Wednesday, May 29, 2024

Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?

 http://www.kientanh.com/Luan3/ChanTNhanT.html

Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?

 

                               Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I ) Đốn Ngộ cũng là tu

II ) Ngón tay chỉ mặt trăng 

III ) Trực Chỉ Chân Tâm : Thí dụ

IV ) Trực Chỉ Nhân Tâm : Thí dụ

V ) Trực Chỉ Nhân Tâm và Chân Tâm : Thí dụ

VI ) Nhân Tâm : căn cơ của học trò

VII ) Chân Tâm : mục đích của pháp môn

VIII ) Khéo dùng phương tiện !

IX ) Ba phương thức Thiền Tông : Nhân Tâm hay Chân Tâm ?

X ) Viết lại bài kệ theo hai cách

XI ) Vấn đề sử liệu : Tổ Thiền Tông không nói dối !

 

Bài kệ nổi tiếng của vị Tổ Sư của ta, bài kệ trấn sơn của Thiền Tông :

        Ngoài giáo truyền riêng

        Chẳng lập văn tự

        Chỉ thẳng nhân-tâm

        Kiến Tánh Thành Phật

cũng được truyền tụng như sau :

        Ngoài giáo truyền riêng

        Chẳng lập văn tự

        Chỉ thẳng Chân Tâm

        Kiến Tánh Thành Phật

 

khác nhau ở một chữ ở câu 3 (nhân và chân ) :

        Chỉ thẳng nhân-tâm (Trực Chỉ Nhân Tâm)

        Chỉ thẳng chân-tâm  (Trực Chỉ Chân Tâm )

 

Bài viết này bàn luận xem trong 2 câu trên, câu nào hợp lý hơn ( hợp với lý thiền Thiền Tông hơn ), hợp với tinh thần Thiền Tông hơn, hợp với cách hành đạo Thiền Tông hơn

 

 

I ) Đốn Ngộ cũng là tu

 

Thường người tu nghe một câu chuyển ngữ rồi ngộ !

Từ khi nghe câu (hay đọc câu) chuyển ngữ cho đến khi ngộ ; ‘giai đoạn’ này là ‘giai đoạn’ tu hành !

Bởi vì nếu được câu chuyển ngữ mà cứ bình chân như vại thì chẳng thể Kiến Tánh ! Người tu phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm mới Kiến Tánh được !

Sự tu hành này chỉ kéo dài nửa phút, 15 giây đồng hồ nhưng vẫn là tu !

Một sự tu hành quan yếu vì giải quyết được vấn đề từ vô lượng kiếp !

 

Tôi nhấn mạnh điểm này ở đây : vì rất nhiều người hiểu lầm rằng:

_ câu chuyển ngữ là một câu thần chú, nghe cái thì ngộ liền !

_ câu chuyển ngữ là bảo bối, như tu tiên trong truyện Phong Thần vậy !

_ câu chuyển ngữ là phép lạ , phép khai ngộ, của vị thầy khai tâm cho học trò ! câu chuyển ngữ giống như nội lực của thầy truyền cho học trò , như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung , Cổ Long ! ( tức là họ hiểu lầm ba chữ ‘truyền tâm ấn’)

Xem bài

_Đốn Ngộ cũng là tu

http://www.kientanh.com/Luan3/DonNgoLaTu.html

 

 

II ) Ngón tay chỉ mặt trăng

 

Được chuyển ngữ  là được "trực chỉ ". Sự "trực chỉ " ở đây vẫn là ngón tay chỉ mặt trăng, nguyên tắc của nhà Phật,  tùy theo căn cơ của người học mà thành cái hướng chỉ của ngón tay ! Và cuối cùng, người học phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm để

_NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai !

xuất x t Chứng Đạo Ca của Thiền Sư Huyền Giác:
        Tranh t  vi thực tướng môn,
        NHẤT SIÊU trực nhập Như Lai địa

        (Nên t cửa  vi thực tướng,

        NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai))

 

Ở đây, ta tìm xem cái hướng chỉ của ngón tay là :  nhân-tâm hay chân-tâm ?

 

 

III ) Trực Chỉ Chân Tâm : Thí dụ

 

Mã Tổ bảo Đại Mai :

_Tâm tức là Phật, Phật tức là Tâm !    (Tức Tâm Tức Phật !)

