephen Law trong cuốn The visual reference guides Philosophy viết, Tất cả chúng ta ai cũng có niềm tin triết lý (philosiphical beliefs) mặc dù chúng ta có thể không nhận ra điều đó (Though we may not realize it, we all hold philosiphical beliefs.) Ví dụ, chắc nhiều người tin rằng quá khứ là một hướng dẫn tương đối đáng tin cậy cho tương lai, đó là một niềm tin triết lý. Có người tin rằng có thượng đế, có người không, đó là một niềm tin triết lý. Người thì tin rằng con người có linh hồn bất tử (immortal souls), người chỉ tin rằng con người là thuần túy vật chất (purely material beings), đó là một niềm tin triết lý. Như vậy có con người là có triết lý. Triết lý hiện diện hàng ngày trong đời sống con người.
Thêm nữa, trong cuộc sống, hàng ngày, hàng giờ, nếu không muốn nói hàng phút, con người luôn đối diện với những giải pháp phải chọn lựa, với những vấn đề cần giải đáp. Khả năng lý luận (tức triết lý) giúp người ta tìm ra sự chọn lựa hợp lý, hay câu trả lời cần thiết. Nói cách khác, trong đời sống hàng ngày con người phải luôn luôn vận dụng khả năng triết lý (lý luận) dù rằng đôi khi họ không nhận thức được rằng họ đã qua quá trình lý luận.
Khả năng lý luận là điều cần thiết, là kỹ thuật sống (life skill), cho nên trong trường học Hoa Kỳ, người ta dậy kỹ năng lý luận cho học sinh ở mọi cấp. Thêm nữa, trong chương trình đại học, ở năm thứ nhất sinh viên bắt buộc phải lấy một lớp triết học cơ bản. Trong đó người ta dậy sinh viên lý luận và những trường hợp ngụy biện (fallacies).
IX-Triết lý là những nguyên tắc hướng dẫn con người hành động
Chính vì trong đời sống hàng ngày con người thường xuyên phải vận dụng khả năng triết lý để chọn một giải pháp, một quyết định, cho nên triết lý hướng dẫn con người ta hành động. Bởi thế, trong cuốn tập đọc 180 của Hoa Kỳ dành cho bậc tiểu học , triết lý được định nghĩa là “Những nguyên tắc hướng dẫn con người hành động” (Philosophy: The attitude or beliefs that guide how people or groups act.)
Một cuốn sách tiểu học Mỹ khác viết rằng: Triết lý là thái độ hay niềm tin hướng dẫn con người hành động. Ví dụ: Tôi sống theo triết lý sau: Tôi muốn giúp mọi người. Ví dụ 2: Trường học thay đổi triết lý giáo dục bằng cách cho phép học sinh có quyền tự do phát biểu (free speech).
Nhà văn & nhà phê bình văn học Đỗ Trường ở Leipzig, Đức viết “Triết học, triết lý là cột sống của thơ văn chúng ta.”(Đỗ Trường : Ông bạn thứ 5- Ngô Thanh Hoàn và Những Ký Ức Trong Tôi)
Một người có những nguyên tắc hướng dẫn hành động (guides) trong cuộc sống được gọi là một người có “triết lý sống” (philosophy of life). Trong đời sống, con người cần có triết lý sống thì mới định hướng được cuộc đời, mới không phí phạm thời gian hoạch định cuộc sống. Những người không có một triết lý sống rõ ràng dễ bị lạc hướng, không biết mình phải sống ra sao, phải chọn nghề gì. Triết lý sống giúp người ta trả lời câu hỏi cơ bản “Mình sống để làm gì? Sống ra sao? Mình muốn làm gì trong tương lai?” Không ít sinh viên năm đầu không biết chọn ngành nghề gì cho nên cần gặp cố vấn giáo dục tại trường mình đang theo học. Người cố vấn giáo dục sẽ không khuyên người hỏi nên học ngành nào mà họ chỉ đặt ra những câu hỏi cơ bản như: bạn muốn sau này sẽ làm gì? Trong các môn học bạn khá nhất môn nào? v…v. Bằng cách đặt ra những câu hỏi cơ bản như vậy người cố vấn giáo dục giúp người sinh viên tự quyết định đường hướng cho cuộc đời mình, tức là tự tìm cho mình một triết lý sống.
Triết lý hành động (philosophy of life) cũng giúp người ta làm việc có mục tiêu, có kế hoạch và tránh được những thất bại không đáng có. Hàng ngày, trên mặt báo chúng ta thấy hầu hết các chương trình về giao thông, y tế, môi trường, giáo dục v…v tại Việt Nam bị thất bại. Sở dĩ như vậy vì giới lãnh đạo VNXHCN thiếu một triết lý hành động, không biết đặt ra những câu hỏi cơ bản, tức là không biết triết lý. Cụ thể nhất là trong lãnh vực giáo dục, suốt từ 1954 tới nay, qua nhiều cải tổ, nhưng các giới lãnh đạo giáo dục đều nhận là thất bại. Sở dĩ vậy vì thiếu một triết lý giáo dục (philosophy of education). Tương tự như vậy, từ khi tái lập ngành tư pháp, dư luận và báo chí nhà nước Việt Nam thừa nhận có nhiều khuyết điểm trầm trọng trong mọi ngành luật. Sở dĩ vậy vì giới lãnh đạo ngành tư pháp hoàn toàn chưa nghe nói tới triết luật (philosophy of law) chứ đừng nói tới việc đặt những câu hỏi cơ bản trong ngành luật như Luật là gì? Luật do ai thiết lập? Tại sao luật lại có tính cách bắt buộc thi hành (cưỡng hành)? Nền tảng của luật pháp là gì?
Không biết đặt ra những câu hỏi cơ bản, tức là không biết triết lý, thì khó thành công.
