Tuesday, October 29, 2024

lạc thiên tri mệnh

 https://www.chunom.net/Tu-dien/Y-nghia-cua-tu-lac-thien-tri-menh-35608.html

Vui với trời mà biết mệnh của mình, không còn lo lắng gì nữa. (Trong Chu Dịch có câu: Lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu "Vui theo sự sắp đặt của ý trời, biết được mệnh của mình, không phải lo lắng gì").

Luật thi đấu bida 3c Thể loại Survival Masters

 https://www.3cushionbilliards.com/opinion/394-new-survival-3c-masters-event-1st-time-on-world-stage


Rules of the Game

- Four players will play on one table
- There will be two halves of play each 45 minutes long, the first half followed by a five minute break and then the second half
- For the first half, the order of play will be determined at random
- For the second half, the order of play will be the reverse of the first half
- There will be a 30 second shot clock, each player will have 3 timeouts

Scoring:

- At the beginning of each half, each player will be given 30 points. Each carom scored will result in receiving one point from each of the other players.

Example:
Player A starts the game with a run of 5 points in his first inning
Player A will have 45 points (30 + 5 + 5 + 5)
Players B, C, and D will each have 25 points (30-5)

Player B then makes a run of 4 points
Player A will have 41 points (45 - 4)
Player B will have 37 points (25 + 4 + 4 + 4)
Players C and D will have 21 points (25 - 4)

- At the end of each half, if Player A is in the middle of shooting, then the half does not end at the end of Player A's inning. Players B, C, and D will also be given the opportunity for one more inning each, so that at the end of the half, each player will have played the same number of innings. If the timer for the first half ends during Player C's inning, then only Player D will be allowed one more inning after Player C is finished, as Players A and B will already had a chance that inning.

- If a player's point balance goes to zero or negative, he is out of the game and cannot continue. However, each player will be given an opportunity to make up their points and get back to positive if they have not yet had their turn that inning. For example, if Player C makes a run which results in Player D ending up with -5 points, Player D is not out until he has had a chance to play his inning. Player D must make at least 2 caroms (to receive 6 points, 2 from each of the other three players) so his balance of points goes to +1 and then he shall be allowed to continue. However, if he is not able to make enough caroms and his balance of points is still zero or negative at the end of his inning, then he is out of the game.

- For another example, if Player A has 4 points after his inning, but Player B made a run of 6, Player A's point balance will be -2, and since he has already had his turn that inning, he is immediately out of the game.

If a player is eliminated in the first half of the game, he is out only for the first half. This is because in the second half, he will be granted another 30 points, with which he can begin to play the second half. If a player is eliminated in the second half, he is finished for the game.

Final scoring to determine the winner of the survival challenge will be total points. If two players are tied for total points, the winner will be determined by their top high run, and if their high runs are the same, then their second high runs will be used.


Tuesday, October 22, 2024

Hợp, xung, hình, hại của thiên can và địa chi

 https://cshome.vn/tin-tuc-58/phong-thuy/hop-xung-hinh-hai-cua-thien-can-va-dia-chi.html

-         Có 6 cặp địa chi tạo thành 6 cặp đối xung nhau:
Từ các cặp trực xung trên tạo thành 3 bộ tứ hành xung:
Dần – Thân, Tị - Hợi
Thìn – Tuất, Sửu – Mùi
Tý – Ngọ, Mão – Dậu
 
-         Có 4 cặp địa chi tạo thành tam hợp
Có 4 bộ tam hợp
Thân – Tý –Thìn
Dần – Ngọ - Thân
Hợi – Mão – Mùi
Tị - Dậu – Sửu
 
-         Có 6 cặp địa chi tạo thành nhị hợp
Sửu - Tý
Dần - Hợi
Tuất - Mão
Dậu - Thìn
Tị - Thân
Ngọ - Mùi
 
-         Có 6 cặp địa chi tương hại nhau.
 Dậu - Tuất
Thân - Hợi
Mùi - Tý
Ngọ - Sửu
Tị - Hợi
Mão - Thìn
 
        Địa chi tương hại:
+ Hình hại vô lễ: Tí - Mão
+ Hình hại đặc quyền: Sửu - Mùi - Tuất
+ Hình hại vong ân: Dần - Tị - Thân
+ Tự hình nhau: Thìn - thìn, ngọ - ngọ, hợi - hợi, dậu - dậu
 