 Đại Mai  ngộ.

 

Tưởng trong " Giáo Ngoại Biệt Truyền ", không có lời dạy nào Trực Chỉ Chân Tâm bằng lời này :

 

Tâm đây là Chân Tâm 

Chân Tâm là Phật Tánh

Chân Tâm là Phật

Phật là Chân Tâm !

 

 

IV ) Trực Chỉ Nhân Tâm : Thí dụ

 

Hỏi :

_Con chó  Phật Tánh không ?

Tổ Triệu Châu :

_Không !

 

Câu trả lời này dĩ nhiên là sai bét ! Dĩ nhiên là Con chó  Phật Tánh ! Vậy thì tại sao Tổ Triệu Châu lại nói điều mà ai nấy đều biết là sai ?

Chỉ có thể trả lời là : Tổ Triệu Châu tùy căn cơ người hỏi, có lẽ người đó vướng trong tâm điều gì đó về Phật Tánh, nên mới bị Tổ Triệu Châu  ‘trực chỉ ‘ như vậy.

Đây là Trực Chỉ Nhân Tâm , một thí dụ cực đoan !

 

 

V ) Trực Chỉ Nhân Tâm và Chân Tâm : Thí dụ

 

Có khi các thiền sư Trực Chỉ vừa Nhân Tâm vừa Chân Tâm . Một thí dụ là bài pháp đầu tiên của Lục Tổ

tức là :

        câu chuyện Kiến Tánh của Huệ Minh

 

1) Câu chuyện Lục Tổ và Huệ Minh

 

Khi đại chúng biết Lục Tổ được truyền y bátthì  mấy trăm người đuổi theo đ đoạt lạitrong đó  một Tăng tên tục là Trần Hu Minh ngày trước làm T Phẩm tướng quântánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Lục TổLục Tổ đ y bát trên tảng đá  nói rằng"bát là vật làm tin,  dùng sức  đoạt được sao? ", rồi ẩn mình trong đám c. Hu Minh đến, muốn lấy y bát  chẳng nhúc nhích được, liền kêu lớn lên : "Hành giHành giTôi  Pháp đến, chẳng  Y đến."

Lục Tổ liền ra ngồi trên tảng đá, Hu Minh đảnh l nói rằng:

        Mong hành gi  tôi thuyết Pháp.

Lục Tổ nói:

        Ông đã  Pháp  đến đâythì nên dứt bặt trần duyên, ch sanh một niệmtôi s  ông  thuyết.

Một hồi sau Lục Tổ nói:

        Không nghĩ thiệnKhông nghĩ ácđang khi ấy cái  là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?

Hu Minh ng,

 

 

2 ) Lục Tổ khéo Trực Chỉ vừa Nhân Tâm vừa Chân Tâm  

 

Tại sao Huệ Minh ngộ ? - Huệ Minh ngộ khi tìm cách ( quán chiếu ) để trả lời câu hỏi :

        cái  là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?

Xưa nay, hầu hết thiền sinh đều tự đặt câu hỏi :

        cái  là bản lai diện mục của ta ?

 hầu hết đều  chẳng chứng ng !  mọi người đều biết rằng câu tr lời, v ,  là : Phật Tánh ! )

Huệ Minh ngộ , đây là trường hợp cực kỳ đặc biệt, và do những phương tiện thiện xảo mà Lục Tổ đã dùng, như sau :

        1) Sửa soạn tâm 1 : Hu Minh đến, muốn cướp y bát  y bát chẳng nhúc nhích được khỏi tảng đánên kinh s : rồi đổi ý  một lòng cầu pháp.

        Yếu t này  l chẳng phải do Lục Tổ gây ra.

        2) Sửa soạn tâm 2 : Đang lắng lòng nghe pháp, thì Lục Tổ bảo "chớ sanh một niệm" , Hu Minh lại "chớ sanh một niệm" để nghe pháp.

        3) Sửa soạn tâm 3 : Lại nghe Lục Tổ bảo " Không nghĩ thiện, không nghĩ ác ", Hu Minh lại " Không nghĩ thiện, không nghĩ ác " 

        4) Sửa soạn tâm 4 : Kinh Ngạc vì thay vì nói pháp, Lục Tổ lại đặt câu hỏi.

