Monday, December 25, 2023

Con có cuộc sống khó khăn nhưng không lười nhác

https://vnexpress.net/chuyen-tinh-cua-chang-trai-viet-voi-co-gai-thai-lan-4691404.html

Con có cuộc sống khó khăn nhưng không lười nhác

Với bà Klairung, Duy không giấu việc mình trưởng thành trong gia đình khó khăn, bố ốm nặng từng phải bán nhà. Anh nói mình có động lực vươn lên từ khi gặp Nan. "Con có cuộc sống khó khăn nhưng không lười nhác", Duy nói.

Wednesday, December 20, 2023

Thiên can Canh

 https://lichngaytot.com/tu-vi/thien-can-canh-304-200939.html

 Tổng quan về Thiên can Canh

 
thien can canh la gi
 
Đối với những người am hiểu về tử vi, Thiên can là khái niệm khá quen thuộc.
  • Can: Có nghĩa là thân cây có gốc ở Trời, nên được gọi là Thiên Can, dùng ngũ vận để tính tức 2 x 5 = 10 là Thập Can, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  • Chi: Có nghĩa là cành trúc bị lìa khỏi thân, là cành cây nơi mặt đất, được gọi là Địa chi, được tính theo lục khí là 2 x 6 = 12, có tên Thập Nhị Chi, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
  • Can Chi là sự phối hợp giữa Thiên Can và Địa Chi, theo nguyên tắc dương hợp dương, âm hợp âm.
Thiên Can là cha, có nghĩa là dương, số lẻ, đứng trước. Địa Chi là mẹ, có nghĩa là âm, số chẵn, đứng sau.
 
Thứ tự sắp xếp các can này được quy định theo quá trình của vạn vật từ lúc manh nha đến khi trưởng thành, hưng vượng cho đến khi lụi tàn và tiêu tan.
 
Trong đó:
  • Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là Dương can.
  • Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là Âm can.
Thiên can thường đi kèm với Địa chi (12 con giáp), gọi tắt là Can Chi. Đây là 2 đơn vị rất quen thuộc và gần gũi với tử vi khoa học cũng như người dân Á Đông. 
 
Nắm được những kiến thức cơ bản về thiên can và địa chi sẽ giúp ích rất nhiều cho con người trong việc tìm hiểu về âm dương - ngũ hành và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
 
 
Bài viết này sẽ đề cập tới can Canh.
 
Thiên can Canh là can đứng thứ 7 trong 10 Thiên can, đứng trước Canh là Kỷ và đứng sau nó là Tân. 
 
Về phương hướng, Can Canh chỉ phương chính Tây. Còn trong ngũ hành, Canh tương ứng với hành Kim và theo thuyết âm dương thì Canh là Dương Kim (+).
 
Về mùa, Canh là Thiên can tượng trưng cho mùa thu.
 
Thiên can còn gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của thực vật, Canh chỉ quả (trái cây) được hình thành.
 
Trong lịch Gregory, các năm ứng với can Canh có kết thúc là chữ số 0. Ví dụ như các năm: 1970, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020…
 

2. Hình tượng của can Canh trong 10 Thiên Can

 
hinh tuong va tinh chat thien can canh
 
- Canh Kim có hình tượng là dao kiếm, sắt thép, khoáng sản, lò luyện kim, vũ khí…Canh Kim có tính chất cứng rắn, mạnh mẽ, kiên cố nhưng cũng có tính chống đối, tranh giành, hiếu thắng.
 
Tất cả các vật bằng kim loại đều tượng trưng cho Canh Kim, các vật này nếu được làm thành những vật kim loại càng lớn, càng cao thì tính chất càng cường tráng, chắc chắn, càng vượng khí Canh Kim.
 
Kim khâu, tủ lạnh, đồng hồ treo tường, bấm móng tay, dao dĩa…đều thuộc Canh Kim. Sưu tầm đao kiếm, bỏ vật kim loại trên người là đã tích lũy được một lượng lớn Canh (Kim) trong người.
 
Canh Kim là anh cả của Kim, nếu là người có tài về văn học, có tài làm kinh tế, nếu là vật thì có ích.

Xem thêm: Luận giải lá số tử vi có thiên can địa chi tương xung
 

3. Tính chất chung của can Canh

 
- Cổ nhân nói: “Canh Kim đới sát, cương kiện vi tối, đắc thủy nhi thanh, đắc hỏa nhi nhuệ”, có nghĩa là: Canh kim mang sát, tốt nhất nên cứng rắn, gặp Thủy thì trong, gặp Hỏa thì sắc. 
 
Canh Kim gặp Nhâm Thủy sẽ trở nên đặc biệt thanh tú, phụ nữ sẽ có sức quyến rũ đặc biệt. 
 
Canh Kim gặp Đinh hỏa, sẽ được xuất đầu lộ diện, làm nên đại sự, được nhiều người chú ý. Người Canh Kim chỉ cần gặp Đinh Hỏa, chắc chắn sẽ hiển quý phát tài; tài phú sẽ dồi dào vô tận. Đinh hỏa và Canh Kim bên nhau, hai bên đều có lợi.
 
Canh Kim gặp Giáp Mộc, Đinh Giáp cùng thấu, người mệnh này có thể trở nên đại phú đại quý, được người khác tôn kính, danh lợi song toàn.
 
- Thiên can tính dương bị khắc mới có thể thành tài. Canh Kim là quặng dưới lòng đất, nhất thiết phải dùng Hỏa để tôi luyện, sau khi trải qua tôi rèn mới có thể phát huy được giá trị của mình. 
 
Vì vậy, người mệnh Canh Kim cần phải được tôi luyện, rèn rũa mới có thể trưởng thành, gây dựng được cơ đồ và thành công trong cuộc sống.
 

4. Tính cách của người Thiên can Canh 

 
tinh cach thien can canh
 
- Xét về tính cách người Thiên can Canh, vì mang trong mình đặc điểm của kim loại rắn chắc, những người thuộc canh Canh đều mạnh mẽ, kiên cường, có ý chí và bản lĩnh rất lớn.
 
- Đa phần những người thuộc Thiên can này đều sống có nghĩa khí, thích công lý, vì xã hội, sẵn sàng chiến đấu vì chân lý và bảo vệ những ai yếu thế.
 
- Người can Canh có sự chịu đựng ngoan cường, gặp khó khăn cũng không dễ từ bỏ, một khi đã muốn gì là cố gắng làm cho bằng được.
 