-         Các cặp thiên can hợp nhau:
Ất hợp Canh
Bính hợp Tân
Đinh hợp Nhâm
Mậu hợp Quý
Kỷ hợp Giáp
 
-         Hình phạt của các thiên can
Canh hình Giáp
Tân hình Ất
Nhâm hình Bính
Quý hình Đinh
Giáp hình Mậu
Ất hình Kỷ
Bính hình Canh
Đinh hình Tân
Mậu hình Nhâm
Kỷ hình Quý
 
Nguồn: phongthuynhatnam.com

Thursday, October 17, 2024

TUÝ THUỲ TIÊN

 https://www.facebook.com/huynhchuonghung/posts/pfbid02YwyV7hNLTud5WgqdbCfdWJULUUPdwUZkHR3N8qXwJtR6mHhBtGfZLvLmHFAVr6Wml?__cft__[0]=AZWlI4A446yk-SqmRuaSJ6Rqhx6uYdT5WM0B-NpjOE97XqrNUKldRCIVY7wLzFhDc8yQ_yARqwBp_bZaqGGuMz8pSeHp3U6QdxvVH--CjcZ6cgEtRh0BIY218LleQMqhSvXFlaalyYdV1usiUbfbqs6FQZIFIeCs7JHaZLFQ0rE7BA&__tn__=%2CO%2CP-R



TUÝ THUỲ TIÊN
Bích lạc nguyệt cao cao. Ô đề dạ. Khinh sương há. Chúc bạn đọc “Li tao”. Thư trung lan huệ xao.
Tố nhân hoài đãng đãng. Tâm hào sảng. Ý tiêu dao. Thể lạc tại kì lao. Vô quan hồ biếm bao.
(HCH – 17/10/2024)
Tạm dịch: Trăng cao cao trên bầu trời. Đêm có tiếng quạ kêu. Sương mỏng nhẹ rơi. Bên đèn đọc “Li tao”. Như có hoa lan hoa huệ toả hương.
Làm người phải khoan dung. Tâm phóng khoáng bộc trực. Ý không bị ràng buộc câu thúc. Vui với công việc. Chớ màng đến việc chê khen.
Bích lạc 碧落: Đạo giáo gọi tầng trời thứ nhất ở phương đông có ráng biếc là “bích lạc” 碧落. Về sau “bích lạc” 碧落dùng để phiếm chỉ bầu trời. Bạch Cư Dị 白居易đời Đường trong bài Trường hận ca 長恨歌khi thuật lại việc Đường Huyền Tông 唐玄宗sai phương sĩ lên trời cao xuống đất sâu khổ công tìm Dương Quý Phi 楊貴妃, có viết:
Thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền
Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến
上窮碧落下黃泉
兩處茫茫皆不見
(Trên đến tận cùng bích lạc, dưới xuống tận hoàng tuyền
Nhưng cả hai nơi mênh mông tìm không thấy)
Chúc 爥: cây đuốc. “Chúc bạn” 爥畔: bên đuốc, ý nói bên đèn.
Li tao 離騷: là một sáng tác của Khuất Nguyên 屈原thời Chiến Quốc, tác phẩm thơ trữ tình dài nhất thời cổ Trung Quốc. Tác phẩm này lấy việc tự thuật thân thế, cảnh ngộ cùng tâm chí của tác giả làm trung tâm. Nửa phần đầu bày tỏ sự quan tâm của thi nhân đối với vận mệnh nước Sở và cuộc sống của nhân dân, biểu đạt nguyện vọng yêu cầu cách tân chính trị, và kiên trì lí tưởng, tuy gặp tai ách cũng không thoả hiệp với thế lực tà ác. Nửa phần sau thông qua việc thần du thiên giới, truy cầu thực hiện lí tưởng, sau khi thất bại muốn lấy thân tuẫn tiết. Điều đó đã phản ánh tình cảm tư tưởng của thi nhân đối với đất nước và nhân dân. Toàn tác phẩm lấy hương thảo mĩ nhân để ví, cùng một số lượng lớn thần thoại truyền thuyết và sự tưởng tượng phong phú, hình thành một kết cấu hoành tráng đầy màu sắc, biểu hiện tinh thần theo chủ nghĩa lãng mạn tích cực, đồng thời cũng đã mở ra một hình thức thi ca “Tao thể” 骚体trong lịch sử văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế.
Thư trung lan huệ xao 書中兰蕙敲: Trong “Li tao” 離騷có câu:
余既滋蘭之九畹兮
又樹蕙之百畝
Dư kí tư lan chi cửu uyển hề
Hựu thụ huệ chi bách mẫu
(Ta đã vun được chín uyển lan rồi
Giờ lại trồng thêm trăm mẫu huệ)
Hai câu này nguyên ví với việc bồi dưỡng hiền tài. Ở đây nhân mùi thơm của hoa lan hoa huệ mượn để chỉ việc tu thân, dưỡng tính.
Hoài đãng đãng 懷蕩蕩: Điển xuất từ “Luận ngữ - Thuật nhi” 論語 - 述而.
君子曰君子坦蕩蕩小人長戚戚
Tử viết: “Quân tử thản đãng đãng; tiểu nhân trường thích thích.”
(Khổng Tử bảo rằng: “Quân tử trong lòng luôn rộng rãi khoan dung; còn tiểu nhân vì tư dục, trong lòng luôn cục xúc, phiền não.”
Hào sảng 豪爽: phóng khoáng, bộc trực.
Tiêu dao 逍遙: ung dung, không bị câu thúc ràng buộc.
Biếm bao 貶褒: Chê khen, bình luận tốt xấu. “Biếm” 貶là chê; “bao” 褒là khen.