X-So sánh triết lý với những khoa học khác
A-Triết lý và tôn giáo
Những câu hỏi cơ bản của triết lý về vũ trụ có vẻ gần với tôn giáo, vì tôn giáo cũng có những câu hỏi như vậy. Trong cuốn The visual reference guides Philosophy ở mục Triết lý và tôn giáo (Philosophy and Religion) trg. 16 Stephen Law viết, Triết lý và tôn giáo có nhiều sự trùng lặp. Triết lý và Tôn giáo chủ yếu cố giải thích tại sao vũ trụ hiện diện và tại sao có vật chất (…why the universe exists and why, indeed, there is anything at all.) Thực tế đã có nhiều nhà tư tưởng tôn giáo lớn (greatest religious thinkers) là những triết gia và cũng có nhiều triết gia là những nhà thần học. Giữa triết lý và tôn giáo có sự trùng lặp ở mục tiêu (aims), ở những câu hỏi cơ bản mà cả hai đều muốn tìm câu trả lời thỏa đáng. Nhưng giữa tôn giáo và triết lý có khác biệt cơ bản ở điểm mức độ quan trọng hai bên đặt ra cho vai trò của lý trí (reason). Dù rằng ai cũng biết khả năng của lý trí cũng rất giới hạn, nhưng triết lý đặt nặng vai trò của lý trí hơn trong việc tìm hiểu sự thực. Trong khi tôn giáo cũng khuyến khích việc áp dụng lý trí, nhưng tôn giáo cũng thường nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những phương pháp khác trên con đường đi tìm chân lý, trong đó có sự mặc khải và kinh thánh (revelation
B-Triết lý và toán học
Chính vì triết lý trừu tượng nên triết lý có phần nào giống toán học. Đối tượng của triết lý không phải là những vật thể cầm nắm được. Đối tượng của toán học là những con số và những hình thể (bộ môn hình học) mà chúng ta cũng không cầm nắm được. Nhưng triết lý khác toán học ở điểm toán học gia cần cái bút và tờ giấy còn triết gia thì không cần gì cả. Triết gia chỉ cần cái đầu suy nghĩ. Ngoài ra nhà toán học chỉ suy nghĩ về những con số và những hình thể còn triết gia suy nghĩ về tất cả mọi vấn đề liên quan tới con người và vũ trụ. Nhưng điều khác biệt rõ nhất giữa toán học và triết lý là kết quả. Một công thức toán học, kết quả của một công trình lý luận, là không thể bác bỏ. Trái lại triết lý không bao giờ có câu trả lời rõ ràng. Nhưng trong lịch sử nhân loại, nhiều triết gia cũng là toán học gia.
C-Triết Lý, Khoa Học, và Nghệ Thuật
Trong cuốn A.J. Ayer on Philosophy (tr.g 17), tác giả viết, “Triết lý khác các ngành nghệ thuật và khoa học ở phương pháp chứ không phải ở chủ đề nghiên cứu (subject matter). Bằng chứng (proof) của một mệnh đề triết lý (philosophical statement) không phải, hay ít khi, giống như bằng chứng của một mệnh đề toán học…nó cũng không giống bằng chứng của một mệnh đề của bất cứ một khoa học tự nhiên nào (descriptive sciences). Các lý thuyết triết học không thể thử nghiệm (tested) bằng sự quan sát hay thí nghiệm.”
Ở trang 18, tác giả viết, “Trong nhiều trường hợp, triết lý muốn giải quyết những câu hỏi vượt quá giải pháp mà khoa học cung cấp cho chúng ta. Ví dụ, Tại sao lại có vật chất (Why is there anything at all?) hay câu hỏi “Làm thế nào chúng ta biết được chúng ta không bị mắc kẹt bên trong một thế giới mà chúng ta tưởng rằng thật?” (How can I know that I am not trapped inside a virtual reality?) Chúng ta có linh hồn bất tử hay không? Đạo đức đúng sai là gì (What makes things morally right or wrong? Con người có tự do ý chí hay không? (Do human beings posses free will?)
Mọi giải thích của khoa học thực nghiệm đều dựa trên một giả định (presupposition). Mà triết học thì muốn tìm câu trả lời vượt qua mọi giả định. Ví dụ, để giải thích mọi hiện tượng thiên nhiên, khoa học thực nghiệm giả định (suppose) rằng năm ngũ quan của con người đủ giúp con người tiếp cận thực tế, chứ khoa học không thể giải quyết câu hỏi liệu con người có là nạn nhân của một ảo ảnh phức tạp hay không (elaborate illusion). Hay là trước câu hỏi tại sao có vũ trụ? (why is there anything at all?) Khoa học giải thích sự hiện diện của vũ trụ bằng hiện tượng big bang xảy ra cách nay khoảng 13 ngàn 500 triệu năm. Theo các nhà khoa học, hiện tượng vũ trụ khác thường đó tạo ra vật chất, năng lượng và cả không và thời gian. Nhưng giải thích khoa học đó cũng không làm trong lòng ta mất đi một thắc mắc về điều huyền bí, tại sao có “bang”? Và điều huyền bí tại sao có vật chất (The mystery of why there is any thing at all?) vẫn chưa được giải quyết.
C1-Triết lý và khoa học tự nhiên
Triết học cũng cùng mục tiêu với khoa học tự nhiên, rõ ràng nhất là vật lý. Nhưng Vật lý khác triết lý ở kết quả. Kết quả của vật lý phải được kiểm chứng. Chính vì vậy, những câu hỏi của triết lý một khi được kiểm chứng sẽ rời khỏi triết lý mà bước vào lãnh vực vật lý. Ví dụ định luật Newton về chuyển động (Newton’s laws of motion ). Sự gần gũi giữa triết lý và vật lý được thể hiện rõ qua tựa đề của tác phẩm của Newton giải thích 3 định luật chuyển động: “Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (Mathematical Principles of Natural Philosophy), (Những nguyên tắc toán học của Triết học tự nhiên). Trong phần khác của bài chúng ta còn thấy vài tác phẩm khoa học khác cũng có tựa đề mở đầu tương tự bằng chữ “Triết lý, philosophy…”
C2-Triết lý và nghệ thuật
Trên lãnh vực nghệ thuật, người nghệ sĩ trình diễn và sản xuất những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng triết lý về nghệ thuật (philosopy of art) thì vượt khỏi hoạt động của người nghệ sĩ. Triết lý về nghệ thuật đặt những câu hỏi cơ bản về nghệ thuật. Wikipedia viết rằng triết lý tìm hiểu bản chất của nghệ thuật, của cái đẹp và của ý thích (taste). Triết lý định nghĩa nghệ thuật là gì (What is art?). Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này khi bàn về Mỹ học (Aesthetics).