- Thách thức, cạnh tranh chỉ góp phần tôi rèn thêm bản lĩnh vững vàng hơn cho nhưng người thuộc Thiên can này.
 
- Tấm lòng hành hiệp trượng nghĩa, nhiệt tình giúp đỡ người khác ở những người can Canh luôn nhận được phúc báo, được mọi người yêu mến, quý trọng.
 
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tính cách của người thuộc can Canh cũng có một vài khuyết điểm. 
 
- Vì chú trọng đến thể diện, người can Canh không thể chịu được nếu lỡ mất mặt, bị người xung quanh xem là yếu đuối và bản mệnh cũng không dễ dàng uốn mình để chiều theo ý người khác.
 
- Người thuộc can Canh dễ phạm sai lầm, nhất là khi vội vã, hấp tấp, mong muốn thể hiện mình là người giỏi nhất. Bản mệnh có xu hướng cắt đứt mọi mối quan hệ nếu 1 khi quan hệ diễn biến xấu.
 
- Vì mong muốn đấu tranh tới cùng với cái sai để đòi lại công lý, người can Canh có khá nhiều kẻ thù. Đồng thời, việc không thích dài dòng, màu mè mà phải đi thẳng ngay vào vấn đề khiến bản mệnh bị mọi người nhận xét là cứng nhắc, nguyên tắc. 
 

5. Luận đoán cát hung của Thiên can Canh qua từng tuổi

 

5.1. Vận mệnh chung của người Can Canh

 
Về mặt tài lộc, người thuộc can Canh thuộc hành Kim (Dương), là sắt thép cứng rắn nên làm kinh tế rất tốt, hợp với con trưởng, tính cứng rắn, quyết đoán và mạnh mẽ.
 
Bản mệnh tuy thông minh, tháo vát, tài chí nhưng phải biết tu luyện bản thân và chịu lắng nghe những góp ý chân thành của người khác mới có thể thành công rạng danh, cuộc đời ấm êm, hạnh phúc.
 
Can Canh là mũi kiếm, nam giới nếu không được học hành tử tế, kém hồng phúc của gia đình, không chịu tu thân sẽ trở thành kẻ lừa đảo, thích đánh nhau, nghiện rượu chè, cờ bạc. Vì “Canh biến vi cô” nên sẽ có những nỗi khổ chỉ một mình mình biết, nếu đã xảy ra lúc nhỏ thì lớn lên không phải trải qua điều này. 

luan doan van menh thien can canh
 
Trong quá trình làm việc, công tác, bản mệnh thường có lúc đơn độc phải tự quyết định, tự chiến đấu chứ không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào.

Quy luật nhân quả báo ứng không chừa một ai, vì thế, người thuộc can Canh sẽ phải lĩnh hậu quả về kiếp nạn đời này nếu nợ kiếp trước hoặc sẽ gánh chịu bởi “nhân quả” của dòng tộc. 
 
Người mang can Canh nếu tích cực tụng kinh niệm Phật, làm nhiều phúc đức cho chúng sinh sẽ tự giải thoát được cho chính mình nỗi nghiệp oan trái. 
 
Người thuộc can Canh có lợi nhiều hơn thiên can khác là kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng chặt chẽ về đồng tiền nên rất phù hợp với nghề kế toán, thủ quỹ. Nếu Canh thiên về Càn nhiều sẽ giỏi ngoại giao, nắm tâm lý người khác rất tốt. 
 
Canh Kim là kim tính dương. Người có nhật nguyên Canh Kim, dù là nam hay nữ, nếu hòa phóng cởi mở sẽ tốt. Nếu Canh kim rụt rè yếu đuối, thì khó mà nhập cách tốt. 
 
Về tình duyên, Canh Kim chứa đựng sát khí, thời xưa, hành tinh vào mùa thu được gọi là Thu Canh. Trong tôn giáo, tất cả những ngày Canh hay Giáp đều có nhiều người phạm tội, cần phải tổ chức nghi lễ tế trời để giải trừ tội nghiệp. Phụ nữ có mệnh “khắc chồng” cũng đa phần là phụ nữ Canh kim. 
 
Người mệnh Canh Kim phần lớn đều có cuộc đời trắc trở, đặc biệt là về phương diện tình yêu và hôn nhân, thường gặp nhiều sóng gió, đó là do Canh kim quá mạnh, sẽ gây ra đau khổ và tổn thương. 
 
Tỷ lệ phụ nữ Canh kim trở thành người đồng tính luyến ái cũng nhiều hơn so với những nhật nguyên khác. Đây là sự thể hiện của nhân quả kiếp trước trên Bát tự. 
 
Về sức khỏe, bệnh thường gặp ở người thuộc can Canh là: xương cốt, gân, phổi, ruột già, gan và chân. Bản mệnh nên chú ý đến những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
 

5.2. Thiên can Canh qua từng tuổi

 
Can Canh có 6 can chi đi kèm là:
 
Canh Tý >>> Xem Tử vi trọn đời tuổi Canh Tý: Nam mạng - Nữ mạng 
 
Canh Dần >>> Xem Tử vi trọn đời tuổi Canh Dần: Nam mạng - Nữ mạng
 
Canh Thìn >>> Xem Tử vi trọn đời tuổi Canh Thìn: Nam mạng - Nữ mạng
 
Canh Ngọ >>> Xem Tử vi trọn đời tuổi Canh Ngọ: Nam mạng - Nữ mạng
 
Canh Tuất >>> Xem Tử vi trọn đời tuổi Canh Tuất: Nam mạng - Nữ mạng 
 
Canh Thân >>> Xem Tử vi trọn đời tuổi Canh Thân: Nam mạng - Nữ mạng 
 
Mỗi can chi này của Canh Kim lại có những nét đặc trưng riêng biệt về đặc điểm hình tướng, tính cách, vận mệnh cuộc đời khác nhau

Monday, December 18, 2023

Lý giải tất tật mối quan hệ xung và hợp giữa các Thiên can

 https://lichngaytot.com/tu-vi/quan-he-xung-hop-giua-cac-thien-can-304-220420.html

Quan hệ xung hợp giữa các Thiên can ra sao? Các Thiên can này tác động qua lại với nhau như thế nào và trên nguyên lý gì? Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây! 