Friday, October 11, 2024

Tên gọi trong Hoàng cung

https://www.facebook.com/xinchaovietnam.lkh/posts/pfbid0NPdb9uzTen5vW92QTWwfmpzwvXbub4P5e1MFKNjqPKkT5piNqauQkxfNcxqxJRWfl?__cft__[0]=AZW-1VIczyN740C0wuD1ydSD9Bs0R866dAKih-1oS9Wh78QZMlQlvM5jejFlTAhzQQw78XY-PBXbBShFq5cnIXwoP110_xMJd6Iy0cs9G_pmI1ToNXHcfwGUfbCeMViu2nIFSCu7dT3cFr6pSWtAT2gZyHTM8vmeJxHY9Ol8bPdbZFcJU3tmWn0556PmNa2H7SsjwkWSjRp7HYPSXs9nAOPKqliOS_xM4482rdE4xODFYboqikSBEYXnOOPrIpsa2Ds&__tn__=%2CO%2CP-R 

Tên gọi trong Hoàng cung:
Vua gọi là Hoàng thượng.
Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) gọi là Hoàng đế.
Vợ vua gọi là Hoàng hậu.
Cha vua, nếu chưa từng làm vua gọi là Quốc lão; nếu đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con gọi là Thái thượng hoàng.
Mẹ vua, nếu chồng chưa từng làm vua gọi là Quốc mẫu; nếu chồng đã từng làm vua gọi là Thái hậu hay Hoàng Thái hậu.
Anh trai vua gọi là Hoàng huynh. Chị gái vua gọi là Hoàng tỷ. Em trai vua gọi là Hoàng đệ. Em gái vua gọi là Hoàng muội.
Bác vua gọi là Hoàng bá. Chú vua gọi là Hoàng thúc. Cậu vua gọi là Quốc cữu. Cha vợ vua gọi là Quốc trượng.
Con trai vua gọi là Hoàng tử; nếu được chỉ định sẽ lên nối ngôi gọi là Thái tử hoặc Hoàng Thái tử hay Đông cung Thái tử.
Vợ Hoàng tử (hay con dâu vua) gọi là Hoàng tức.
Vợ (Đông cung) Thái tử gọi là Thái tử phi.
Con gái vua khi được sắc phong gọi là Công chúa. Con rể vua gọi là Phò mã.
Con trai trưởng của Chúa (thời Trịnh - Nguyễn), hoặc của vua chư hầu gọi là Thế tử. Con gái chúa gọi là Quận chúa. Chồng quận chúa gọi là Quận mã.