        5) Chuyển ngữ  biệt truyền : Từ cái Kinh Ngạc này và từ chỗ " Không nghĩ thiện, không nghĩ ác ", Hu Minh tìm cách ( quán chiếu ) để trả lời câu hỏi :

        cái  là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?

        (Cái câu hỏi này là Chuyển ngữ  biệt truyền)

thì bỗng dưng chứng bản lai diện mục !

 

Ta nên đ ý rằng :

a) Lục Tổ đã sửa soạn tâm cho Hu Minh nhiều lần trước khi cho câu chuyển ngữ  biệt truyền . Đây là Trực Chỉ Nhân Tâm !

b) Chuyển ngữ  biệt truyền :

        cái  là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?

Đây là Trực Chỉ Chân Tâm ; vì nói thẳng về bản lai diện mục , tức Phật Tánh !  ( ở đây là một câu hỏi vì mục đích bắt người học trò phải quán chiếu để trả lời , có thế thì tâm mới chuyển , mới NHẢY Một Cái ! ).

 

 

VI ) Nhân Tâm : căn cơ của học trò

 

Nguyên lý của Phương Thức Thiền Tông là "Khéo dùng phương tiện ! " Khéo dùng phương tiện để trực chỉ nhân tâm, chân tâm.

        (Xem bài " Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông "

        http://www.kientanh.com/Luan3/NguyenLyTT.html )

Mà phương tiện được khéo dùng nếu vị thiền-sư chỉ vào căn cơ của học trò. Do đó, phương tiện thường là Trực Chỉ Nhân Tâm !

Vì thế, Trực Chỉ Nhân Tâm hợp với lý thiền Thiền Tông , hợp với cách hành đạo Thiền Tông

 

 

VII ) Chân Tâm : mục đích của pháp môn

 

Trực Chỉ Chân Tâm vẫn rất hợp lý:

1) mục đích của Thiền Tông bao giờ cũng là Phật Tánh. do đó pháp môn bao giờ cũng có mục đích là  Trực Chỉ Chân Tâm ! Khi nhấn mạnh vào mục đích thì nên dùng câu Trực Chỉ Chân Tâm ! 

2) thỉnh thoảng vẫn thấy các vị thiền-sư Trực Chỉ Chân Tâm ; cho nên , dù là thiểu số, Trực Chỉ Chân Tâm cũng là phương pháp Thiền Tông !

 

 

VIII ) Khéo dùng phương tiện !

 

Nguyên lý của Phương Thức Thiền Tông là "Khéo dùng phương tiện ! " Khéo dùng phương tiện để trực chỉ nhân tâm, chân tâm.

        (Xem bài " Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông "

        http://www.kientanh.com/Luan3/NguyenLyTT.html )

 

Như những thí dụ đã trình bày ở trên :

1) Vì "Khéo dùng phương tiện" nên phải tùy thuộc vào căn cơ của học trò, do đó đa số các phương tiện dùng là Trực Chỉ Nhân Tâm .

2) Mục đích bao giờ cũng là Phật Tánh. do đó cũng là Trực Chỉ Chân Tâm .

Vả lại, thỉnh thoảng vẫn thấy các vị thiền-sư Trực Chỉ Chân Tâm .

3) Trong cả hai trường hợp, phải tùy thuộc vào căn cơ của học trò, do đó là Trực Chỉ Nhân Tâm ( và nhớ rằng người học trò phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm mới Kiến Tánh được !)

4) Sau khi được chỉ điểm, nếu ngộ thì chỉ nửa phút sau đã ngộ, thời gian đạt được mục đích ngắn như vậy, nên là Trực Chỉ Chân Tâm !

5) Đã là phương tiện thì vô ngại, bởi vậy nào ngại gì Trực Chỉ Chân Tâm hay Trực Chỉ Nhân Tâm ?

 

Kết :

Trực Chỉ Nhân Tâm và Trực Chỉ Chân Tâm  đều hợp lý ( hợp với lý thiền Thiền Tông ), hợp với tinh thần Thiền Tông , hợp với cách hành đạo Thiền Tông.

 

Thiết nghĩ : Tổ Đạt Ma và các vị Tổ lỗi lạc đều khéo dùng Trực Chỉ Nhân Tâm và Trực Chỉ Chân Tâm.  (thiền lý : khi Kiến Tánh thì đồng chứng Phật-tâm như nhau nhưng khác nhau ở tri kiến về thiền lý, lỗi lạc hay không là ở chỗ này )

 

 

IX ) Ba phương thức Thiền Tông : Nhân Tâm hay Chân Tâm ?