See more: Thời Tiết Là Gì ? Nghĩa Của Từ Thời Tiết Trong Tiếng Việt Sự Khác Nhau Giữa Khí Hậu Và Thời Tiết Là Gì
C3-Triết lý được coi như mẹ của tất cả các ngành khoa học (mother of all sciences)
Như ta đã thấy, với mục đích của mình, triết lý đã bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống. Triết lý bao trùm tôn giáo, nghệ thuật, khoa học và toán học. Như vậy, ngay trong lãnh vực hàn lâm, người ta thấy triết lý cũng không phải hoàn toàn trừu tượng. Encyclopedia Americana trang 925 định nghĩa: Triết lý là suy nghĩ hợp lý một cách có hệ thống về cuộc sống, về thế giới tự nhiên và về niềm tin (Philosophy can be defined as rational critical thinking, of a more or less systematic kind, about the conduct of life, the general nature of the world, and the justification of belief.)
Trang 212 cuốn The Meaning of Philosophy of Education, tác giả Benjamin Brickman viết, “Liếc qua quyển chương trình (catalogue) của đại học, ta thấy có những lớp (courses) Triết lý lịch sử, triết lý công quyền (government), triết luật, triết lý về tôn giáo, triết lý về toán (philosophy of mathematics), triết lý về khoa học (philosophy of science, triết lý về nghệ thuật, triết lý về ngôn ngữ (language), và triết lý về giáo dục. Các lớp học đó có điểm chung là nghiên cứu những tính chất nền tảng (fundamental character) của từng lãnh vực đó.
Cũng trong cuốn The visual reference guides Philosophy, Stephen Law viết, Triết lý cũng bao trùm nhiều lãnh vực trong những tranh cãi đạo đức hay chính trị hiện đại như các vấn đề phá thai, quyền của súc vật (animal rights), quyền gây chiến (waging war) và quyền tự do phát biểu (freedom of speech.) v…v
Theo cuốn Dialectical Materialism (A. Spirkin), (https://www.marxists.org/reference/archive/spirkin/works/dialectical-materialism/ch01.html) Socrates thúc dục triết lý nên ngừng suy nghĩ về những nguyên tắc đầu tiên của sự hiện hữu (the first principles of existence) mà hãy tập trung vào việc tìm hiểu các công việc của con người, đặc biệt là những vấn đề đạo đức (morality). Helvetius lại nghĩ vấn đề chính của triết lý là bản chất của hạnh phúc con người (the nature of human happiness), và theo Rousseau đối tượng của triết lý là vấn đề bất công xã hội và phương cách vượt qua nó (social inequality and the ways of overcoming it.) Pisarev thì tin rằng mục tiêu của triết lý là giải quyết một lần rốt ráo (once and for all) vấn đề không tránh khỏi là nạn đói và vấn đề khỏa thân (the inevitable problem of the hungry and the naked.) Nhưng Camus lại coi vấn đề căn bản của triết lý là câu hỏi liệu cuộc đời có đáng sống hay không (the question of whether life was worth living at all.)
Cũng trong cuốn Dialectical Materialism (A. Spirkin), tác giả viết, Trong thời cổ đại (ancient times) tất cả sự hiểu biết (knowledge) của con người về thế giới (world) và bản thân (himself) được coi là sự thông thái (wisdom) và được gọi là triết lý. Sau đó kiến thức phát triển và chia thành nhiều ngành khác nhau (separate disciplines), hết ngành khoa học này tới ngành khoa học khác phát triển từ triết lý; tất cả được coi là toàn bộ kiến thức của nhân loại. Bằng cách này, các ngành toán học, vật lý, y khoa và các ngành khoa học khác xuất hiện. Như thế triết lý được coi như mẹ của tất cả các ngành khoa học (mother of all sciences). Ý tưởng này cũng được Descartes bày tỏ. Francis Bacon cũng mô tả triết lý là một khoa học phổ quát (the universal science), từ đó tất cả các khoa học khác phát triển như những cành của một cái cây. Ý niệm rộng rãi này của triết lý không chỉ ở thời cổ điển mà ngay cả ở thế kỷ trước. Chúng ta biết, ví dụ, tác phẩm chính của Newton có tên Philosophiae naturalis principia mathematica, trong khi tác phẩm của Linnaeu có tên Philosophia botanica, tác phẩm của Lamarck có tên Philosophie zoologique, và tác phẩm của Laplace có tên Essai philosophique sur les probabilités.
Trong cuốn Encyclopedia Americana ở mục Philosophy, ta đọc thấy, Trong lịch sử kiến thức (intellectual history) phương Tây khởi đầu từ thời triết học cổ Hy lạp, tất cả mọi ngành khoa học, kể cả toán học đều nằm trong lãnh vực triết học. Nhưng dần dần, kiến thức con người phát triển, các ngành học, nghiên cứu khác tách rời khỏi triết học. Khởi đầu là toán học. Tới thế kỷ 17 là khoa học tự nhiên (natural science). Tk18 là khoa học xã hội (social science). và Tk 19 là tâm lý học. Bằng chứng là cách nay không lâu, thỉnh thoảng người ta còn dùng nhóm từ “natural philosophy” để chỉ khoa học tự nhiên (natural science).
Vì triết lý bao trùm mọi ngành học thuật nên triết gia là người yêu kiến thức (philo = yêu thích/ sophia = kiến thức (wisdom))
Theo cuốn Dialectical Materialism (A. Spirkin), (https://www.marxists.org/reference/archive/spirkin/works/dialectical-materialism/ch01.html) định nghĩa lâu đời nhất của triết lý được cho là của Pythagoras. Ông nói rằng, ông không phải là một nhà thông thái (a wise man), mà chỉ là một người yêu kiến thức (a lover of wisdom), là một triết gia (a philosopher, theo tiếng Hy lạp, “philos” là yêu thích (loving) và sophia là wisdom).