Thursday, October 10, 2024

các nước Đồng Văn (cùng văn hóa, chữ viết), tức là các nước Trung Hoa, Nhật, Hàn và Việt

 https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/ng%C3%A0y-x%C6%B0a-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BB%93ng-v%C4%83n-c%C3%B9ng-v%C4%83n-h%C3%B3a-ch%E1%BB%AF-vi%E1%BA%BFt-t%E1%BB%A9c-l%C3%A0-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-trung-hoa-nh%E1%BA%ADt-/10154314535513008/

Ngày xưa các nước Đồng Văn (cùng văn hóa, chữ viết), tức là các nước Trung Hoa, Nhật, Hàn và Việt; dùng Hán tự làm chữ viết. Sau đó người Việt dựa theo chất liệu chữ Hán mà tạo ra chữ viết riêng của mình gọi là chữ Nôm để ghi chép tiếng Việt. Có nhiều minh chứng cho thấy chữ Nôm đã xuất hiện ở nước ta từ thời Lý Trần. Các bản văn quan trọng, như các văn bản của triều đình hay sách học và thơ phú cổ của Việt Nam, từ thời lập quốc cho đến những năm đầu thế kỷ 20, đều viết bằng Hán tự. Cũng cùng thời gian ấy nhiều bài thơ, văn và sách truyện đại chúng được viết bằng chữ Nôm. Chữ Nôm trông giống chữ Hán nhưng người Trung Quốc không thể đọc được.
Cả chữ Hán cổ (tức là chữ Nho) và chữ Nôm của nền văn hóa hơn ngàn năm của người Việt đều bị xóa mất bởi chữ Quốc ngữ hiện nay, do các vị Giáo sỹ Công giáo người Ý, Pháp và Bồ Đào Nha lấy mẫu tự La tinh, Bồ Đào Nha và chữ số La Mã và Ả rập mà tạo ra, bắt đầu từ hồi thế kỷ 16-17. Và sau đó người Pháp ép buộc triều đình và dân chúng Việt Nam phải chấp nhận lối chữ viết này. Thâm ý của họ là khiến dân Việt rồi sẽ không còn đọc được văn, sách cũ trong nước để biết nền văn hóa của mình nữa. Một dân tộc đã mất văn hóa sẽ chấp nhận nền văn hóa mới, trong trường hợp này là của mẫu quốc, dễ hơn. Và như thế họ sẽ bớt chống đối nền đô hộ của ngoại bang hơn. Xem cách chính phủ Pháp và nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương hồi đó ráo riết thúc đẩy việc này thì thấy rõ ý đồ của họ.
Triều đình Việt Nam, ngay từ lúc người Pháp áp đặt chữ Quốc ngữ thời vua Khải Định, cũng như nhiều học giả Việt Nam sau này, vẫn cố gắng dịch tài liệu, văn sách cũ của nước ta bằng chữ Hán và chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ. Để người dân Việt có thể đọc và biết rõ hơn được nền văn hóa của nước mình. Nhưng làm sao có thể phiên dịch được cả hơn ngàn năm chữ nghĩa đó…
Trước năm 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam, các trường trung học vẫn dạy chữ Hán cho học sinh các năm đầu. Và các nhà trí thức Việt Nam ở cả hai miền trong các giai đoạn đó dù theo Tây học nhưng vẫn coi trọng và có căn bản Hán học. Cho nên nền tảng văn hóa dân tộc của họ rất vững.
Người Nhật hiện cũng vẫn dùng chữ Hán cổ (gọi là Kanji tức Hán tự) cho các văn bản quan trọng. Trong khi từ thế kỷ thứ 5 họ cũng bắt đầu tự tạo ra các hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ riêng của mình mà ngày nay tổng hợp lại gọi là Kana, giống như trường hợp chữ Nôm của Việt Nam. May mắn cho người Nhật là họ không bị đô hộ bởi ngoại bang cho nên họ hiện vẫn dùng song song hai hệ thống Hán tự và quốc ngữ Kana. Trong tất cả những trường hợp quan trọng, họ vẫn dùng Hán tự. Thí dụ như bảng đề tên của Thủ tướng Nhật vẫn được viết bằng chữ Hán là ‘Thủ Tướng Các hạ Đại thần’. Các bộ trưởng Nhật vẫn dùng chức danh bằng Hán tự là ‘Đại thần’,v.v.