1. Âm Dương và Ngũ hành của Thiên can

 
Ta đã biết 10 Thiên can bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, trong đó mỗi Thiên can lại có những ý nghĩa và tượng trưng cho những điều khác nhau. Từ Thiên can, ta có thể suy ra nhiều chuyện trọng đại trong cuộc sống con người.
 
10 Thiên can này sẽ được chia thành 5 Thiên can Âm và 5 Thiên can Dương cùng với những thuộc tính Ngũ hành khác nhau. Cụ thể như sau: 
Biết được thuộc tính của Thiên can là yêu cầu cơ bản nếu muốn nắm được mối quan hệ giữa các Thiên can.
 
Quan he xung hop giua cac Thien can
 

2. Quan hệ xung hợp giữa các Thiên can

 

2.1 Thiên can tương sinh


a. Trường hợp Âm Dương đồng hành, Ngũ hành tương sinh
 
  • Giáp sinh Đinh: Do Giáp là Dương Mộc, Đinh là Âm Hỏa, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Ất sinh Bính: Do Ất thuộc Âm Mộc, Bính thuộc Dương Hỏa, Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Bính sinh Kỷ: Do Bính thuộc Dương Hỏa, Kỷ thuộc Âm Thổ, Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Đinh sinh Mậu: Do Đinh thuộc Âm Hỏa, Mậu thuộc Dương Thổ, Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Mậu sinh Tân: Do Mậu là Dương Thổ, Tân là Âm Kim, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thổ sinh Kim.
  • Kỷ sinh Canh: Do Kỷ là Âm Thổ, Canh là Dương Kim, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thổ sinh Kim. 
  • Canh sinh Quý: Do Canh là Dương Kim, Quý là Âm Thủy, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Tân sinh Nhâm: Do Tân là Âm Kim, Nhâm là Dương Thủy, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Nhâm sinh Ất: Do Nhâm là Dương Thủy, Ất là Âm Mộc, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thủy sinh Mộc.
  • Quý sinh Giáp: Do Quý là Âm Thủy, Giáp là Dương Mộc, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thủy sinh Mộc.
 
b. Trường hợp Âm Dương đồng cực, Ngũ hành tương sinh
 
  • Giáp (Dương Mộc) sinh Bính (Dương Hỏa): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Ất (Âm Mộc) sinh Đinh (Âm Hỏa): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Bính (Dương Hỏa) sinh Mậu (Dương Thổ): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Đinh (Âm Hỏa) sinh Kỷ (Âm Thổ): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Mậu (Dương Thổ) sinh Canh (Dương Kim): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Thổ sinh Kim.
  • Kỷ (Âm Thổ) sinh Tân (Âm Kim): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Thổ sinh Kim.
  • Canh (Dương Kim) sinh Nhâm (Dương Thủy): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Tân (Âm Kim) sinh Quý (Âm Thủy): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Nhâm (Dương Thủy) sinh Giáp (Dương Mộc): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Thủy sinh Mộc.
  • Quý (Âm Thủy) sinh Ất (Âm Mộc): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Thủy sinh Mộc
 

2.2 Thiên can tương hợp

 
Tương tự với nguyên lý đã giải thích ở mục 2.1, trường hợp này có 5 cặp Thiên can tương hợp, Âm Dương đồng hành như sau: 
  • Giáp (Dương Mộc) tương hợp với Ất (Âm Mộc)
  • Bính (Dương Hỏa) tương hợp với Đinh (Âm Hỏa)
  • Mậu (Dương Thổ) tương hợp với Kỷ (Âm Thổ)
  • Canh (Dương Kim) tương hợp với Tân (Âm Kim)
  • Nhâm (Dương Thủy) tương hợp với Quý (Âm Thủy)
 

2.3 Thiên can tương khắc

 
a. Âm Dương đồng hành, Ngũ hành tương khắc:
 
  • Giáp (Dương Mộc) khắc Kỷ (Âm Thổ) 
  • Ất (Âm Mộc) khắc Mậu (Dương Thổ)
  • Bính (Dương Hỏa) khắc Tân (Âm Kim)
  • Đinh (Âm Hỏa) khắc Canh (Dương Kim)
  • Mậu (Dương Thổ) khắc Quý (Âm Thủy)
  • Kỷ (Âm Thổ) khắc Nhâm (Dương Thủy)
  • Canh (Dương Kim) khắc Ất (Âm Mộc)
  • Tân (Âm Kim) khắc Giáp (Dương Mộc)
  • Nhâm (Dương Thủy) khắc Đinh (Âm Hỏa)
  • Quý (Âm Thủy) khắc Bính (Dương Hỏa)
 

b. Âm Dương đồng cực, Ngũ hành tương khắc

 
  • Giáp (Dương Mộc) khắc Mậu (Dương Thổ) 
  • Ất (Âm Mộc) khắc Kỷ (Âm Thổ)
  • Bính (Dương Hỏa) khắc Canh (Dương Kim)
  • Đinh (Âm Hỏa) khắc Tân (Âm Kim)
  • Mậu (Dương Thổ) khắc Nhâm (Dương Thủy)
  • Kỷ (Âm Thổ) khắc Quý (Âm Thủy)
  • Canh (Dương Kim) khắc Giáp (Dương Mộc)
  • Tân (Âm Kim) khắc Ất (Âm Mộc)
  • Nhâm (Dương Thủy) khắc Bính (Dương Hỏa)
  • Quý (Âm Thủy) khắc Đinh (Âm Hỏa)
 
Quan he xung hop
 

2.4 Thiên can hợp hóa

 
Vì các Thiên can là khí của Ngũ hành nên ngoài các tính chất tương sinh, tương khắc đã nêu ở trên, chúng còn biến đổi để tạo ra các hóa cục.
 
2 Can hợp nhau là tổ hợp của 2 Hành, sự tổ hợp này sẽ khiến cho sức mạnh và đặc tính Thiên can biến đổi, biểu hiện ra đặc tính không giống nhau, thậm chí khác hoàn toàn nếu so với Thiên can khi đứng độc lập. Cụ thể như sau:
 
a. Giáp (Dương Mộc) và Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ
 
Giáp là Dương Mộc chính trực, nhân từ kết hợp với Kỷ là Âm Thổ hiền hòa, tĩnh lặng sinh dưỡng vạn vật, vì thế nên Giáp Kỷ hợp là sự hợp trung chính. Chủ về người an phận thủ thường nhưng thẳng thắn, chính nghĩa, trọng chữ tín. 