 

Việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh gồm 3 Phương Thức :

        1) truyền tâm ấn tâm

        2) tự tu luyện bằng Kinh Kim Cang 

        3) khán công án, thoại đầu

Chỉ vỏn vẹn có 3, không hai, không bốn, không năm.

        (Để hiểu rõ hơn về 3 Phương Thức này, xem bài " Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông ")

 

Ba phương thức Thiền Tông : Trực Chỉ Nhân Tâm hay Chân Tâm ?

 

1) truyền tâm ấn tâm

Đây là phương thức Thiền Tông, được dùng bởi 31 vị Tổ Sư, từ Tổ Ca Diếp đến Tổ Đạt Ma và 3 vị Tổ Trung Hoa : Nhị, Tam và Tứ Tổ.

Phương thức này thường là Trực Chỉ Nhân Tâm , thỉnh thoảng là Trực Chỉ Chân Tâm .

 

2) tự tu luyện bằng Kinh Kim Cang 

Đến thời Ngũ Tổ, ngài Ngũ Tổ làm một cuộc đại cách mạng : ngài dạy rằng thọ trì Kinh Kim Cang có thể thấy tánh. Nghĩa là ta có thể tự tu, tự chứng Chân Tâm bằng Kinh Kim Cang !

Như thế,  theo Ngũ Tổ, Kinh Kim Cang chứa những chuyển ngữ  làm cho ta có thể thấy tánh. Vì đây là Kinh : lời Kinh có thể hiểu và thực hành bởi tất cả mọi người, nên gọi là chuyển ngữ công truyền.

Vì đây là chuyển ngữ công truyền, nên phương thức Thiền Tông này là Trực Chỉ  Chân Tâm !

 

3) khán công án, thoại đầu

Phương thức Thiền Tông này là Trực Chỉ Nhân Tâm vì chẳng phải là Trực Chỉ Chân Tâm ! Nội một việc khởi nghi tình đã chẳng phải là Trực Chỉ Chân Tâm rồi !

Có điều Phương thức Thiền Tông này có thể gọi là Trực Chỉ hay không ? _Kể ra có thể gọi tạm là Trực Chỉ , vì nếu ngộ, thì ngộ được trong kiếp này, thời gian tu hành ngắn, nên tạm gọi là Trực Chỉ.

 

 

X ) Viết lại bài kệ theo hai cách

 

Ta có thể diễn lại bài kệ của Đạt Ma Sư Tổ theo hai cách như sau :

 

1)

        Thầy : Ngoài giáo truyền riêng

        Thầy : Chẳng lập văn tự

        Thầy : Chỉ thẳng tâm người (học trò)

        Trò : Kiến Tánh Thành Phật

2)

        Thầy : Ngoài giáo truyền riêng

        Thầy : Chẳng lập văn tự

        Thầy : Chỉ thẳng Chân Tâm  ( của học trò)

        Trò : Kiến Tánh Thành Phật

 

 

XI ) Vấn đề sử liệu : Tổ Thiền Tông không nói dối !

 

1) Một nhà chú giải nổi tiếngcăn c vào s liệu của s gia Tông Giám (tác gi b "Pháp Chánh Truyền của Phật Thích Ca" soạn năm 1257,  soạn theo quan điểm của Thiên Thai Tôngnói rằng :

bốn câu k này không phải của Đạt Ma  do đời sau đ ra

_đó là "sáng kiến" của Nam Tuyền Ph Nguyện; chắc rằng công thức ấy ra đời khi Thiền đang hồi cực thạnh Thiền Tông.

Nhiều Phật Tử Thiền Tông cũng tin điều này ; cứ sử gia, khảo cổ gia nói gì là tin ngay, vô hình chung, phỉ báng Tổ Thiền Tông !

 

Một khi Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện nói rằng bài kệ này của Tổ Đạt Ma, thì :

_ bài kệ đó chắc chắn chẳng phải của Nam Tuyền !