XI-Triết lý là một tiến trình động (a process) đi tới chân lý
Trong cuốn The visual reference guides Philosophy, ở trang 16, Stephen Law viết, “Dù rằng triết lý cũng biết rằng lý trí không thể tìm ra hết các câu trả lời, nhưng trong trường hợp đó, lý trí cũng giúp hiểu rằng tại sao câu trả lời chưa được đầy đủ và vì thế cần tìm câu trả lời khác. Nói cách khác, triết lý là một tiến trình động (a process) đi tới chân lý (trang. 18).”
Triết lý không mang lại cho người học kiến thức mà triết lý chỉ là phương pháp giúp người ta đạt được kiến thức. Triết lý là đối thoại, là truy vấn, là phản biện, và tất cả các hành vi đó là phương pháp đi tìm chân lý, tìm sự thật, mở rộng kiến thức. Socrates, thủy tổ của triết Tây, từng nói rằng ông không biết gì cả, nhưng bằng phương pháp hỏi, truy vấn, ông giúp người bị truy vấn (học trò) tìm chân lý, tìm ra kiến thức. Để tìm chân lý, người ta có thể truy vấn người khác. Nhưng người ta cũng có thể truy vấn chính mình. Người không bao giờ đối thoại, không bao giờ tự truy vấn, không bao giờ phản biện thì không học hỏi được gì thêm.
XII-Hữu dụng thực tiễn của triết lý
Về mặt hữu dụng thực tiễn, nếu triết lý không giúp tìm được câu trả lời thì nó cũng giúp cho thấy câu trả lời nào là không đúng. A.J. Ayer on Philosophy ở trang 19, mục Những giải pháp khác biệt (Different Approaches) viết, Trong khi hầu hết các triết gia nhấn mạnh tới tầm quan trọng của lý trí (lý luận) (importance of reason), thì họ lại khác nhau mạnh mẽ trong việc tìm giải pháp cho những câu hỏi triết lý (philosophical questions). Phương pháp rõ ràng nhất là họ cố tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó (While most philosophers stress the importance of reason, they can still differ dramatically in terms of their approach to philosophical questions. The most obvious method of applying reason to a philosophical question is to try to “figure out” the answer, much as you might try to figure out the solution to any logical puzzle.) Nhưng ngay cả khi bạn không thể tìm ra câu trả lời đúng thì bạn cũng vẫn có thể chứng minh rằng một câu trả lời của ai đó không đúng hay không thể đúng (cũng rất tương tự như thám tử Sherlock Homes không thể tìm ra thủ phạm của một vụ án thì ông ta vẫn có thể chứng minh rằng một nghi can nào đó không thể là thủ phạm.) Giải pháp như vậy là thông thường.
Nhưng còn có một giải pháp khác là cố chứng minh câu hỏi có điểm sai (there is something wrong with the question.) Ví dụ, chúng ta có thể gặp câu hỏi về vũ trụ “Tại sao phải có một cái gì đó thay vì tuyệt đối không có gì cả?” Câu hỏi này liên quan tới ý niệm “không có cả không gian và thời gian”. Nhưng liệu rằng ý niệm tuyệt đối không có gì cả có hữu lý hay không (does it make sense?) Một số triết gia biện luận rằng câu hỏi đó không hữu lý. Và nếu cái ý niệm “tuyệt đối không có gì cả” (absolute nothing) không hữu lý thì chính câu hỏi đó cũng không hữu lý. Trong trường hợp này câu hỏi không thể có câu trả lời. (Why is there something rather than nothing?” And if the notion of absolute nothing does not make sense, then neither does the question. In which case, the question does not require an answer.)
Cái lợi của kỹ năng suy tưởng (thinking skills)
Sách A.J. Ayer on Philosophy ở trang 20, mục Kỹ năng suy tưởng (Thinking Skills), viết, Có lý do xa hơn nữa cho thấy tại sao suy nghĩ triết lý có thể là một thực hành có giá trị. Hoạt động triết lý có thể giúp gia tăng khả năng suy nghĩ quan trọng, cái khả năng mà tất cả chúng ta đều cần nếu chúng ta còn quan tâm tới chân lý. Cái khả năng trình bày quan điểm rõ ràng và cô đọng, ngắn gọn, là quan trọng cho dù chúng ta sinh sống trong lãnh vực nào. Chắc chắn là những khả năng đó thường được các chuyên gia (professionals) sử dụng, đó là lý do nhiều công ty đánh giá cao triết lý.
Những khả năng suy nghĩ hợp lý được phát triển qua việc học triết lý còn mang lại lợi ích khác nữa (The critical skills developed by philosophy are of practical benefit in other ways, too.) Chúng giúp ta tránh được những xảo thuật của các chính trị gia, những kẻ lừa đảo ở nhiều lãnh vực…ngay chỉ tiếp xúc một chút với triết lý cũng có thể giúp ta bớt gặp nguy cơ, mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống.
Socrates nói rằng, “Cuộc sống không triết lý là cuộc sống không đáng sống “(“The unexamined life is not worth living,”). Socrates tin rằng thà chết còn hơn là sống không suy nghĩ triết lý. Nói như Socrates thì có vẻ cường điệu (exaggeration), nhưng một xã hội không triết lý trong đó ít có những tư tưởng hợp lý (critical thought) về những điều cơ bản là một xã hội gần như què quặt (society perilously close to atrophy). Tôi (A.J. Ayer) tin là một cách hợp lý ta có thể nói một xã hội không có một chút phản biện có tính cách triết học (philosophical reflection) là một xã hội không lành mạnh (unhealthy society). A.J. Ayer viết tiếp, thực vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khuyến khích thảo luận có tính cách triết lý trong lớp học cũng có thể làm gia tăng trí thông minh học tập, giao tiếp v…v Dường như ngay chỉ một ít tiếp xúc với triết lý vào buổi đầu đời cũng có thể gia tăng đời sống mạnh mẽ (Indeed, there is growing evidence that encouraging collective philosophical debate in the classroom can have measurable educational benefits for children, enhancing not just their intellectual intelligence, but their cosial and emotional intelligence, too. It seems that even a little exposure to philosophy early on can be a profoundly life-enhancing thing. )
XIII-Khái quát nội dung của triết lý
Để hiểu triết lý là gì, thiển nghĩ cần hiểu thêm khái quát nội dung của triết lý.