Hàn Quốc cũng tương tự. Thời xưa chữ viết chính của họ cũng là Hán tự (Hanja). Đến năm 1440 vua Sejong lập xong hệ thống mẫu tự ký âm để đọc tiếng Hàn quốc gọi là Hangul, tức Hàn ngôn (Bắc Triều Tiên sau này đặt ra hệ thống mẫu tự riêng gọi là Chosolgul, tức Triều Tiên ngôn, hay Uri Kulja, tức Quốc ngữ). Và từ đấy Hangul được xử dụng song song với Hán tự, dù Hangul bị chống đối bởi giới Nho sỹ đến nỗi đã có những lúc bị triều đình cấm xử dụng. Đến khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì Hangul chiếm thế thượng phong. Nhưng giới học giả trí thức Hàn Quốc cho đến giờ vẫn phải rành Hán văn để đọc văn sách, thơ phú và các tài liệu cổ của nước họ, vì trong cả ngàn năm cho đến lúc ấy đều viết bằng Hán tự.
Năm 1971 Hàn Quốc bãi bỏ việc dậy Hán tự ở cấp Tiểu học. Hán tự chỉ còn được dạy ở trung học, với 900 mặt chữ Hán được dậy ở bậc Cơ sở, và 900 chữ nữa ở bậc Phổ thông. Tổng cộng sinh viên Hàn Quốc có vốn liếng 1800 chữ Nho. Từ năm 2013 có phong trào đòi hồi phục sự giảng dậy chữ Hán cho bậc Tiểu học để giới trẻ Hàn Quốc biết và hiểu được văn hóa của họ sớm hơn.
Bắc Triều Tiên ngay khi độc lập tuyên bố bãi bỏ việc dậy Hán tự. Nhưng từ năm 1966 đã khôi phục lại vì thấy cần thiết. Và hiện nay học sinh từ lớp 5 đến lớp 9 được dậy cả thẩy 1500 mặt chữ Hán. Bậc phổ thông thêm 500 chữ và bậc Đại học thêm 1000 chữ. Như vậy tổng cộng sinh viên Bắc Triều Tiên học được 3000 chữ Nho.
Ở Trung Quốc thì Hán ngữ hiện đại khác với Hán ngữ cổ. Chữ viết giản thể sau này lại càng khiến cho chữ Trung Quốc hiện đại rời xa chữ Hán thời Đường, Tống. Chữ Hán cổ, tức là thứ chữ Hán được người Việt chính thức xử dụng trong các lãnh vực hành chính, giáo dục, văn chương thi phú… suốt hơn ngàn năm, có tính bao hàm. Nghĩa là một chữ có thể đọc được bằng nhiều âm và bao hàm nhiều nghĩa khác nhau. Hán ngữ cổ này không biến đổi theo thời gian và hiện nay tồn tại như một tử ngữ. Trong khi đó ngôn ngữ Hán biến đổi theo thời gian về cả cách phát âm lẫn ý nghĩa, nhất là qua các thời Nguyên, Thanh. Người Hoa bây giờ muốn hiểu Hán tự, Hán ngữ cổ và đọc được văn sách cổ của họ thì cũng phải đi học. Một giáo sư tiến sỹ khoa Nhân chủng học người Hoa của Đại học Hong Kong khi đọc các câu đối chữ Hán trong các đền, chùa Việt Nam đã gãi đầu gãi tai than chỉ hiểu lõm bõm. Đại khái Hoa ngữ hiện nay bên Trung Quốc so với Hán ngữ cổ thì cũng tương tự như tiếng Ý ngày nay so với tiếng Latin xưa, hay tiếng Ấn so với tiếng Phạn cổ.
Nên nhớ rằng vùng lãnh thổ cho đến Quế Lâm của Trung Quốc hiện nay ngày xưa thuộc về người Bách Việt. Quảng Đông và Quảng Tây xưa thuộc Việt cho nên vua Quang Trung mới có ý định đòi lại. Như vậy nền văn minh Điền cổ xưa ở vùng tây nam Trung Quốc, mà nhiều người Việt vẫn cho là của Trung Hoa, thật ra cũng phải là một nền văn minh Việt. Vì cư dân ở Vân Nam, Quảng Tây thời cổ là người Bách Việt. Và trong tam Hoàng thủy tổ của Trung Hoa, thì Thần Nông được cho là thủy tổ của giống Việt. Cho nên nền văn minh Hán chưa chắc đã của riêng nước phương Bắc.