_xác suất 95% là bài kệ này của Tổ Đạt Ma :

a) Tổ Nam Tuyền biết như vậy do có thần thông

hoặc

b) Tổ Nam Tuyền được thầy dạy như vậy, thầy của thầy đã dạy như vậy v v . . . Sự truyền thụ này có thể đã tam sao thất bản do : duyên nghiệp của Nh Tổ (lang bạt giang h, b t hình) , pháp nạn thời Tam Tổ  v v.

 

Vì Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

 

Còn s gia Tông Giám lấy lòng dạ tiểu nhân đo lường người quân tử, lấy lòng dạ phàm nhân đo lường bậc thánh ! mới dám bảo Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện  nói dối ! Vả lại, hắn là hậu sinh, lại chẳng phải là đệ tử Thiền Tông , làm sao biết Thiền Tông lưu truyền những gì ? Nhất là đây là pháp môn

        Ngoài giáo truyền riêng

        Chẳng lập văn tự    ?

Còn bốn câu k này "ra đời" khi đang hồi cực thạnh Thiền Tông, thì dĩ nhiên rồi ! Lúc Thiền Tông chỉ có lèo tèo vài người, thì người đời làm sao nghe nói được đến công thức ấy !

 

Tôi tha thiết khẩn cầu những vị Phật Tử Thiền Tông, những vị tin rằng Tổ Thiền Tông nói dối, tha thiết khẩn cầu những vị Phật Tử này , xin hãy ly khai Thiền Tông !

 

2) Tương tự như vậy, lịch sử Đại Thừa từ khi Phật nhập Niết Bàn, cũng giống như lịch sử Thiền Tông Trung Hoa. Giờ đây, người ta nói rằng Tổ Thiền Tông và Đại Thừa ngụy tạo kinh điển, gọi Thiền Tông và Đại Thừa là Phật Giáo Phát Triển ! Tai hại nhất là : nhiều Phật Tử  Đại Thừa cũng tin điều này ; cứ sử gia, khảo cổ gia nói gì là tin ngay, vô hình chung, phỉ báng Tổ.

Nếu Tổ Long Thọ ngụy tạo kinh điển, thì Long Thọ không thể là Tổ, mà chỉ là một tên nói dối, xảo trá, lưu manh, bịp bợm. Những kinh điển ngụy tạo này dĩ nhiên chẳng hay ho gì ; vậy thì tại sao các vị một mặt tin Tổ Long Thọ ngụy tạo kinh điển, mặt khác vẫn tin những kinh điển ngụy tạo này ???????

 

Tôi tha thiết khẩn cầu những vị Phật Tử Thiền Tông và Đại Thừa, những vị tin rằng Tổ Thiền Tông và Đại Thừa ngụy tạo kinh điển , nhất là những vị xuất gia,  tha thiết khẩn cầu những vị Phật Tử này , xin hãy ly khai Đại Thừa !

 

Tôi sẽ có một bài viết nói về vụ này, sẽ trưng nhiều lý do ; trong khuôn khổ cùa bài này , tôi chỉ nói một điểm : Tổ Thiền Tông và Đại Thừa không nói dối !

 

3) Trở về vấn đề của bài viết : Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

Tại vì trong Phật Pháp, Trực Tâm là đạo tràng.

Người cư sĩ chỉ có 5 giới. Vậy mà, trong ngũ giới lại có ‘Không Nói Dối’.

Không những thế, trong 4 giới còn lại :

        Không trộm cắp

        Không tà dâm

cũng từ Trực Tâm mà ra.

Tóm lại, trong ngũ giới có ba giới liên quan đến Trực Tâm !

 

Trực Tâm là điều kiện cần ( nhưng không đủ ) để đắc đạo. Nếu tâm mà lươn lẹo, xảo trá thì chẳng thể :

_NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai !

Trực Tâm là đạo tràng :

                Cùng nhân thế, thênh thang chân thực,

                Chẳng dối lừa, giành giựt , ghét ghen,

                     Mảnh trăng treo cửa làm đèn,

               Tâm này trăng nọ đóa sen chân tình !

                        (Trực Tâm Ca, Lê Anh Chí )

 

----------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Nhẫn Tế

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Kinh  Ngã Tướng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

        Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

        Tứ Diệu ĐếThích Thiện Hoa

        Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

        Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

        Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

 

*

* Lê Anh Chí *.

Phân loại chủng ngọc

 https://www.facebook.com/reel/292106507291259