Giáp cần có Chi thuộc Thổ hay Hỏa để hỗ trợ hành hóa là Thổ, như vậy thì mới có thể phát triển vững mạnh, ví dụ Giáp Tuất với Kỷ Mùi là hóa thật. 

Còn nếu Giáp có Chi thuộc Thủy, Mộc hay Kim thì mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo, thiếu vững chắc, ví dụ Giáp Tý với Kỷ Tị là hóa giả.
 
b. Ất (Âm Mộc) và Canh (Dương Kim) hợp hóa Kim
 
Ất (Âm Mộc) hiền hòa, nhân từ, trong khi đó Canh (Dương Kim) thì cương trực thẳng thắn, cương nhu bổ sung cho nhau là sự hợp nhân nghĩa. Người này coi trọng nhân nghĩa, biết cách đối nhân xử thế, cương nhu tùy lúc nên được nhiều người tôn trọng.

Ất cần có Chi gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim, như vậy người sẽ có nhân có nghĩa thật sự. Ví dụ: Ất Sửu với Canh Thìn là hóa thật.
 
Nếu Ất có chi thuộc Mộc hay Thủy thì bị coi là hóa giả. Ví dụ như Ất Mão với Canh Tý là hóa giả, hay người “giả nhân giả nghĩa”.
 
c. Bính (Dương Hỏa) với Tân (Âm Kim) hợp hóa Thủy
 
Bính (Dương Hỏa) mạnh mẽ, cứng cỏi kết hợp với Tân (Âm Kim) dẻo dai là sự kết hợp đầy uy thế, uy nghiêm. Người này có tác phong nghiêm trang, chính trực, trí lực dồi dào, luôn có cách ứng xử đúng đắn trong mọi tình huống.

Để trở thành hóa thật thì Chi của cả Bính và Tân đều phải cùng thuộc hành Thủy hoặc Kim. Như vậy thì hành Thủy mới có thể phát huy được tối đa sức mạnh và sự uy quyền. Ví dụ Bính Thân với Tân Hợi là hóa thật.
 
Bính mà có Chi thuộc Hỏa sẽ khắc Tân Kim. Tân mà không có Chi thuộc hành Thủy hoặc Kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính Hỏa. Khi gặp trường hợp này thì làm việc tầm thường, phúc phận mỏng. Thí dụ Bính Ngọ với Tân Sửu. 
 
d. Đinh (Âm Hỏa) với với Nhâm (Dương Thủy) hợp hóa Mộc
 
Đinh (Âm Hỏa) chỉ sự tối tăm, không sáng, kết hợp với Nhâm (Dương Thủy) là dòng nước lưu động bất định, tạo thành sự hợp của sắc dục. Chủ về người đa tình, háo sắc, tác phong hành xử không đứng đắn, thậm chí có thể khuynh gia bại sản vì tửu sắc.

Để hóa thật thì cả 2 Thiên can Đinh và Nhâm đều phải có Chi thuộc hành Mộc hoặc Thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Như vậy thì quan hệ đôi bên sẽ rất sâu đậm. Ví dụ Đinh Hợi và Nhâm Dần.
 
Hóa giả khi Nhâm có Chi thuộc Thủy và Đinh có Chi thuộc Hỏa. Sau khoảng thời gian hấp dẫn nhau ban đầu thì đôi bên sẽ đối chọi với nhau. Ví dụ như Đinh Tị và Nhâm Tý.
 
e. Mậu (Dương Thổ) và Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa
 
Mậu (Dương Thổ) được coi là ông chồng già khô khan, Quý (Âm Thủy) lưu động là bà vợ la sát, phối hợp với nhau được coi là sự hợp của vô tình, giống như người vẻ bề ngoài xinh đẹp, tuấn tú nhưng lòng dạ khó đoán, không có tình nghĩa. Chủ nam giới lang thang chơi bời, nữ giới lấy được chồng đẹp.

Hóa thật khi Mậu Thổ và Quý Thủy có Chi thuộc hành Mộc hoặc hành Hỏa làm gốc, như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ, đem lại nhiều ích lợi. Ví dụ Mậu Ngọ với Quý Mão.

Hóa giả khi cả Mậu lẫn Quý đều gặp Chi Thủy. Hành Thủy quá nhiều sẽ khiến hành hóa là hành Hỏa nguội lạnh, vô tình. Ví dụ như Mậu Tý, Quý Hợi.

Thiên can là gì?

 https://lichngaytot.com/tu-vi/thien-can-la-gi-304-184445.html

Thiên can và địa chi là hai yếu tố tử vi mà hầu như ai cũng quen thuộc nhưng lại chưa có sự hiểu biết một cách bài bản, cụ thể về nó. Dưới đây là kiến thức cơ bản về thiên can, giới thiệu để bạn đọc tham khảo.  
 

1. Thiên can là gì?


Thien can la gi?
 
Thiên can (天干) là một khái niệm phong thủy có từ rất lâu đời, bắt nguồn từ văn hoá cổ của Trung Hoa.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, khái niệm này vẫn còn tồn tại và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của không chỉ người Trung Quốc mà còn có cả các quốc gia ảnh hưởng của văn hóa phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.
 
Người Trung Hoa xưa đã đúc rút ra được thuyết Thiên can - Địa chi ngũ hành và thuyết thái cực từ quá trình nghiên cứu tìm tòi về văn hóa dân gian. Thiên can địa chi thường được lấy để làm căn cứ suy luận giải tương lai và những sự kiện lớn của một đời người.

Thuận theo Âm Dương ngũ hành, Thiên can cùng với địa chi được lập ra để xác định các giai đoạn hình thành và phát triển của vạn vật trên thế giới.
 
Theo đó, người xưa đã lập ra 10 Thiên can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 
 

2. Hệ thống 10 Thiên can gồm những gì?

 
- Số lượng Thiên can: Gồm 10 Thiên can theo thứ tự lần lượt là:
- Âm dương của Thiên can:

Trong 10 Thiên can này sẽ có một nửa là can Dương và một nửa là can Âm. Cụ thể như sau:
  • 5 Thiên can Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
  • 5 Thiên can Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
- Ngũ hành của Thiên can:
  • Giáp thuộc Dương Mộc.
  • Ất thuộc Âm Mộc.
  • Bính thuộc Dương Hỏa.
  • Đinh thuộc Âm Hỏa.
  • Mậu thuộc Dương Thổ.
  • Kỷ thuộc Âm Thổ.
  • Canh thuộc Dương Kim.
  • Tân thuộc dương Kim.
  • Nhâm thuộc Dương Thủy.
  • Quý thuộc Âm Thủy. 

