Wednesday, February 19, 2025

Tâm chủng từ đoan, ái chúng thân dân thi ân cập vật

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid02LxGSd4rhWg465Cijw2eU5CmhLESdAsNTar17jdUjtur3rUkJdFsXi9izD6BWQGSBl?__cft__[0]=AZUWigvHEtV_fcmFFMp4czV9LDpFLK6LwFLNcgFyceqNshzVt6mZkX62ZYDrRiiZGjh-mANLazLxFmBXWS-y1_YHzOn1e0z_SCmyb1KdV5iBnfS7Seo3K-SAf-I9Yc0FXS7Bfwe4ex6xjTCpYe0lazUIQyIgUKOVHVPHAncQMEu47g&__tn__=%2CO%2CP-R

心種慈端愛眾親民施恩及物
意除惡念删殘去疾廣義乎人
Tâm chủng từ đoan, ái chúng thân dân thi ân cập vật
Ý trừ ác niệm, san tàn khứ tật quảng nghĩa hồ nhân
(HCH - 15/02/2025)
Chủng 種: trồng.
Đoan 端: dầu mối. Từ đoan 慈端: đầu mối hiền từ.
Thi ân cập vật 施恩及物: Trong “Lễ kí – Khúc lễ thượng” 禮記 - 曲禮上ở câu:
道德仁義, 非禮不成
Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành.
(Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ thì không thành)
Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達đã sớ rằng:
仁是施恩及物, 義是裁斷合宜
Nhân thị thi ân cập vật; nghĩa thị tài đoán hợp nghi.
(Nhân là ban ơn đến cả muôn vật; nghĩa là cân nhắc thích đáng để quyết định)
Trừ 除: loại bỏ.
Niệm 念: suy nghĩ. Ác niệm 惡念: suy nghĩ tà ác.
San 删: cắt bỏ, xoá bỏ.
Khứ 去: gạt bỏ, loại trừ.
Tàn tặc 殘賊: Điển xuất từ “Mạnh Tử - Lương Huệ Vương hạ” 孟子 - 梁惠王下 :
賊仁者謂之賊; 賊義者謂之殘. 殘賊之人.
Tặc nhân giả vị chi ‘tặc’; tặc nghĩa giả vị chi ‘tàn.
(Kẻ nào làm tổn thương đến điều nhân, thì gọi kẻ đó là ‘tàn’. Kẻ nào làm tổn hại đến điều nghĩa, thì gọi kẻ đó là ‘tặc’.)
Quảng nghĩa hồ nhân 廣義乎人: làm điều nghĩa rộng khắp mọi người.

Tuesday, February 18, 2025

trách nhiệm - nghĩa vụ


Căn cứ quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì có thể hiểu nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Trách nhiệm là nghĩa vụ hoặc công việc mà mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành. Nó bao gồm việc tự giác và chủ động trong các công việc, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hành động của mình.



Danh từ

[sửa]

nghĩa vụ

  1. Việc  pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác.
    Lao động là nghĩa vụ của mỗi người.
    Nghĩa vụ công dân.
    Thóc nghĩa vụ (kng. ; thóc nộp thuế nông nghiệp).
  2. (Kng.) . Nghĩa vụ quân sự (nói tắt).
    Đi nghĩa vụ.
    Khám nghĩa vụ (khám sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ quân sự).

 

Danh từ

[sửa]

trách nhiệm

  1. Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
    Trách nhiệm nặng nề.
    Có trách nhiệm đào tạo các cán bộ khoa học trẻ.
    Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.




Monday, February 10, 2025

Vậy phải chăng “theo Phật cũng tốt, mà không theo Phật cũng tốt?

 https://www.facebook.com/lenaman1983/posts/pfbid021ZwkJFTuZ1AYsi9DPS5Kdr3r8DvFxY4SGRFanhb27GLP7SF2uvz8LASRNcS4mbDEl?__cft__[0]=AZWSV6rrb48N-zAjdLqVMnhVRK8IG2xbLK7_j1QA7N5bqeM_HVTO73eCbsMH05rYmdrl3PGArHzvyNKmLkBoAMcuwRRIeFNNPwe0OmpyVYZrne2CaWv7CYrTs4quaxBVGDEq7rI87atCH5MZlpD2GC1M_zBo8SNHgWBiPPa_P39sft-mmd9FMuNvyoemFv3kbfM&__tn__=%2CO%2CP-R

Ở đây quan điểm của Phật giáo rất rõ ràng. Khi ta mở một công ty, cũng như ta trồng một cái cây. Ta chọn hạt giống, chọn đất, ta gieo hạt, ta xới đất, ta tưới nước, ta chăm bón, ta đưa ra ánh mặt trời. Ta vẫn nỗ lực hết sức cho mục tiêu của chúng ta đã đặt ra. Nhưng cái khác là, hạt giống có nảy mầm thành cây, có ra hoa hay không thì chúng ta không quyết định được. Có ra thì chúng ta cũng bình thản mà không ra hoa thì chúng ta cũng bình thản vì mình đã làm hết sức. Còn kết quả thì tùy duyên.
Thái độ bình thản đó của Phật giáo trước cả khổ và lạc là một thái độ rất dũng mãnh chứ không phải là một thái độ trốn tránh hay yếm thế. Phật giáo không chấp vào khổ cũng không chấp vào lạc, mà giữ sự bình thản trung đạo. Để làm được như thế phải thực sự chứng ngộ được tự tính vô thưởng của vạn pháp. Chúng sanh vì không thấy được vô thường mà đau khổ.
Bây giờ câu hỏi lại đến chỗ triệt để hơn: Vậy phải chăng “theo Phật cũng tốt, mà không theo Phật cũng tốt? Tu Hạnh Đầu Đà cũng tốt mà không theo Hạnh Đầu Đà cũng tốt? Giữ giới cũng tốt mà không giữ giới cũng tốt?
Đúng thế. Phật đã từng nói, giáo Pháp chỉ là ngón tay chỉ trăng, hay là cái bè đưa người sang sông. Ta nương theo ngón tay mà thấy trăng, nhưng ngón tay không phải là trăng. Tương tự vậy, bè là phương tiện giúp chúng ta qua sông (đến bờ Giác Ngộ), sang sông rồi thì giữ bè làm gì?
Cụ thể hơn, trong khi còn chưa giác ngộ thì còn cần Phật, Pháp, cần giữ giới, còn khi đã giác ngộ thì có thể buông xuống hết vì những thứ đó chỉ là phương tiện. Lại hỏi, vậy một Bậc Giác Ngộ thì không cần giữ giới hay sao? Đúng, vì lúc đó bất cứ hành vi nào của Bậc Giác Ngộ cũng là thuận theo giới rồi.
Thế nên mới có câu “Có cũng tốt đẹp, không có cũng tốt đẹp”.

Wednesday, February 5, 2025

Điều 7 và 14 Luật Tình báo Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgeyzlxz8pjo


Trung Quốc đã có hẳn luật quy định các cá nhân, tổ chức phải hợp tác về mặt cung cấp thông tin tình báo nếu được yêu cầu.

Điều 7 và 14 Luật Tình báo Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2017) quy định: "Tất cả các tổ chức và công dân phải hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với các nỗ lực tình báo quốc gia" và "Các tổ chức làm công tác tình báo quốc gia có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức và công dân có liên quan cung cấp sự hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác cần thiết."

KIM THÁNH THÁN

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid05TGzPGoGpRumLcJy3Z5mCefUgjLeBhAtUJvbSaqnBjFta42UXeNmC6CLBrxQrDSvl?__cft__[0]=AZWhR-8x5...