A-Triết lý là bộ môn nghiên cứu các câu hỏi
Trong cuốn Issues & Alternative in Educational Philosophy, Third Edition,
By George R. Knight, Andrews University Press, Berrien Springs, Michigan 1998, ISBN 1-883925-21-5, ở trang7 tác giả viết, Có 3 ngành căn bản (fundamental categories) trong triết lý: Metaphysics (siêu hình học), Epistemology (nhận thức luận), và Axiology (Giá trị luận, mượn chữ của TS triết Hoa Kỳ, Nguyễn Hữu Liêm). Sách viết tiếp, Muốn tìm hiểu triết lý người ta nên tìm hiểu các câu hỏi hơn là các câu trả lời. Có thể nói rằng triết lý là bộ môn nghiên cứu các câu hỏi. Về căn bản, người ta gom các câu hỏi làm ba nhóm: Metaphysics, Epistemology, và Axiology.
Siêu hình học nghiên cứu những câu hỏi liên quan tới bản chất của thực tại (nature of reality).
Epistemology nghiên cứu những câu hỏi về bản chất của sự thật và kiến thức (knowledge) và làm sao đạt được những điều đó (nature of truth and knowledge and how these are attained)
Axiology nghiên cứu những câu hỏi về giá trị (questions of value) (trg. 7)
Tóm lại, đối tượng của triết học là: thực tại, sự thật, và giá trị (Reality, Truth, and Value).
A 1- Siêu hình học (Metaphysics)
Đi vào chi tiết thêm một chút cho rõ nghĩa, ta được biết rằng Siêu hình học là ngành triết lý tìm hiểu về bản chất của thực tại (nature of reality). Câu hỏi cơ bản của siêu hình học: “Tận cùng của thực tại là gì?” (What is ultimately real?) Những câu hỏi được đặt ra bởi các nhà siêu hình học không phải là những câu hỏi vô ích (irrelevant) bởi vì con người dù có hiểu rõ về siêu hình học hay không, cũng đặt những hoạt động hàng ngày và những mục tiêu lâu dài (long-range goals) của họ trên những niềm tin siêu hình học (metaphysical beliefs). Ngay cả những khoa học gia, ví dụ như vật lý gia hay nhà sinh vật, cũng không thoát khỏi những vấn đề thuộc về siêu hình học. Vả chăng, nên nhớ rằng, siêu hình học là nền tảng của mọi khoa học hiện đại. Siêu hình học cung cấp nền tảng lý thuyết (theorical framework) cho phép những nhà khoa học tạo ra quan điểm về thế giới (world views) và phát triển những giả thuyết (hypotheses) để có thể mang ra thử nghiệm (tested) theo những giả định (assumption) căn bản của họ. Như thế, các lý thuyết khoa học liên hệ chặt chẽ (ultimately related) với các lý thuyết về thực tại (theories of reality), và triết lý khoa học (philosophy of science) tạo nền tảng cho các thử nghiệm khoa học.
A 2-Nhận thức luận (epistemology)
Nhận thức luận nghiên cứu bản chất, nguồn gốc và giá trị thực của kiến thức (validity of knowledge). Một số những câu hỏi cơ bản trong nhận thức luận như là “Sự thực là gì?” (What is true?) và làm sao chúng ta biết được sự thật? (How do we know?) Con người có thể nhận biết được thực tại không? Sự thật có tính cách tương đối hay tuyệt đối? Kiến thức có tính cách chủ quan hay khách quan? Sự thật có lệ thuộc kinh nghiệm của con người không?
A 3-Giá trị luận (Axiology)
Ở trang 27, George R. Knight viết, Axiology là một ngành của triết học tìm câu trả lời cho câu hỏi Giá trị là gì? (What is the value?). Sự quan tâm của con người về giá trị phát khởi từ sự kiện con người là một sinh vật cần và biết định giá (valueing beings). Người ta ưa thích vật này hơn vật khác. Đời sống cá nhân và xã hội dựa trên hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị không có tính cách chung (Value systems are not universally agreed upon).
Axiology có hai ngành chủ yếu: Đạo đức học và Mỹ học (Ethics, and Aesthetics)
A31- Đạo đức học (Ethics)
Đạo đức học là ngành nghiên cứu giá trị đạo đức và sự hành sử (moral value and conduct). Nó tìm câu trả lời cho các câu hỏi như “Ta nên làm gì? What should I do?” “Thế nào là cuộc sống tốt cho tất cả mọi người? What is the good life for all people?” và “Thế nào là sự hành sử tốt? What is good conduct?” Lý thuyết đạo đức học quan tâm tới việc cung cấp những giá trị đúng làm nền tảng cho những hoạt động đúng (right values as the foundation for right actions.) Chính những suy nghĩ trong lãnh vực đạo đức học đưa tới những ý niệm một chế độ chính trị thế nào là tốt cho con người (“What is the good life for all people?,”) và triết lý chính trị ra đời. Cả xã hội lẫn những cá nhân đều hiện diện trong một thế giới mà không ai tránh khỏi phải có những quyết định có ý nghĩa đạo đức. Chính vì thế, không thể tránh khỏi giảng dậy những quan niệm về đạo đức trong trường học.
Những vấn đề dưới đây cho thấy rõ những vấn đề đạo đức đã chia rẽ con người:
1-Những tiêu chuẩn và giá trị đạo đức có tính cách tuyệt đối hay tương đối?