3. Thuộc tính và ý nghĩa của 10 Thiên can

 
Thuoc tinh va y nghia cua 10 Thien can
 
Mỗi Thiên can lại có ý nghĩa tượng trưng riêng trong cuộc sống của mỗi người. Dựa vào đó có thể suy luận ra bát tự và tứ trụ và những chuyện trọng đại khác như cất nhà, mua xe hay kết hôn.
 
Muốn biết tốt hay xấu thì phải xem xét đến mối quan hệ hài hòa giữa Can Chi và các yếu tố khác. Vì không có Thiên can nào là hoàn toàn tốt, cũng như không có Địa Chi nào là hoàn toàn xấu.

3.1 Thiên can Giáp

  • Thuộc tính: Dương Mộc
  • Phương hướng: Hướng Bắc – Đông Bắc
Giáp Mộc là loại cây lớn, cây đại thụ, thuộc họ thân gỗ nên rất cứng cáp, có tán lá tỏa rộng, sống trong rừng sâu, sức sống mạnh mẽ. Tất cả các vật bằng gỗ đều tượng trưng cho Giáp Mộc, các vật này nếu được làm từ gỗ cây càng lớn, càng cao thì tính chất càng cường tráng, chắc chắn, càng vượng khí Giáp Mộc.
 
Tính cách của người Thiên can Giáp có đặc trưng là kín đáo và cương trực. Vì can Giáp đứng đầu 10 Thiên can, lại thuộc Dương Mộc nên người mang Thiên can này hầu hết sống rất ẩn mình, không thích khoe mẽ hay phô trương.
 
Họ làm việc rất cẩn thận, có sự thông minh trời phú nên đa số học rất giỏi, nổi trội trong đám đông, thi cử đỗ đạt cao.
 
Giáp Mộc tượng trưng cho cây lớn cao tận trời nên người mang Thiên can này thường dễ thành công hơn người khác. Vận số của đàn ông Giáp Mộc thường tốt số hơn phụ nữ Giáp Mộc.
 
Thiên can Giáp có 6 can chi đi kèm là: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân và Giáp Tuất. Cụ thể về vận mệnh từng tuổi mời bạn xem trong bài viết:
 
Luận giải về Thiên can Giáp qua từng tuổi: Tính cách và vận mệnh ra sao?
Tính cách của người thuộc Thiên can Giáp qua từng tuổi có gì khác nhau, vận mệnh cuộc đời sẽ ra sao? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

3.2 Thiên can Ất

  • Thuộc tính: Âm Mộc
  • Phương hướng: Hướng Chính Đông
Hình tượng đặc trưng của can Ất chính là những loại cây nhỏ, thân mềm như hoa cỏ, thực vật dây leo hoặc các loại đồ dùng như giấy, sách vở, tạp chí, báo…
 
Tính chất chung của can Ất chính là sự mềm dẻo, yêu kiều, nhỏ nhắn, nhu thuận và có khả năng làm người ta yêu thích, vui mắt.
 
Nói về tính cách của người Thiên can Ất, điểm đặc trưng nhất chính là đa số đều là những người thông minh, học giỏi nên thi cử dễ đỗ đạt. Ất chỉ hoa màu nhỏ, thân mềm cho nên người can Ất rất khéo léo, hiền hòa, giỏi ăn nói và dễ gây được thiện cảm cho người đối diện. Họ cũng là người rất giữ chữ tín nên nhân duyên rất tốt.
 
Vì bản chất là cây thân mềm nên người thuộc can Ất Mộc biết uốn mình theo thời thế để thích hợp với hoàn cảnh xung quanh nên có khả năng thích nghi rất nhanh. Đây chính là điểm đặc trưng của can Ất Mộc mà người can Giáp Mộc không có.
 
Vận mệnh nói chung của người Ất Mộc cũng biến động theo từng thời kỳ như bất kỳ Thiên can nào khác. Nam giới Ất Mộc rất đào hoa, thường được phái nữ vây quanh, theo đuổi rất đông. Nữ giới Ất Mộc khá điệu đà, õng ẹo, thích làm đẹp.
 
Xem chi tiết:

Thiên can Ất qua từng tuổi: Tính cách ảnh hưởng ra sao đến tiền vận và hậu vận?
Tính cách của người thuộc Thiên can Ất qua từng tuổi có gì khác nhau, vận mệnh cuộc đời sẽ ra sao? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
 

3.3 Thiên can Bính

  • Thuộc tính: Dương Hỏa
  • Phương hướng: Hướng Chính Nam
Thiên can Bính có biểu tượng là ánh lửa đến từ Mặt trời, tỏa sáng rực rỡ giống như Mặt trời dũng mãnh, lửa thiêu đốt, vạn vật đều sáng sủa quang minh. Bính hợp với những hoạt động xã giao, những thứ mang tính sôi nổi, vui vẻ nhưng thường bị hiểu lầm là hiếu thắng, khoe mẽ.
 
Về tính cách của người Thiên can Bính, đa phần họ đều có tính cách mạnh mẽ và kiên trì, thích được chú ý và luôn tỏa sáng ở khắp những nơi mà họ đặt chân đến.
 
Họ cũng nhiệt tình và có rất nhiều đam mê. Họ phấn đấu để giành chiến thắng cả đời, có động cơ cao, có đường tình cảm phong phú, năng động và thích quyền lực.
 
Đặc điểm nổi bật nhất ta thường thấy ở người này đó là đức tính tốt bụng và từ thiện, thẳng thắn, tự do và không gò bó, tay làm hàm nhai không bao giờ chịu ngồi yên.
 
Thiên can Bính có 6 can chi đi kèm là: Bính Ngọ, Bính Thìn, Bính Dần, Bính Tý, Bính Tuất, Bính Thân. Cụ thể về vận mệnh từng tuổi mời bạn xem chi tiết trong bài viết:

Luận đoán vận mệnh người Thiên can Bính qua từng tuổi: Hung cát ra sao?
Thiên can Bính chủ về Hỏa vượng, người này thường thẳng thắn, cương trực, có tài song nóng tính. Cùng khám phá số mệnh người Thiên can Bính qua từng tuổi con
 

3.4 Thiên can Đinh

  • Thuộc tính: Âm Hỏa
  • Phương hướng: Hướng Chính Nam
Thiên can Đinh là biểu tượng cho sự bền vững, bình ổn, mầm non bắt đầu hình thành.
 