Ngay bên Trung Quốc danh xưng ‘Hán’ không hẳn có nghĩa là người Hoa. Người Hoa tự xưng là Đường nhân chứ không gọi mình là Hán nhân. ‘Trang Hán tử’ có nghĩa là người đàn ông văn minh chứ không phải là người đàn ông Trung Quốc. Danh xưng Hán này có nghĩa là như vậy chứ không phải vì triều đại nhà Hán. Cho đến các thời Đường, Tống thì chữ viết ở các nước Đồng Văn vẫn chỉ gọi chung chung là Văn tự, nghĩa là chữ viết. Đến đời Nguyên mới có danh xưng chính thức ‘Hán tự’ để chỉ chữ viết của người Trung Châu, để phân biệt với ‘Mông tự’ là chữ viết của người Mông Cổ. Ngay ở Việt Nam hồi xưa chữ ‘Hán phủ’ có nghĩa là ‘chốn văn minh’, thí dụ như kinh đô Huế hay các đô thị lớn, để phân biệt với những nơi quê mùa man mọi không biết chữ nghĩa, lễ giáo…
Quả thật, các từ ngữ trong tiếng Việt, Hàn hay Nhật cũng có đại đa số là từ chữ Hán. Dù được viết bằng Quốc ngữ Bồ-La Tinh của Việt Nam, Kana Nhật, hay Hangul, đa số từ ngữ của các nước Đồng Văn này đều có gốc từ Hán ngữ. Thí dụ đơn cử là gần hết các tên hay họ của cả nam lẫn nữ ở Việt Nam đều là chữ Hán phát âm theo lối Hán Việt. Những tên họ phổ thông nhất như Hùng, Dũng, Cường, Văn, Dung, Hoa, Nguyệt, Lan; hay Nguyễn, Trần, Lê, Phan, v.v, đều là chữ Hán. Rồi tử tế, công ty, du lịch, thành công, phúc đức, v.v, trong ngôn ngữ Việt Nam cũng là chữ Hán. Và nhà nghiên cứu Trần Quang Đức khẳng định rằng âm đọc tiếng Hán thời Đường gần với âm đọc tiếng Hán Việt của người Việt hơn là âm đọc tiếng Trung Quốc hiện đại.
Một điều rất khả thi nhưng có thể trở thành không tưởng, vì tính cách và phong cách sống của người Việt mình hiện nay. Đó là nếu những ai thật sự đã có lòng tự hào dân tộc hết sức, thì nên quay về học chữ Nôm của tổ tiên. Để được tự hào như người Nhật tự hào với Kana và người Hàn với Hangul của họ, do chính họ tạo ra. Và để đọc được truyện Kiều đúng như cách Thi hào Nguyễn Du đã viết nó. Viết thư pháp hay đại tự, câu đối bằng chữ Nôm cũng rất đẹp. Trong khi đó câu đối viết dọc mà viết bằng chữ Quốc ngữ Bồ-Latin có khi bị vướng mắc, vì lối chữ này viết ngang chứ không viết dọc. Và nếu có nhiều những từ có nhiều chữ cái như nguyệt, trường, thường, chuyển,v.v, thì có khi vướng.
Bữa trước trên đài truyền hình công cộng PBS của Mỹ có chiếu chuyện một thanh niên Nhật sau 10 năm cố gắng học nghề làm răng giả bằng tay theo lối cổ truyền không thành công nhưng vẫn quyết chí học tiếp. Một chuyện nho nhỏ còn cần công sức và lòng kiên nhẫn như thế, huống chi việc khôi phục một nét văn hóa của cả một dân tộc như chữ Nôm. Không thể là chuyện mì ăn liền được. Nhưng muốn học chữ Nôm thì trước tiên phải học chữ Hán.
Phải cảm ơn các giáo sỹ Tây phương đã tạo ra cho chúng ta chữ Quốc ngữ rất dễ học (chỉ dễ với người Việt biết nói tiếng Việt thôi, còn đối với người ngoại quốc thì chữ Quốc ngữ Việt Nam được cho là rất rắc rối). Nhưng nếu chúng ta không bị người phương Tây đô hộ hơn một trăm năm thì người Việt vẫn còn có được 2 dòng chữ viết tương hình rất đẹp là Hán và Nôm đó. Không thấy người Nhật nào than việc học song song 2 bộ chữ Hán và Kana của họ là khó hay lạc hậu cả.