2-Có những giá trị đạo đức phổ quát hay không?
3-Có trường hợp nào kết quả biện minh cho phương tiện hay không? (Does the end ever justify the means?)
4- Đạo đức có tách rời khỏi tôn giáo hay không?
5- Ai hay điều gì tạo căn bản cho thẩm quyền đạo đức?
A 32- Mỹ học (Aethetics)
“Mỹ học là lãnh vực (phạm trù) giá trị (realm of value) nghiên cứu những nguyên tắc chi phối sự sáng tạo và đánh giá cái đẹp (beauty) và nghệ thuật (art).
Mỹ học giải quyết những vấn đề lý thuyết trong ý nghĩa rộng nhất và không nên nhầm với các tác phẩm cụ thể và sự phê bình kỹ thuật những tác phẩm đó. Mỹ học là phạm trù lý thuyết liên hệ chặt chẽ với sự tưởng tượng (imagination) và sáng tạo, do đó có tính chất hết sức cá nhân và chủ quan (personal and subjective).” Quan điểm này của George R. Knight trong thực tế phù hợp với một khảo sát nhỏ (survey) của tác giả Bùi Quang Lộc. Trong bài Có phải hội họa ngày càng xa rời quần chúng? (http://www.talawas.org/?p=13892) Bùi Quang Lộc tiết lộ:”Tôi có làm một thống kê nho nhỏ trong cơ quan (cơ quan làm báo) nhân có triển lãm tác phẩm đương đại của một họa sĩ có tầm cỡ. Giá tranh bán của ông tại một nhà báo ở miền nam nước Đức từ 5000 đến trên 10 ngàn Euro. Ở đây có khoảng 1800 nhân viên làm việc trong tòa nhà 27 tầng. Trong 2 tháng trời, tôi và vài người bạn đã hỏi ý kiến mọi người về cuộc triển lãm. Kết quả thật bất ngờ. Chỉ có… 11 người thích (trong số này hết 8 người là họa sĩ); 130 người không có ý kiến; số đông còn lại “nguyền rủa” triển lãm!” Trong một lớp học về nghệ thuật khai phóng (liberal art) ở đại học hai năm San Jose City College tại Hoa Kỳ, sinh viên được xem và nghe nhiều loại nhạc và kịch từ nhiều trường phái, nhiều quốc gia. Giáo sư không đánh giá tác phẩm nào là hay mà chỉ giới thiệu, để sinh viên tự đánh giá theo ý thích của mình. Tương tự như vậy, ở cấp tiểu học Hoa Kỳ có một cuốn sách in các “tác phẩm nghệ thuật” rất là lạ lùng để học sinh tự đánh giá một cách rất chủ quan trong các “tác phẩm” đó cái nào là tác phẩm nghệ thuật. Quyển sách có tựa đề “Đây có phải nghệ thuật không?” (Is This Art?)
Ở trang 27, George R. Knight viết tiếp: Cần nhận biết rằng thẩm định mỹ học là một phần và là điều không thể tránh khỏi trong đời sống hàng ngày. Con người là con người thẩm mỹ (Human beings are aesthetic beings) và vì thế, cũng như đạo đức học, Mỹ học không thể không được giảng dậy trong nhà trường, trong gia đình, trong truyền thông đại chúng (media) hay trong cơ sở tôn giáo.
Mỹ học giải quyết các câu hỏi Thế nào là đẹp? (What is beatiful?) và Tôi nên thích cái gì? (What should I like?). Mỹ học không thể tách rời cuộc sống. Giá trị thẩm mỹ (aesthetics values) của con người phản ảnh trên toàn bộ quan niệm triết lý của họ. Những vấn đề dưới đây tạo nền tảng cho những quan điểm mỹ học khác nhau:
-Nghệ thuật nên bắt chước và có tính đại diện (imitative and representative) hay nên là sản phẩm sáng tạo riêng tư (product of the private creative imagination)?
– Chủ đề của các hình thức nghệ thuật chỉ nên đề cập tới cái tốt (the good) trong đời sống hay nên bao gồm cả những cái xấu (urgly) và thô kệch (grotesque)?
-Thế nào là nghệ thuật tốt (good art)? Theo tiêu chuẩn nào, nếu có, nghệ thuật có thể bị đánh giá đẹp hay xấu (beatiful or urgly)?
-Nghệ thuật cần có thông điệp cho xã hội hay ý nghĩa của nó luôn luôn có tính cách riêng tư của tác giả? (-Should art have social function and message, or should its meaning remain forever private to its creator?)
-Có nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật phải có ý nghĩa thực tế?
– Cái đẹp nằm trong tác phẩm hay tùy thuộc vào con mắt của người chiêm ngưỡng?
XIV-Vài lớp triết học cơ bản tại đại học Hoa Kỳ
Để hiểu rõ thêm triết lý là gì, ta cũng nên xem qua nội dung các lớp triết học cơ bản được giảng dậy ở năm thứ nhất và thứ hai đại học Hoa Kỳ. Ở đây tôi giới thiệu hai trường đại học cộng đồng 2 năm ở miền Bắc California là đại học cộng đồng Mission College và đại học cộng đồng West Valley College.
Chương trình triết học ở đại học cộng đồng Mission College ở Santa Clara, California, Hoa Kỳ ghi rằng, triết lý, nguồn gốc của mọi khoa học (the original home of the sciences) là một cố gắng mang lại sự hiểu biết toàn diện (comprehensive understanding). Triết lý nghiên cứu bản chất của thực tại (nature of reality), kiến thức của con người (human knowledge), bản chất của tinh thần (nature of mind), đạo đức và đời sống tốt lành (the good life) v…v. (http://missioncollege.edu/depts/phil/index.html)
Trọng tâm của khoa triết (Department focus) của trường là cung cấp cho sinh viên các chuẩn bị kỹ càng về các mặt bản chất của đạo đức (ethics), suy nghĩ logic, và cách hành văn (writing) (ghi chú của người viết: Các lớp writing ở trường học Hoa Kỳ không dậy người ta viết văn chương mà chủ yếu dậy học sinh, sinh viên cách diễn đạt tư tưởng bằng văn bản một cách trực tiếp (không chấp nhận nhập đề lung khởi), chính xác, ngắn gọn và lập luận chặt chẽ được hỗ trợ (support) bằng các dữ kiện hay thông số đã được kiểm chứng).