Ngọn lửa của ngọn đèn chính là biểu tượng của Thiên can Đinh, có nghĩa là mạnh mẽ, dùng để chỉ trạng thái sung mãn và xum xuê của vạn vật, sau khi trải qua quá trình nảy mầm, nảy mầm và phát triển thì chúng thể hiện sức sống mãnh liệt.
 
Tính cách của người Thiên can Đinh ra sao? Người Thiên can Đinh là một người vui vẻ, luôn mỉm cười, hài lòng và hạnh phúc, dịu dàng và ân cần, và đầy lòng trắc ẩn, nếu yếu đuối về thể chất và hay kìm hãm bản thân, họ sẽ trở thành người rụt rè và đa cảm. Người Đinh Hỏa sống nội tâm, điềm tĩnh và kiên định, chu đáo và giỏi lưu giữ những điều cũ kỹ.
 
Thiên can Đinh là một nhóm người rất may mắn, họ tương đối dễ làm giàu trong xã hội và không có giới hạn về ngành nghề, bất kể ở bất kỳ ngành nào đều có cơ hội rất cao trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.
 
Thiên can Đinh có 6 can chi đi kèm là: Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tị, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi. Cụ thể về vận mệnh từng tuổi mời bạn xem chi tiết trong bài viết:

Thiên can Đinh qua từng tuổi: Tính cách, vận mệnh thế nào? Ai có số phú quý?
Thiên can Đinh qua từng tuổi có tính cách thế nào? Vận mệnh khác nhau ra sao? Ai là người có số phú quý? Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây!
 

3.5 Thiên can Mậu

  • Thuộc tính: Dương Thổ
  • Phương hướng: Trung tâm
Mậu chỉ đất đai rộng lớn, dài rộng thịnh vượng, lại chỉ đất ở những bãi đê bồi, đá, đất khô hoặc đất dày phì nhiêu, có khả năng phòng chống sự tràn lan của sông suối. Mậu Thổ cũng là đất tường thành và bờ đê chỉ có tác dụng ngăn thủy nhưng không dùng để trồng cây, không có nhiều dinh dưỡng, chỉ giống như đất khô cằn hoặc đá, có thể dùng để chống lũ.
 
Tính cách người Thiên can Mậu có đặc trưng là hiền lành, chân thật, ấm áp nhưng thầm kín và rất thật thà. Người sống khá nội tâm, thích cuộc sống ổn định, an toàn, cảm thấy lo lắng khi đối diện với những thay đổi.
 
Khuyết điểm của người thuộc can Mậu là rất hay giữ kín tâm sự của mình, không dám bày tỏ cùng ai. Vốn là người cố chấp, họ không giỏi thích nghi và không thực sự linh hoạt.
 
Các can Mậu bao gồm những tuổi: Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất. Thiên can Mậu qua từng tuổi cũng sẽ mang tính cách và vận mệnh khác nhau rất đặc trưng với đặc điểm cụ thể trong bài viết dưới đây:

 

3.6 Thiên can Kỷ

  • Thuộc tính: Âm Thổ
  • Phương hướng: Trung tâm
Thiên can Kỷ chỉ đất vườn ruộng, vùng đất ẩn tàng bên trong, phía dưới,…vừa có tính ổn định vừa có tính mềm dẻo, bền bỉ, dễ trồng thực vật trên đó. Đặc tính lớn nhất của Kỷ Thổ là khả năng làm ẩm, bao dung, có thể chứa các loại ngũ hành "Kim Mộc Thủy Hỏa" khác nhau.
 
Tính cách người Thiên can Kỷ đặc trưng là hướng nội, sâu lắng, điềm tĩnh, nhẫn nại. Là người có tâm trạng ổn định, họ có khả năng kiểm soát cảm xúc rất tốt. Họ không thường xuyên để lộ cảm xúc như vui, buồn, giận, yêu, ghét, hờn, giận...
 
Nhược điểm của người tuổi này đó là do thiên can mang tính âm nên người can Kỷ thường rất đa nghi, đôi khi quá cẩn thận mà đánh mất cơ hội, khó vươn lên vị trí cao nhất.
 
Tính cách, vận mệnh của người Thiên Can Kỷ qua từng tuổi sẽ thay đổi tương ứng như sau:

Thiên can Kỷ qua từng tuổi: Luận giải hung cát và vận số cuộc đời
Thiên can Kỷ qua từng tuổi có vận mệnh ra sao? Hợp và kỵ với tuổi nào? Nên sử dụng màu sắc nào để mang lại nhiều may mắn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới
 

3.7 Thiên can Canh

  • Thuộc tính: Dương Kim
  • Phương hướng: Hướng Chính Tây
Canh Kim có hình tượng là dao kiếm, sắt thép, khoáng sản, lò luyện kim, vũ khí…Canh Kim có tính chất cứng rắn, mạnh mẽ, kiên cố nhưng cũng có tính chống đối, tranh giành, hiếu thắng. Canh Kim là anh cả của Kim, nếu là người có tài về văn học, có tài làm kinh tế, nếu là vật thì có ích.
 
Xét về tính cách người Thiên can Canh, vì mang trong mình đặc điểm của kim loại rắn chắc, những người thuộc canh Canh đều mạnh mẽ, kiên cường, có ý chí và bản lĩnh rất lớn.
 
Đa phần những người thuộc Thiên can này đều sống có nghĩa khí, thích công lý, vì xã hội, sẵn sàng chiến đấu vì chân lý và bảo vệ những ai yếu thế.
 
Luận đoán cát hung của Thiên can Canh qua từng tuổi, mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết:

 

3.8 Thiên can Tân

  • Thuộc tính: Âm Kim
  • Phương hướng: Hướng Chính Tây
Hình tượng của Tân Kim là các loại trang sức, đá quý, đồ trang kim, vàng bạc châu báu, ngọc châu, đá quý, đồ nữ trang,... nên lấp lánh, hấp dẫn, thu hút mọi ánh nhìn, có tính sang trọng, cao quý, đẹp đẽ. Mang một món đồ trang sức làm quà dành tặng người khác tức là bạn đã tặng Tân Kim cho người đó.
 