THIẾU NIÊN TÂN PHÁT

https://www.facebook.com/QuanCoDieu/posts/pfbid02LS3vhStV36JV269HwmtgWxfHqdZFb5B8Rg8Zkg7KmpwF8c6Cr51bFkoPTD7hbMmzl?__cft__[0]=AZVopmOAL4MYto1l7Mjc5xW9j_AuTNpRXspAL09aGLppVUALEE1-NwL9qEvx6WzcB1-5g5bpAw8s2Fj3hp3j03l6cZwtvQ6u_Kh3kqizxUy164lxcMvWG3n75OojK9dXZp43SZQIxIBAiv_iQHguS85tLdmr2T1BvqZB8uI943uGBA&__tn__=%2CO%2CP-R

 THIẾU NIÊN TÂN PHÁT

Thiếu niên = còn thời niên thiếu, còn trẻ. Tân = mới, thời kỳ đầu, phát = thăng tiến, phát triển. Có nghĩa là tuổi còn trẻ mà đã thành đạt.
Trên đây là định nghĩa về thiếu niên tân phát. Cách xem:
1. Khi tai cao hơn mày thì là cách này xem được rõ nhất.
2. Khi các bộ vị thời thiếu niên (vd tai, trán,...) trông đẹp đẽ tươi tốt hơn các bộ vị còn lại.
Theo nhiều sách tướng, Thiếu Niên Tân Phát không phải là cách tốt. Lý do: còn trẻ mà đã phát, thì là cách Sớm nở tối tàn, Tinh anh phát tiết ra ngoài. Phải lớn tuổi (vào trung niên) mà tốt, thì mới là chính cách, thụ hưởng xứng đáng thành quả lao động.
P.S.
1. Thiếu niên mà học giỏi thì không được liệt vô cách Tân Phát này nhé. Bởi học hành là sự nghiệp của thiếu niên, cho nên học giỏi, có học bổng,... thì cũng đâu có gì là phi thường??
2. Bởi vậy bài gần đây Điêu nói nhiều về việc các bạn giám đốc 24t là "không thấy cách thiếu niên tân phát", có khi đó là một ý khen, chứ không phải chê.

Tuesday, October 1, 2024

Vậy sự "tự do tinh thần" có được phép vượt qua khuôn khổ pháp luật và đạo đức?

 


Vậy sự "tự do tinh thần" có được phép vượt qua khuôn khổ pháp luật và đạo đức?

ChatGPT đã nói:

Câu hỏi liệu "tự do tinh thần" có thể vượt qua khuôn khổ pháp luật và đạo đức hay không đưa ra một vấn đề rất phức tạp, và cần xem xét từ nhiều góc độ, đặc biệt là trong bối cảnh chủ nghĩa hiện sinh. Để trả lời câu hỏi này, cần làm rõ sự khác biệt giữa tự do tinh thần cá nhân và trách nhiệm xã hội.

1. Tự do tinh thần và khuôn khổ pháp luật:

Pháp luật là hệ thống các quy định ràng buộc xã hội, được đặt ra nhằm bảo vệ trật tự, quyền lợi và sự an toàn của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Từ góc độ hiện sinh, tự do tinh thần tập trung vào việc con người tự quyết định ý nghĩa và giá trị cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, pháp luật không chỉ là một cấu trúc mang tính xã hội áp đặt lên cá nhân, mà còn là công cụ bảo vệ quyền tự do của những người khác trong cộng đồng.

Jean-Paul Sartre, một triết gia hiện sinh quan trọng, lập luận rằng con người có tự do tuyệt đối về tinh thần, nhưng tự do của một cá nhân kết thúc khi nó xâm phạm tự do của người khác. Vì vậy, tự do tinh thần không đồng nghĩa với việc vượt qua pháp luật, vì pháp luật tồn tại để bảo vệ quyền tự do của toàn xã hội. Nếu một người vượt qua các quy tắc pháp luật, họ có thể vi phạm quyền tự do của những người khác, điều này làm cho hành vi của họ trở nên vô trách nhiệm.

Tự do tinh thần trong chủ nghĩa hiện sinh không khuyến khích hành vi vô trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật. Mặc dù con người có thể tự tạo ra ý nghĩa và giá trị cá nhân, nhưng họ phải làm điều đó trong bối cảnh tôn trọng quyền lợi và tự do của những người khác, điều mà pháp luật đảm bảo.