Học triết cũng giúp bổ sung khả năng của sinh viên, ngoài văn bằng và kiến thức chuyên ngành, xin được việc trong vô số ngành nghề, ví dụ:
Quản trị hành chánh, khảo cổ, Quản thủ thư viện (Archivist), viết sách, diễn giảng, viết báo, kinh doanh, Giải mật mã (Crypanalyst), phê bình kịch nghệ, thầy giáo trung học (Educator / High School teacher), khoa học tin học, luật sư, nhà xuất bản, Quản trị nhân viên, tu sĩ, tâm lý gia, nghiên cứu khoa học (Scientific Researcher), Cán sự xã hội, hướng dẫn viên du lịch, và hai nghề nữa hơi khó dịch (Foreign Correspondent / Foreign Service Officer, Museum Curator. ) và còn nhiều ngành nghề nữa tôi không liệt kê hết. Tóm lại kiến thức triết lý có lợi là khả năng bổ sung giúp sinh viên dễ xin việc trong nhiều ngành nghề trong đời sống chứ không phải khó kiếm việc như thời của triết gia Trần Đức Thảo ở Việt Nam.
Đại học cộng đồng West Valley College (đại học 2 năm) ở Saratoga. (http://westvalley.edu/academics/social_science/philosophy/index.html) cũng nằm trong mục tiêu giáo dục sinh viên như ở đại học cộng đồng Mission College và có mở các lớp triết sau:
Triết 1 (Phil 1): Triết học nhập môn (Introduction to Philosophy)- 3 tín chỉ.
Lớp này dậy sinh viên nghiên cứu những câu hỏi như: Thực tại là gì? (What is reality?) Điều gì khiến một hành động là đúng hay sai? (What, if anything, makes an act right or wrong?)
Lớp triết 2 (Phil 2): Luận lý học nhập môn (Introduction to logic)- 3 tín chỉ: Lớp này giúp sinh viên học cách phân biệt lý luận và phi lý luận (distinguish argument from non-arguments), xác định (identify) và tránh những ngụy biện thông thường (commom fallacies)
Lớp Triết 3 (Phil 3) Đạo đức học nhập môn (Introduction to Ethics) 3 tín chỉ: Lớp này phân tích những vấn đề giá trị (Thế nào là tốt và xấu) và nghĩa vụ (cái gì là phải hay trái). Lớp này nghiên cứu hệ thống đạo đức của Plato, Aristotle, Christianity, Kant, v…v. Những hệ thống đạo đức này được áp dụng vào những vấn đề đạo đức và xã hội hiện đại, như phá thai, án tử hình, nữ quyền, quyền của thú vật (animal rights), và phân biệt chủng tộc (racism). Chủ yếu của lớp học đặt trọng tâm vào cách suy nghĩ hợp lý (critical thinking) và kỹ thuật viết (writing skills).
See more: Debt Ratio Là Gì - Nghĩa Của Từ Debt Ratio Trong Tiếng Việt
Lớp triết 17 (Phil 17): Lý luận (Logic and Critical Reasoning-3 tín chỉ.) Lớp này giảng dậy nhập môn suy nghĩ và viết hợp lý (critical thinking and critical writing). Sinh viên sẽ có cơ hội học tập kỹ thuật lý luận và tranh cãi thực tế (the opportunity to learn techniques of practical reasoning and argumentation). Các chủ đề gồm có: đọc, phân tích tranh luận, nhận biết tuyên truyền (recognizing propaganda), làm rõ ý nghĩa (meaning) và định nghĩa, đánh giá bằng chứng, và những sai lầm thông thường trong lý luận (ngụy biện-Formal and informal fallacies). Lớp cũng nhấn mạnh các kỹ thuật viết hợp lý (critical writing strategies).
XV-Liên hệ tới hiện trạng Việt Nam
Trong xã hội Việt Nam hiện tại toàn bộ học sinh đã phải tiêu phí trong nhiều năm, tới khi tốt nghiệp đại học, rất nhiều năng lực và thời gian vào những giờ học triết học Mác Lê nhưng cả thầy lẫn trò đều không ai hiểu triết lý là gì, đồng thời đó là những tiết học chán ngắt, mà trò không muốn học và thầy không muốn dậy. Việt Nam có nhiều tiến sĩ triết học Mác Lê, nhất là trong Ủy Ban Tuyên Giáo Trung Ương, nhưng không ai trong số họ biết triết lý là gì, bởi vậy họ đã nghĩ ra ý niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng không định nghĩa được ý niệm đó. Toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam (bộ chính trị, chính phủ và quốc hội) đều không biết triết lý là gì cho nên những phát biểu của họ thường dài và không trọng tâm, và nhất là nhiều khi không ai hiểu họ muốn nói gì, thậm chí không ít trường hợp đại biểu quốc hội phát biểu ngu xuẩn bị báo chí chế diễu. Toàn bộ giới lãnh đạo các bộ ngành ở Việt Nam đều không biết triết lý là nguyên tắc hướng dẫn hành động cho nên mọi kế hoạch từ y tế, giao thông, kinh tế, giáo dục, và pháp lý đều thất bại. Có thể nói từ 1975, sau chiến tranh, nước nhà thống nhất tới nay, chưa một kế hoạch nhân sinh nào thành công. Đặc biệt hai lãnh vực quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển xã hội là giáo dục và tư pháp thì hoàn toàn thất bại.