Tân Kim phải trải qua rất nhiều thử thách, cả đời phải bỏ ra rất nhiều vất vả cực nhọc mới có thể thu được thành quả như ý nguyện. Tuy nhiên, cho dù thành công, bản mệnh cũng luôn buồn phiền vì chí lớn chưa thỏa, nên không cảm thấy vui vẻ.
 
Xét về tính cách người Thiên can Tân, vì mang hình tượng của trang sức lấp lánh, đa phần những người thuộc can này đều có vẻ ngoài ưa nhìn, hấp dẫn cùng những lời nói ngọt ngào, lôi cuốn. Bản mệnh khá thông minh, trí tuệ, có thể khiến người khác xiêu lòng vì sự gợi cảm, duyên dáng của mình.
 
Tuy nhiên, nhận thấy sự lôi cuốn của bản thân, bản mệnh lúc nào cũng chau chuốt bản thân và muốn nhận sự quan tâm, chú ý mỗi ngày, nhiều khi gây ra sự khó chịu với người xung quanh.
 
Thiên can Tân có 6 can chi đi kèm là: Tân Sửu, Tân Tị, Tân Mão, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi. Mỗi can chi này của Tân Kim lại có những nét đặc trưng riêng biệt về đặc điểm hình tướng, tính cách, vận mệnh cuộc đời khác nhau. Mời bạn xem chi tiết trong bài:

Thiên can Tân qua từng tuổi: Vận số cát hung ra sao, xem ngay sẽ rõ
Thiên can Tân qua từng tuổi sẽ tiết lộ điều gì về tính cách cũng như vận mệnh tương lai của mỗi người? Đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích dưới đây nhé!
 

3.9 Thiên can Nhâm

  • Thuộc tính: Dương Thủy
  • Phương hướng: Hướng Chính Bắc
Nhâm thuộc Dương Thủy là hình tượng thác nước, nước lũ, cuồn cuộn như dòng sông đang trôi chảy, ở mức vừa phải có tác dụng tưới mát đồng ruộng, nhưng khi nước lũ cuồn cuộn kéo đến cũng khó tránh khỏi gặp nhiều tai họa.
 
Người này nếu có phúc thường nhiều tiền và có nhiều tài sản. Là biển lớn nên trong kinh tế, thương trường rất xuất sắc, trí tuệ hơn người nhờ được trời phú cho sự nhanh nhạy, khéo léo trong giao tiếp, giỏi kiếm tiền.
 
Về tính cách của người Thiên can Nhâm, đặc tính của Thủy là linh động, mau lẹ, nên người thuộc Thiên can này có sự linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh nhất định thậm chí cả những khi người khác trở tay không kịp.
 
Nhâm Thủy là anh em của nước nên những người này có tính kiềm chế, bao dung, hào phóng và có khả năng bao bọc, tràn đầy dũng khí.
 
Thiên can Nhâm có 6 can chi đi kèm là: Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Cụ thể về vận mệnh từng tuổi như sau:

Thiên Can Nhâm qua từng tuổi Tiền Vận và Hậu Vận mỗi người một vẻ
Thiên Can Nhâm qua từng tuổi hé lộ không chỉ tính cách mà còn cuộc đời về Tiền Vận cũng như Hậu Vận của những người này giúp họ chuẩn bị tốt tinh thần cho
 

3.10 Thiên can Quý

  • Thuộc tính: Âm Thủy
  • Phương hướng: Hướng Chính Bắc
Quý (Thủy) là Thủy âm, nước của sương sớm, có thể thấm ướt vạn vật; uống loại nước này có thể giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và nước này cũng có thể không chế được, cũng giống với nước trong bể cá, ao hồ, bể nước. Vì vậy Quý (Thủy) là Thủy dùng để uống, cũng là Thủy làm ẩm ướt.
 
Hình tượng của Quý còn tượng trưng cho chén nước trà quý, rượu ngon, nước trong mưa sương… có tính thi vị, lan tỏa hương thơm, cũng có ý nghĩa là khép kín và sinh sôi nảy nở bên trong.
 
Xét về tính cách, Quý (Thủy) có tính âm nên được coi là chị em của nước, nên tính cách người Thiên can Quý luôn bình lặng, nhẹ nhàng, ôn nhu và có tính hướng nội. Họ làm việc gì cũng luôn cẩn thận, bình tĩnh, coi trọng nguyên tắc. Vì là người hướng nội nên họ ít khi chia sẻ bí mật của bản thân với người khác.
 
Người Quý (Thủy) luôn có quý nhân phù trợ nên có nhiều tài lộc và có cuộc đời “phú quý”. Người này được mọi người yêu mến vì nói năng nhỏ nhẹ, nắm bắt tâm lý tốt.
 
Thiên can Quý có 6 can chi đi kèm là: Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tị, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi. Cụ thể về vận mệnh từng tuổi như sau:


4. Mối quan hệ hợp – khắc của các Thiên can

 
Quan he hop - khac cua 10 Thien can
 

- Các Thiên can tương hợp:

  • Giáp (Dương mộc) và Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ.
  • Ất (Âm mộc) và Canh (Dương kim) hợp hóa Kim.
  • Bính (Dương hỏa) và Nhâm (Dương thủy) hợp hóa Thủy.
  • Mậu (Dương thổ) và Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa.

- Các Thiên can tương khắc:

  • Giáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ Thổ.
  • Bính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân Kim.
  • Mậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý Thủy.
  • Canh, Tân Kim khắc Giáp, Ất Mộc.
  • Nhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh Hỏa.

- Các Thiên can tương xung:

 
Ta sẽ có các cặp Thiên can tương xung như sau: Giáp - Canh tương xung, Ất - Tân tương xung, Nhâm - Bính tương xung, Quý - Đinh tương xung, Mậu Kỷ Thổ ở giữa do vậy không xung.
 
Giải thích: Với cặp Giáp – Canh tương xung: Do Giáp thuộc Dương Mộc là phía Đông, Canh thuộc Dương Kim là phía Tây, Dương và Dương cùng loại đẩy nhau, Kim và Mộc tương khắc. Bên cạnh đó, cả hai có phương vị trái ngược, do vậy đây là tương xung.
 
Cách tính Thiên can tương xung của các can còn lại sẽ được suy luận tương tự.
 