2. Tự do tinh thần và khuôn khổ đạo đức:

Đạo đức là tập hợp các quy tắc, chuẩn mực về hành vi đúng sai mà xã hội, văn hóa, và tôn giáo quy định, nhằm điều chỉnh hành vi của con người. Trong chủ nghĩa hiện sinh, vấn đề đạo đức cũng rất phức tạp, vì các triết gia hiện sinh như Sartre hay Nietzsche cho rằng đạo đức truyền thống có thể là hạn chế đối với tự do cá nhân.

Tuy nhiên, tự do tinh thần trong chủ nghĩa hiện sinh không có nghĩa là hoàn toàn vượt qua mọi chuẩn mực đạo đức. Sartre lập luận rằng mỗi người có tự do cá nhân, nhưng họ cũng phải chịu trách nhiệm đạo đức đối với các quyết định và hành động của mình. Tự do không tồn tại trong chân không, mà luôn đi kèm với trách nhiệm. Khi một người đưa ra lựa chọn, họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành động của mình đối với người khác. Đây là điều mà Sartre gọi là "sự đau khổ của tự do" — tự do đòi hỏi bạn phải chịu trách nhiệm cho chính mình và xã hội.

Nietzsche trong triết học của mình đã kêu gọi "vượt qua đạo đức truyền thống" (moral relativism), nhưng không phải là để loại bỏ hoàn toàn khái niệm đạo đức. Thay vào đó, ông khuyến khích con người tự tạo ra giá trị đạo đức cho chính mình, thay vì phụ thuộc vào các hệ thống đạo đức truyền thống vốn có thể bị coi là áp đặt và giới hạn sự sáng tạo cá nhân. Tuy nhiên, đây không có nghĩa là một người có thể vô đạo đức hoặc gây hại cho người khác, mà họ phải có trách nhiệm xây dựng giá trị mới một cách có ý thức và không gây hại đến sự tồn tại của người khác.

3. Mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm:

Tự do tinh thần trong chủ nghĩa hiện sinh không chỉ là sự giải phóng cá nhân khỏi các ràng buộc về tri thức, pháp luật, hoặc đạo đức, mà còn bao gồm trách nhiệm cá nhân đối với xã hội. Sartre nhấn mạnh rằng khi con người tự do chọn lựa cách sống và giá trị của mình, họ cũng phải chịu trách nhiệm toàn diện cho hành động của mình, đặc biệt là hành động đó ảnh hưởng đến người khác.

Khi một cá nhân sử dụng tự do tinh thần của mình để vi phạm pháp luật hoặc vượt qua chuẩn mực đạo đức, họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của những hành động đó. Do đó, tự do không bao giờ tách rời khỏi trách nhiệm. Việc vượt qua pháp luật hay đạo đức có thể dẫn đến mất cân bằng xã hội, và điều này không phải là mục tiêu của chủ nghĩa hiện sinh.

Kết luận:

Tự do tinh thần trong bối cảnh chủ nghĩa hiện sinh không có nghĩa là con người có quyền vượt qua hoàn toàn khuôn khổ pháp luật và đạo đức. Mặc dù triết học hiện sinh khuyến khích sự tự do cá nhân và sáng tạo ý nghĩa, nhưng nó luôn đi kèm với trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội. Tự do không đồng nghĩa với tự do vô hạn, mà là khả năng lựa chọn và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Việc vượt qua các quy tắc pháp luật và đạo đức có thể xâm phạm quyền tự do và an toàn của người khác, điều này sẽ làm tổn hại đến sự cân bằng xã hội và trách nhiệm cộng đồng.

Tóm lại, tự do tinh thần không cho phép con người hoàn toàn vượt qua pháp luật và đạo đức, mà đòi hỏi họ suy ngẫm và hành động một cách có ý thức và trách nhiệm, vì tự do của một người kết thúc khi nó xâm phạm tự do của người khác.




Tam tài giả, Thiên Địa Nhân

 https://www.dkn.tv/van-hoa/tam-tu-kinh-chon-loc-bai-7-tam-tai-la-thien-dia-nhan.html (1) Vợ Hứa Doãn được xếp thứ tư trong bốn người phụ nữ...