(http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chu-nhiem-de-tai-cap-quoc-gia-ve-triet-ly-giao-duc-len-tieng-post193400.gd)
Trong lãnh vực tư pháp, giới lãnh đạo tư pháp đã chứng tỏ không biết triết lý là gì, và chưa bao giờ nghe nói tới “Triết luật” (philosophy of law). Do đó đã tạo ra nhiều đạo luật trái với luật tự nhiên (natural law) nên tạo nhiều oan trái cho hàng trăm ngàn người dân bị cướp đất, nhiều người bị án oan, thậm chí bị tử hình. Giới lãnh đạo nhà nước đã công nhận hiện có hàng ngàn văn bản pháp qui tròng chéo nhau, ngoài ra còn có cả rừng luật mà tòa án thì áp dụng toàn luật rừng. Hiện nay (6/2020) xã hội đang ồn ào về phán quyết của Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao gồm 17 thẩm phán đã bác kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải và y án tử hình đối với nghi can. Chỉ cần biết một chút lý luận (khả năng triết lý), sẽ không ai ra một phán quyết bất hợp lý như vậy. Một ví dụ khác của việc không biết triết lý (lý luận) là Chánh án Tòa Tối Cao Hà Nội bị dân chúng ào ào ném giầy dép vào mặt như trong youtube dưới đây đăng bởi báo nhà nước Vietnamnet.
https://www.facebook.com/100007564214665/videos/1931712077090914/
XV-Kết luận
Tóm lại, ta thấy rằng triết lý có mặt khó mà cũng có mặt dễ; triết lý tuy có tính cách trên mây nhưng cũng có tính cách thực tế; triết lý tuy là một lãnh vực hàn lâm nhưng cũng liên hệ chặt chẽ với đời sống hàng ngày của con người; triết lý là những nguyên tắc hướng dẫn con người hành động; Triết lý giúp người ta biết cách diễn tả ý tưởng hoặc bằng lời nói, hoặc bằng văn bản một cách cô đọng, khúc chiết, mạch lạc mà ngắn gọn; kiến thức triết lý là một khả năng bổ sung bên cạnh văn bằng và kiến thức chuyên môn giúp người ta dễ kiếm việc và dễ thành công trong công việc. Và quan trọng hơn hết, gia tăng khả năng triết lý, tức khả năng phản biện trong dân chúng sẽ giúp xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ pháp quyền. Socrates nói rằng, “Cuộc sống không triết lý là cuộc sống không đáng sống “(“The unexamined life is not worth living,”). Hay nói nhẹ hơn như A.J. Ayer “một xã hội không triết lý trong đó ít có những tư tưởng hợp lý (critical thought) về những điều cơ bản là một xã hội gần như què quặt (society perilously close to atrophy). Nhận định của A.J. Ayer vô tình đã mô tả đúng xã hội Việt Nam Xã hội chủ nghĩa hiện tại. Xã hội Việt Nam hiện nay có thể coi là một xã hội đang què quặt bởi vì xã hội chẳng những thiếu mà còn cấm đoán những suy nghĩ triết lý, không cho phép đặt những câu hỏi cơ bản, không cho phép phản biện.
Tham khảo
Dưới đây là danh sách các sách có tựa “Philosophy of education”, tại thư viện thành phố San Jose & Đại học San Jose State University (bản in). Tôi không đọc hết nội dung của các cuốn sách này nhưng tôi đọc toàn bộ những phần sách viết về mục “Triết lý là gì? What is philosophy”. Ngoài ra tôi còn tham khảo nhiều cuốn sách khác mà tôi có ghi trích dẫn trong bài.
1-Philosophy of education : proceedings of the … Annual Meeting of the Philosophy of Education Society
Philosophy of Education Society (U.S.). Meeting. / Book | 1966-
2-Philosophy of education; an organization of topics and selected sources / [by] Harry S. Broudy [and others] / Book | 1967
3-Philosophy of education : the key concepts / Christopher Winch and John Gingell
Winch, Christopher./ Book | 2008
4-Philosophy of education : an encyclopedia / editor, J.J. Chambliss/ Book | c1996
5-Philosophy of education; essays and commentaries / Edited by Hobert W. Burns [and] Charles J. Brauner. Foreword by Robert H. Beck /Burns, Hobert Warren, 1925-/ Book | 1962
6-Philosophy of education : (problems of men) / by John Dewey/Dewey, John, 1859-1952.
Book | 1958
7-Philosophy of education : an anthology / edited by Randall Curren/ Book | 2007
8-Philosophy of education : two traditions / by Richard Pratte/ Pratte, Richard./ Book | c1992
9-Philosophy for education / edited by Seymour Fox/ Book | c1983
10-Philosophy of education : an introduction / T.W. Moore/Moore, T. W./ Book | 1982
11-Philosophy and education / by the yearbook committee and associated contributors ; edited by Jonas F. Soltis ; editor for the Society, Kenneth J. Rehage/ Book | 1981
12-The philosophy of education : a guide to information sources / Charles Albert Baatz
Baatz, Charles Albert./ Book | c1980
13-Philosophy of education / James E. McClellan
McClellan, James E. (James Edward), 1922-/ Book | c1976
14-Philosophy of education : a select bibliography / compiled by John P. Powell
Powell, John P. (John Percival) / Book | 1974
15-A philosophy of education/Macdonald, John, b. 1887./ Book | c1965
16-Philosophy of education/ Ward, Leo R. (Leo Richard), 1893-/ Book | 1963
17-Philosophy of education/ Walker, Wanda./ Book | c1963
18-Philosophy of education/ Ulich, Robert, 1890-1977./ Book | 1961
19 19-Philosophy of education/Phenix, Philip H. (Philip Henry), 1915-/ Book | 1958
20-The philosophy of education / by Johann Karl Friedrich Rosenkranz. Translated from the German by Anna C. Brackett/ Rosenkranz, Karl, 1805-1879./ Book |
21-A companion to the philosophy of education / edited by Randall Curren/ Book | c2003
-Hình chụp 13 cuốn sách có nội dung triết lý tổng quát tôi mua ở nhà sách Barnes and noble.
https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid0381D3bHDo4aiQyoCcNtMY1t6725kaZdvVAF1SgLVxucHARx1uFAzz59pbfzye7kKcl?__cft__[0]=AZVwouez...