- Các Thiên can tương sinh:

  • Dương sinh Âm, Âm sinh Dương chính là ấn: Giáp Mộc sinh Bính Hỏa, Ất Mộc sinh Đinh Hỏa, Bính Hỏa sinh Mậu Thổ, Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ, Mậu Thổ sinh Canh Kim, Kỷ Thổ sinh Tân Kim, Canh Kim sinh Nhâm Thủy, Tân Kim sinh Quý Thủy, Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Ất Mộc.
  • Dương sinh Dương, Âm sinh Âm là Thiên ấn: Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Ất Mộc sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa sinh Kỷ Thổ, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Tân Kim, Kỷ Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Quý Thủy, Tân Kim sinh Nhâm Thủy, Nhâm Thủy sinh Ất Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc.

5. Cách tính thiên can theo ngũ hành năm sinh

 
Để có thể ứng dụng thiên can vào các việc như bói toán, xem vận mệnh thì trước hết bạn cần phải nắm được cách tính theo ngũ hành năm sinh.
 

5.1 Cách tính thiên can theo năm sinh

 
Tính Thiên can: Để có thể tính thiên can theo năm sinh, bạn chỉ việc lấy số cuối năm sinh, so sánh với bảng số thiên can dưới đây là sẽ ra được thiên can.
 

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9


Tính Địa chi: Đi cùng với Thiên Can sẽ là địa chi. Cách tính địa chi sẽ là lấy năm sinh chia lấy phần dư cho 12, số dư sẽ tham chiếu với bảng quy ước dưới đây:

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tị

Ngọ

Mùi

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


Ví dụ thực tế:

Năm sinh 1995: Thiên can sẽ là Ất vì số cuối năm sinh là 5. Địa chi sẽ được tính như sau, lấy 1995 chia cho 12 còn dư 3. So với bảng tham chiếu sẽ là Hợi. Kết hợp Thiên can địa chi lại ta sẽ suy ra được năm sinh 1995 là năm Ất Hợi.

Năm sinh 2000: Thiên can sẽ là Canh vì số cuối năm sinh là 0. Địa chi sẽ là Thìn vì 2000 chia cho 12 dư 8. Như vậy, năm 2000 sẽ là năm Canh Thìn.
 

5.2 Cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh

 
Nhắc đến ngũ hành là nhắc đến Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc, đây cũng là kết quả của sự kết hợp hài hòa Can – Chi. Mạng Ngũ hành còn có âm dương nên luôn đi liền nhau 2 năm liên tiếp tạo nên cặp Dương – Âm.
 
Dựa vào quy ước của thiên can, địa chi mà chúng ta có thể tìm ra được mệnh năm sinh của mình. Cách quy đổi chi tiết như sau:

Giá trị thiên can:
 

Giáp, Ất

Bính, Đinh

Mậu, Kỷ

Canh, Tân

Nhâm, Quý

1

2

3

4

5


Giá trị địa chi:

Tý, Sửu, Ngọ, Mùi

Dần, Mão, Thân

Dậu Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi

0

1

2


Giá trị ngũ hành:

Kim

Thủy

Hỏa

Thổ

Mộc

1

2

3

4

5


Cách tính sinh mệnh sẽ dựa vào Can chi, cụ thể như sau: Mệnh = Can + chi. Nếu kết quả cộng lớn hơn 5 thì hãy trừ đi 5 để ra mệnh năm sinh.

 

6. Ứng dụng của 10 Thiên can

 
Thiên can tựa như sơ đồ âm dương và ngũ hành, giúp bạn dự đoán được vận mệnh, tính cách của mỗi can. Nếu hiểu rõ về 10 Thiên can, gia chủ sẽ có cơ sở để đưa chúng vào ứng dụng trong đợi sống hàng ngày cũng như giúp bảo vệ sức khỏe tốt. Cụ thể ứng dụng của Thiên can như sau:
  • Ứng dụng Thiên can trong bảo vệ sức khỏe
Sự vượng suy của Thiên can ngày sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể. Dựa vào sự thịnh suy tuế vạn mỗi năm và bốn mùa, có thể biết được khi nào sẽ thịnh hành bệnh nào. Để từ đó ta có phương pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
 
Theo sách tàng khi pháp thời luận viết rằng: “Bệnh ở gan lành vào mùa hạ, mùa hạ không lành thì nặng vào mùa thu, mùa thu không chết, giữ đến mùa đông, bắt đầu vào mùa xuân… Người bệnh gan lành vào Bính Đinh, Bính Đinh không lành thì nặng vào Canh Tân, Canh Tân không chết thì giữ đến Nhâm Quý, bắt đầu vào Giáp Ất”.
  • Ứng dụng Thiên can vào cuộc sống hằng ngày
- Trong hôn nhân:
 
Dựa vào Thiên can để tính toán và lý giải vận mệnh, dự đoán tính cách của mỗi người. Thiên can cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự hài hòa và bền vững trong đời sống hôn nhân.
 
Quan niệm phong thủy tin rằng, các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Vì thế, trong hôn nhân, nếu hai người thuộc hai Thiên can tương sinh kết hôn với nhau thì đời sống vợ chồng không những hòa hợp, êm ấm, hạnh phúc mà công việc làm ăn hoặc sự nghiệp của người chồng (người vợ) cũng gặp nhiều suôn sẻ, thuận lợi, may mắn và dễ dàng đạt được thành quả nhất định.
 
- Trong việc kinh doanh, làm ăn:
 
Trong hợp tác làm ăn buôn bán, kinh doanh hay cộng tác trong công việc cũng vậy, việc chọn người hợp tuổi, hợp Thiên can để cộng sự là rất quan trọng.
 
Bởi theo quan niệm phong thủy, những người có Thiên can tương sinh với nhau có thể vừa bổ sung, vừa hỗ trợ cho nhau, thậm chí là kiềm chế những nhược điểm nhau để cùng vươn đến và đạt được mục đích chung. Do đó, họ sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn.
 
Ngược lại, nếu Thiên can mà xung khắc thì công việc làm ăn khó mà thuận lợi, suôn sẻ, thậm chí, nhiều trường hợp còn dẫn đến cảnh tán gia bại sản, mất cả cơ đồ.
 
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Thiên can là gì. Hy vọng thông qua đó bạn có thể hiểu thêm về khái niệm này và có thể ứng dụng trong cuộc sống của mình, giúp mọi việc trở nên suôn sẻ và may mắn hơn.

Tam tài giả, Thiên Địa Nhân

 https://www.dkn.tv/van-hoa/tam-tu-kinh-chon-loc-bai-7-tam-tai-la-thien-dia-nhan.html (1) Vợ Hứa Doãn được xếp thứ tư trong bốn người phụ nữ...